Bài 19 – Đa thai

(4.36) - 83 đánh giá

Thi thoảng, có đôi vợ chồng trẻ đến khám và bày tỏ nguyện vọng dễ thương “em thích sanh đôi, hai đứa giống nhau nhìn…thật thích!”. Những người “ít trẻ hơn” (tức suy nghĩ có phần nghiêm túc hơn) “cực một lần cho xong bác sĩ ơi”.

Không có chuyện đúng – sai ở đây, không có việc tốt – xấu ở đây. Chỉ có “khi quyết định như vậy, mình đã đủ thông tin chưa?”. Vì vậy, như thường lệ, nếu không cùng quan điểm, mình dừng lại ở đây nha! Tôi không nghĩ, có việc gì đó tốt hoàn toàn hay xấu hoàn toàn, tất cả chỉ là quan điểm và sự lựa chọn.

Đa thai là gì?

Là khi trong bụng có hơn một em bé. Hai, ba, bốn, thậm chí năm bé chia nhau ngôi nhà nhỏ là tử cung của Mẹ. Mang thai tự nhiên cũng có; sau khi điều trị hiếm muộn cũng có. Đứng về phía bác sĩ, thật lòng chỉ mong mỗi bà mẹ mang MỘT em bé trong bụng. Cái đó là tự nhiên nhất, là ít rủi ro nhất.

Sao lại “khác thường” vậy?

Thai tự nhiên: có khi hai (hay hơn) trứng rụng cùng lúc, rồi hai anh tinh trùng chạy đến đích cùng lúc, nên hai bé hình thành. Hai em bé này có thể khác giới tính, có thể không giống nhau tí nào, y học gọi là “sinh đôi khác trứng”. Trường hợp thứ hai, một trứng thụ tinh một tinh trùng, sau đó phôi này tách thành một phiên bản nữa. Hai em bé sinh ra giống hệt nhau như hai giọt nước – gọi là sinh đôi cùng trứng.

Thai sau hỗ trợ sinh sản: vì có kích thích buồng trứng nên nhiều trứng rụng cùng lúc, nhiều tinh trùng thụ tinh cùng lúc. Đối với thụ tinh trong ống nghiệm, chuyển hơn 2 phôi, và tất cả phôi này đều phát triển thành thai.

Làm sao tôi biết mình mang đa thai?

Tăng cân nhanh

Nghén nặng

Tử cung lớn nhanh, to hơn những người mang thai cùng giai đoạn

Khám thai: bác sĩ thấy hơn một em bé (bằng siêu âm là chính xác, hầu hết sẽ xác định chính xác số thai khoảng 12 tuần)

Tôi có thể gặp những rủi ro nào khi mang nhiều thai?

Chuẩn bị tinh thần nha! Mình chỉ thích viết cái gì vui vẻ, nhẹ nhàng, để chúng ta thấy hạnh phúc khi mang thai. Tuy nhiên, buộc lòng phải nói ra sự thật. Khi mang đa thai, bạn phải chuẩn bị sẵn, mấy việc này có thể xảy ra bất kỳ lúc nào:

  • Sanh non: là bé ra đời trước 37 tuần. Có khoảng 50% bà mẹ mang 2 thai và 90% bà mẹ mang 3 thai sẽ sanh non!!! Số tuần bé ở trong bụng mẹ càng ít nếu số thai càng nhiều. Trẻ sanh non dễ bệnh tật, khiếm khuyết về thể chất và tâm thần càng nhiều nếu sinh ra càng sớm, và nếu quá non, có thể không sống được.
  • Tiểu đường thai kỳ: nguy cơ mắc bệnh này tăng cao hơn so với bà mẹ mang đơn thai.
  • Cao huyết áp – tiền sản giật (tên của bệnh lý liên quan đến tăng huyết áp).
  • Thai chậm tăng trưởng: 25% trường hợp song thai và 60% trường hợp 3 thai – bé sinh ra nhỏ hơn so với bé đơn thai cùng tuổi thai.

Một trong hai bé rất nhỏ: có thể do vấn đề của bánh nhau, của bệnh lý hay của truyền máu song thai.

Tôi phải làm gì để hạn chế rủi ro?

Dự phòng sanh non: chuyện này của bác sĩ, nhưng thai kỳ của bạn sẽ phát sinh nhiều việc để làm hơn. Hiện nay, những phương pháp dự phòng sanh non trong đa thai còn nhiều điều chưa rõ ràng, nên bạn cần phải khám thai đúng hẹn, cùng bác sĩ theo dõi cho mình tìm ra phương pháp có thể. Tôi kể vài phương pháp hiện nay đang áp dụng dự phòng, chọn cái nào để bác sĩ của bạn quyết định: khâu cổ tử cung, đặt vòng nâng cổ tử cung, sử dụng progesterone lâu dài, thuốc giảm gò…

Về dinh dưỡng: bạn cần hơn khoảng 600 calories mỗi ngày nếu mang song thai. Một ly sữa tách béo và nửa miếng bánh mì sandwich = 300 calories. Nghĩa là, không đến nỗi mỗi ngày 8 chén cơm, 8 chén canh, 8 ly sữa và 1kg trái cây (sự thật đó!). Quan trọng là một chế độ ăn đủ chất, an toàn và bạn đừng quá nuông chiều mình.

Tôi có cần nằm một chỗ, hay vô bệnh viện nằm cho an toàn không?

Nếu không kèm theo bệnh lý hay chỉ định đặc biệt nào khác, việc nằm bất động tại chỗ hay nhập viện không có khả năng làm giảm nguy cơ sanh non. Hơn thế nữa, nó còn có hại thêm. Nằm một chỗ, tăng nguy cơ thuyên tắc mạch (tức là có cục máu đông trong mạch máu), và môi trường bệnh viện không an toàn, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn cho mẹ và thai.

Sanh thường hay sanh mổ an toàn hơn?

Việc chọn lựa phương pháp sanh tuỳ thuộc vào:

  • Vị trí, ngôi thai
  • Cân nặng mỗi thai
  • Sức khoẻ của mẹ – sức khoẻ của thai

Không có phương pháp nào an toàn tuyệt đối hơn phương pháp nào, và bác sĩ có trách nhiệm thảo luận và chọn lựa phương pháp thích hợp.

Quan trọng là bạn chọn nơi khám thai và sanh an toàn, cơ sở vật chất đảm bảo chăm sóc cho mẹ và thai nhi non tháng.

Tôi cần chuẩn bị gì cho bản thân và gia đình khi biết mình mang đa thai?

  • Tài chính: nuôi một đứa trẻ mất bao nhiêu tiền? Vậy thì 2-3 đứa trẻ cứ nhân lên! Kế hoạch chi tiêu, tích luỹ, dự phòng, bảo hiểm là những thứ cần phải làm.
  • Nuôi con bằng sữa mẹ: hãy tự tin nếu được hướng dẫn đúng, bạn hoàn toàn có khả năng cho các bé bú mẹ hoàn toàn.
  • Sự giúp đỡ của người thân

Căng thẳng, mệt mỏi và trầm cảm sau sanh: chăm một bé đã quá mệt, hơn một bé sẽ hơn cả cái quá mệt đó. Hãy tìm đọc những sách hỗ trợ bà mẹ mang thai và nuôi con; tìm hiểu những cách sắp xếp cuộc sống, cách nghỉ ngơi và chăm sóc bản thân. Hãy tính đến việc bạn phải rời xa công việc, đồng nghĩa với gánh nặng nuôi sống cả gia đình sẽ dồn lên vai người bạn đời của bạn.

Trẻ con – chúng được sinh ra để mang đến niềm vui và hạnh phúc cho đời bạn. Và xin nhớ, chính bạn quyết định sinh ra chúng, chúng không hề được lựa chọn và quyết định điều gì. Vậy thì, nếu mình không thể làm bản thân mình và con trẻ hạnh phúc – bạn hãy nghĩ kỹ là lỗi của ai?

Xem thêm bài Lời khuyên cho các bậc cha mẹ có con sinh đôi của Bác sĩ Trần Quốc Hương

Tài liệu tham khảo

https://www.facebook.com/tieumy.le.35/posts/1087042184725698

Biên dịch - Hiệu đính

BS. Lê Tiểu My
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Những vấn đề sau sẩy thai

(60)
Điều gì xảy ra sau sẩy thai? Sẩy thai có thể gây ra những tác động tâm lý sâu sắc không chỉ đối với sản phụ mà còn đối với gia đình và người thân. ... [xem thêm]

Dậy thì ở trẻ gái

(55)
Thế nào là dậy thì? Dậy thì là lúc cơ thể bạn thay đổi và trở nên giống người trưởng thành hơn. Dậy thì bắt đầu khi nào? Thông thường cơ thể bắt ... [xem thêm]

Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng như thế nào lên con của bạn?

(48)
Em bé của bà mẹ tiểu đường thường lớn hơn bình thường, tâm lý các bà mẹ Việt Nam đều thích con mình nặng cân. Tuy nhiên, các em bé này thường có nhiều ... [xem thêm]

Bài 13 – Hội chứng buồng trứng đa nang

(84)
Buồng trứng đa nang là gì? Dễ lắm, “đa” là nhiều – nên buồng trứng đa nang tức là buồng trứng có nhiều nang. Nhưng sự đời không đơn giản là vậy ... [xem thêm]

5 kiểu cơn co tử cung trong thai kỳ và những điều sản phụ cần biết

(73)
Biên dịch: Vân Trần Hiệu đính: BS Lê Hữu Thắng Những cơn co tử cung có liên quan đến sự co thắt và dày lên của cơ tử cung. Cơn đau hay cơn co thắt ... [xem thêm]

Triệu chứng sẩy thai

(83)
Triệu chứng sẩy thai thường gặp nhất là ra máu âm đạo Triệu chứng của sẩy thai rất đa dạng, có thể là vệt nhỏ hoặc dịch nâu đà hoặc ... [xem thêm]

Những điều cần biết về trẻ sinh non

(36)
Trẻ sinh non là trẻ sinh trước 37 tuần. Trẻ có thể có nhiều vấn đề về sức khỏe, và cần nằm viện lâu hơn những trẻ sinh đủ tháng. Hàng năm, tỷ lệ ... [xem thêm]

Tiểu không tự chủ

(75)
Thế nào là tiểu không tự chủ? Sự rò rỉ nước tiểu được gọi là tiểu không tự chủ. Một vài phụ nữ bị rò nước tiểu với số lượng ít. Những ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN