An toàn khi sử dụng xe ô tô cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ

(4.06) - 14 đánh giá

Ngày nay nhiều gia đình có xe hơi cá nhân, thậm chí nhiều phụ nữ đã tự lái xe. Bài viết dưới đây nêu một số điểm giúp tăng mức độ an toàn cho người mang thai và trẻ nhỏ khi sử dụng xe hơi.

Tại sao tôi phải thắt dây an toàn khi đi xe?

Mặc dù thai nhi được bảo vệ bên trong cơ thể bạn, bạn vẫn nên thắt dây an toàn (seat belt) trong suốt thời gian bạn đi xe nhằm bảo vệ bạn và thai nhi tối đa. Bạn và thai nhi có nhiều cơ hội sống sót hơn nếu bạn có thắt dây an toàn trong trường hợp xe gặp tai nạn.

Tôi thắt dây an toàn như thế nào khi tôi mang thai?

Khi thắt dây an toàn, bạn nên làm theo các bước dưới đây

  • Dây ngang của seat belt nằm thấp dưới eo, dây sẽ băng ngang phần xương chậu
  • Dây chéo của seat belt cần băng ngang qua ngực (giữa 2 vú) và qua vùng giữa xương đòn
  • Không bao giờ để seat belt nằm dưới cánh tay của bạn hay phía sau lưng
  • Kéo căng những chổ không căng trên dây an toàn

Tôi cần biết gì về túi khí trên xe hơi?

  • Khoảng cách từ vô-lăng đến xương ngực của bạn khoảng 25cm
  • Nếu xe của bạn có nút “tắt/mở” túi khí, kiểm tra để chắc chắn túi khí đang ở trạng thái “mở”
  • Khi bụng bạn lớn hơn, bạn khó có thể tạo khoảng cách an toàn với vô-lăng. Nếu xe của bạn có thể điều chỉnh được vị trí vô-lăng, hãy điều chỉnh để vô-lăng hướng về xương ngực của bạn, chứ không hướng về bụng hay đầu

Tại sao tôi phải mua ghế an toàn cho bé? (child safety seat)

  • Tai nạn xe hơi gây ra nhiều chấn thương và tử vong cho trẻ. Dây an toàn trên xe không phù hợp cho cơ thể bé nhỏ của trẻ. Ghế an toàn cho bé làm giảm 71% đến 82% tỉ lệ chấn thương và giảm 28% tỉ lệ tử vong khi xe bị tai nạn so với những xe không sử dụng.
  • Ghế an toàn cho bé ngăn cản các tổn thương gây ra do ngừng xe đột ngột, đổi hướng hay khi gặp tai nạn. Ghế an toàn tiếp xúc với những phần khỏe nhất của cơ thể bé, làm phân bố lực tác động ra những vùng rộng giúp giảm tác động lên cơ thể bé, bảo vệ não và cột sống của bé
  • Nhiều quốc gia có luật bắt buộc bạn phải có ghế an toàn cho bé khi chở bé trên xe

Khi nào tôi nên mua ghế an toàn cho bé?

Bạn không thể đưa trẻ sơ sinh từ bệnh viện về nhà mà không có ghế an toàn. Nên tìm hiểu và mua ghế an toàn trước dự sanh tối thiểu 3 tuần để bạn và gia đình có thời gian tìm hiểu cách gắn ghế lên xe cho đúng và học cách cố định bé vào ghế

Tôi nên đặt ghế an toàn cho bé ở vị trí nào trên xe?

Tất cả các loại ghế an toàn cho bé nên được đặt ở ghế sau của xe – không bao giờ đặt ở ghế trước. Túi khí ở ghế trước có thể gây chấn thương cho trẻ. Tất cả các trẻ dưới 13 tuổi nên được ngồi ở ghế sau.
Nếu bắt buộc phải cho bé ngồi ở ghế trước, cần phải tắt chức năng túi khí ở ghế đó.

Loại ghế an toàn nào thích hợp cho trẻ?

  • Rear-facing car seat (bé quay mặt về phía sau xe): phù hợp cho trẻ sơ sinh cho đến trẻ 2 tuổi hay cho đến khi trẻ đạt cân nặng và chiều cao phù hợp do nhà sản xuất yêu cầu
  • Forward-facing car seat (bé quay mặt về phía trước xe): phù hợp cho trẻ toddlers (12 – 36 tháng) và trẻ preschoolers (3 – 5 tuổi)
  • Booster seat: khi trẻ lớn hơn và không còn phù hợp với forward-facing car seat nhưng chưa đủ lớn để sử dụng dây an toàn có sẵn trên xe. Thường dùng cho trẻ từ 5 tuổi đến 8 hoặc 12 tuổi và chiều cao dưới 140 – 150cm

Những điều làm xao lãng khi lái xe?

Là những việc bạn làm trong khi đang lái xe mà bạn phải bỏ tay ra khỏi vô-lăng hay rời mắt khỏi làn đường

  • Sử dụng điện thoại
  • Nhắn tin
  • Ăn
  • Cho trẻ ăn, bú hay nhặt đồ chơi
  • Chải tóc
  • Sử dụng hệ thống định vị hay thay đổi đĩa CD

Cha mẹ bị sao lãng khi lái xe dễ bị tai nạn xe hơi. Nên chờ đợi đến khi xe dừng lại hãy nhắn tin hay gọi điện thoại

Tài liệu tham khảo

  • Bài viết được dịch chủ yếu từ trang thông tin cho bệnh nhân của Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ
    https://www.acog.org/…/Car-Safety-for-Pregnant-Women-Babies…
  • https://www.facebook.com/BSPhamThanhHoang/posts/1568884319825323
  • Biên dịch - Hiệu đính

    BS. Phạm Thanh Hoàng
    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Tầm soát ung thư cổ tử cung

    (41)
    Tầm soát ung thư cổ tử cung là gì? Tầm soát ung thư cổ tử cung được sử dụng để phát hiện những thay đổi của tế bào cổ tử cung có thể dẫn tới ung ... [xem thêm]

    Những dấu hiệu khi chuẩn bị chuyển dạ

    (42)
    Điều gì xảy ra khi chuẩn bị chuyển dạ? Khi bắt đầu chuyển dạ, cổ tử cung mở ra (giãn nở). Tử cung, trong đó có cơ, co thắt đều đặn. Khi tử cung co ... [xem thêm]

    Tiếp cận các dấu hiệu sắp sinh con – Điều này có bình thường không?

    (15)
    Tiếp cận các dấu hiệu sắp sinh con – Điều này có bình thường không? Ra ít dịch hồng (ra nhớt hồng âm đạo) là bình thường. Chảy máu nhiều là không ... [xem thêm]

    Các bệnh tuyến vú lành tính

    (23)
    Mô tuyến vú được cấu tạo như thế nào? Mô vú được cấu tạo bởi tuyến sữa, mô mỡ và mô xơ. Mỗi vú có từ 15-20 thùy vú. Mỗi thùy cấu tạo bởi nhiều ... [xem thêm]

    Tiêm ngừa và thai kỳ

    (18)
    Tiêm phòng là việc cực kỳ quan trọng trong bảo vệ sức khoẻ của cá nhân và cộng đồng. Cá nhân mình cảm thấy việc phát minh ra vắc – xin (vaccine) là một ... [xem thêm]

    Bài 57 – Những nỗi lo của mẹ

    (65)
    Mấy hôm tìm hiểu thị trường sách cho bà mẹ mang thai, mình thấy “ngộp thở”: Mẹ Nhật và trách nhiệm, Mẹ Do Thái và tư duy, Mẹ Đức và kỷ luật, Mẹ Mỹ ... [xem thêm]

    Các biện pháp tránh thai nội tiết: cấy que, tiêm, đặt vòng và miếng dán

    (61)
    Phương pháp tránh thai nội tiết là gì? Bên cạnh phương pháp uống thuốc tránh thai và sử dụng dụng cụ tử cung có chứa nội tiết, còn có một số phương ... [xem thêm]

    Vitamin trong thai kỳ

    (57)
    Biên dịch: Nguyễn Thúy Vân – Phạm Thiên Trang Hiệu đính: ThS.BS. Trần Mạnh Linh Các khuyến cáo của Viện Y học Hoa Kỳ: Vitamin A Vitamin A, thuộc nhóm vitamin tan ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN