Bài 18 – Nếu phải xin tinh trùng

(3.68) - 50 đánh giá

Nếu phải xin tinh trùng…
…thì đừng hát bài “Nếu phải xa nhau….”

Sau những xét nghiệm cần thiết, tôi đã giải thích cho anh chị một cách thận trọng “trường hợp anh chị, nếu muốn điều trị thì cần xin tinh trùng”. Lập tức, anh nhìn tôi bằng ánh mắt…khó tả. Một chút giận, một chút buồn, một chút thất vọng, một chút hoài nghi…Chị vợ thì thôi rồi, nước mắt ngắn dài tuôn trào. Những gì tôi hướng dẫn sau đó về thủ tục xin tinh trùng có lẽ ù ù qua tai rồi bay mất.

Ánh mắt đó thật quá ám ảnh. Tôi thấu hiểu cảm giác của anh, nên có đôi lời trải lòng.

Ai nên đọc bài này?

Những ai đang muốn có con mà người chồng không có tinh trùng (còn gọi là vô tinh – khoan bàn đến nguyên nhân – chỉ bàn đến kết luận cuối cùng của bác sĩ)

Xem thêm bài Vô sinh nam – Nguyên nhân và cách điều trị của BS. Lê Đăng Khoa

Ai không nên đọc?

  • Những người còn suy nghĩ “đã là đàn ông phải có tinh trùng”.
  • Những người còn chưa hiểu làm cha ngoài việc đóng góp một con tinh trùng thì còn cần những gì.

Tại sao vậy? Vì đọc tiếp nghĩa là bạn đang đọc suy nghĩ của một người không cùng quan điểm, rồi lại làm khổ nhau bằng những lời không hay. Tôi thật không muốn mang đến nỗi buồn bực, tức tối cho những ai có cách nhìn sự việc khác mình.

Tôi phải làm sao khi bác sĩ kết luận tôi không có tinh trùng?

  • Nếu mới xét nghiệm tinh dịch đồ lần đầu, bạn nên đến các cơ sơ có khám Nam khoa để được tư vấn và thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu. Biết đâu chỉ là chút trục trặc của tạo hoá, và bạn hoàn toàn có khả năng sinh tinh.
  • Sau khi đã làm đủ mọi việc và kết luận không tìm thấy tinh trùng, việc điều trị cho có con sẽ thêm một bước “tìm người hiến tinh trùng”.

Tôi sẽ sử dụng trực tiếp tinh trùng của người tôi xin phải không?

Không thể, vì luật pháp không cho phép.

Quy trình xin cho như thế nào?

  • Đầu tiên, bạn tìm người cho tinh trùng. Người này có thể là bất kỳ ai sẵn lòng hiến tinh trùng, kể cả có quan hệ huyết thống với người vợ (vì nếu làm đúng luật, chắc chắn sẽ không sử dụng tinh trùng này để điều trị).
  • Người tình nguyện hiến tinh trùng này sẽ được chỉ định xét nghiệm máu, xét nghiệm tinh trùng.
  • Nếu thoả điều kiện (xét nghiệm máu bình thường, tinh trùng đủ tiêu chuẩn), người hiến tinh trùng sẽ lấy 3 mẫu tinh trùng, thời gian lấy tuỳ người này sắp xếp và chủ động.
  • Ba tháng sau, người hiến tinh trùng sẽ được xét nghiệm máu thêm lần nữa, nếu kết quả bình thường, hoàn tất quy trình cho tinh trùng.
  • Những mẫu tinh trùng này sẽ mã hoá và trữ trong ngân hàng tinh trùng.
  • Cặp vợ chồng xin tinh trùng sẽ được sử dụng tinh trùng khác trong ngân hàng, hoán đổi theo nguyên tắc vô danh. Nghĩa là, người cho và nhận không được biết thông tin về nhau.

Sao rắc rối và phức tạp vậy?

Kể lể dài dòng chứ làm không đến nỗi. Cái chính là những việc đó nhằm bảo vệ bạn, bảo vệ đứa con tương lai của chính vợ chồng bạn. Nếu ngại rắc rối đi đường tắt, mai này càng nhiều rắc rối hơn.

Xin tinh trùng thì đâu phải con tôi?

Về mặt di truyền, tôi đồng ý một nửa. Về pháp lý, con của vợ anh sinh ra thì là con anh. Khai sinh của bé có tên anh, thì anh là ba của bé. Những việc khác, chủ yếu do suy nghĩ của chính anh.

Suy nghĩ này là rào cản không ít của các cặp vợ chồng, nặng nề nhất, họ chạy trốn trên con đường đi tìm hạnh phúc. Chẳng ai mong muốn chuyện này, nhưng nếu xảy ra, thì đã sao?

Theo quan điểm cá nhân, sinh ra một đứa trẻ, người bố đâu chỉ góp con tinh trùng là hết chuyện. Làm bố, có nghĩa là anh phải muốn có con, anh có đủ năng lực và tài chính để nuôi dạy đứa trẻ. Tinh trùng, chẳng qua là bước đầu tiên trong hình thành phôi thai. Khi con anh chào đời, nếu là tinh trùng của anh, anh sẽ tự gắn kết trách nhiệm. Còn tình thương? Anh sẽ chỉ yêu thương nó khi anh vất vả cả ngày ở công ty mà nó cứ gào khóc bất kể đêm hôm; khi anh sốt vó hôm nay nó không bú, không ngủ; khi nó ê a papa làm anh trào nước mắt; khi cả ngày anh lăn lộn mưu sinh mà không thấy mệt mỏi chút nào vì nó nóng sốt tối khuya, khi bác sĩ chích mũi thuốc mà anh xót xa vô cùng tận…Còn làm chồng, làm cha, làm người đàn ông đúng nghĩa trong xã hội, mấy ai ngồi đếm tinh trùng. Đàn ông, là người có tấm lòng bao dung, gánh vác, có tầm nhìn rộng mở, quảng đại, luôn là chỗ dựa cho vợ con mình, đóng góp cho cộng đồng và xã hội. Hạnh phúc trong hành trình nuôi con, nhìn con lớn lên mỗi ngày, sẽ xoá mờ đi những suy nghĩ ích kỷ. Có chăng, anh hãy quan tâm đến chuyện sẽ làm sao để con anh hạnh phúc vì có người bố cho con bầu trời và biển cả bao la mà bay nhảy.

Vậy thì, có gì đâu mà anh nhìn tôi bằng ánh mắt ấy! Trách nhiệm của tôi là cùng anh đi đến mục đích cuối cùng, có đứa con cho vợ chồng anh ẳm về nhà. Làm bằng cách nào, xin để chúng tôi lo liệu.Tôi không đủ lực, không đủ sức để thay đổi và lay chuyển anh. Tôi chỉ mong, là người đứng ngoài sẽ có cái nhìn khác đi, không phải là nhìn vào ngõ cụt. Và cuối cùng, tôi chỉ mong anh đừng oán trách số phận, đừng nản lòng. Bởi người bên cạnh anh – vợ anh – cần anh đồng hành trên con đường rất dài phía trước….

Tài liệu tham khảo

https://www.facebook.com/tieumy.le.35/posts/1075432475886669

Biên dịch - Hiệu đính

BS. Lê Tiểu My
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bài 5 – Những thắc mắc khi đi khám hiếm muộn

(50)
Đi khám bệnh (tim, gan, phổi…) thì thấy bình thường rồi. Bạn “hiên ngang” gọi xin sếp và thông báo với bạn bè đồng nghiệp mình đi khám bệnh. Vậy thì ... [xem thêm]

Những dấu hiệu khi chuẩn bị chuyển dạ

(42)
Điều gì xảy ra khi chuẩn bị chuyển dạ? Khi bắt đầu chuyển dạ, cổ tử cung mở ra (giãn nở). Tử cung, trong đó có cơ, co thắt đều đặn. Khi tử cung co ... [xem thêm]

Bệnh lậu, bệnh Chlamydia và bệnh giang mai

(86)
Thế nào là bệnh lậu, bệnh Chlamydia và bệnh giang mai? Bệnh lậu, bệnh Chlamydia và bệnh giang mai là các bệnh lây truyền qua đường tình dục (sexually transmitted ... [xem thêm]

An toàn khi sử dụng xe ô tô cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ

(14)
Ngày nay nhiều gia đình có xe hơi cá nhân, thậm chí nhiều phụ nữ đã tự lái xe. Bài viết dưới đây nêu một số điểm giúp tăng mức độ an toàn cho người ... [xem thêm]

Bài 35 – Có thể bạn đang có thai?

(93)
Hôm nay dở khóc dở cười với mấy chị có thai sớm mà không biết, rồi đi chích ngừa, đi khám sức khoẻ tổng quát cần chụp X quang, uống thuốc thanh lọc cơ ... [xem thêm]

Rối loạn chức năng tình dục ở nữ giới

(53)
Rối loạn chức năng tình dục là gì ? Khi bạn có vấn đề với tình dục, bác sĩ gọi đó là: “Rối loạn chức năng tình dục”. Cả nam giới và nữ giới ... [xem thêm]

Giải thích những kết quả bất thường của xét nghiệm Pap

(98)
Xét nghiệm Pap là gì? Xét nghiệm Pap, còn gọi là sàng lọc tế bào cổ tử cung, là xét nghiệm giúp kiểm tra những thay đổi bất thường trong các tế bào của ... [xem thêm]

Chẩn đoán sẩy thai

(90)
Nếu thai phụ đến gặp bác sĩ gia đình hoặc bác sĩ sản khoa vì lí do xuất huyết âm đạo hoặc những triệu chứng của sẩy thai thì thai phụ sẽ được ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN