Tôi dành những bài này tặng cho những ai đang chuẩn bị cưu mang hình hài nhỏ bé và hạnh phúc lớn lao…
Tôi mượn lời của Jean-Louis Fournier trong tác phẩm nổi tiếng “Ba ơi, mình đi đâu?”* để mở đầu bài này:
“…Những ai chưa từng sợ có một đứa con bất thường hãy giơ tay.
Chẳng ai giơ tay cả.
Mọi người đều nghĩ đến chuyện đó như nghĩ đến một trận động đất, như nghĩ đến ngày tận thế,…”
Nếu có ai đó ao ước con mình thông minh, đẹp xinh, nhiều tài năng thiên phú, thì thật lòng, tôi chỉ mong mỗi đứa trẻ sinh ra có đầy đủ các bộ phận và chức năng của tạo hóa, có khả năng cảm nhận niềm vui nỗi – buồn trong đời, có khả năng học tập vài điều gì đó (không cần phải giỏi) và mỗi ngày một lớn lên.
Trước khi tiếp tục đọc, tôi mong bạn đừng quá kỳ vọng vào những điều dưới đây sẽ đảm bảo điều gì cho đứa trẻ bạn cưu mang, bởi vì, có những điều gần như là “định mệnh”. Có chăng, nếu có biết, có nghĩ, mình sẽ bớt đi những quyết định và thái độ sai lầm.
Mỗi bà mẹ đều có nguy cơ sinh ra trẻ dị tật bẩm sinh là 3-5 % (số liệu thống kê của Mỹ). Tác nhân gây dị tật bẩm sinh (teratogen) là yếu tố làm tăng nguy cơ này lên. Những tác nhân này có ở nhà, nơi làm việc và môi trường xung quanh, ví dụ:
- Hóa chất và các chất độc hại như thủy ngân
- Rượu và một vài chất cấm
- Vitamin và khoáng chất, ví dụ như quá liều vitamin A
- Thuốc, ví dụ warfarin sử dụng trong ngừa huyết khối (cục máu đông)
- Mẹ bị nhiễm trùng, ví dụ như thủy đậu
- Tình trạng bệnh lý của mẹ, ví dụ như tiểu đường không điều trị
Tự nhiên thôi, mỗi bà mẹ đã có sẵn nguy cơ sinh ra một đứa trẻ bất thường, chưa kể đến vô vàn thứ mình ăn, mình uống, mình tiếp xúc mỗi ngày. Một vài hóa chất và chất độc hại được “dán nhãn” gây dị tật thai, còn lại, người ta vẫn chưa dám khẳng định chính xác tác nhân thật sự liên quan đến bất thường của một đứa trẻ.
Xem thêm bài Những câu hỏi thường gặp về dị tật bẩm sinh của BS. Lê Thanh Nhã Uyên và ThS.BS. Nguyễn Khánh LinhTôi cần làm gì để giảm rủi ro dị tật cho con tôi trước khi chào đời?
Tôi không thể khuyên ai điều gì nếu chẳng may không phát hiện ra dị tật thai nhi, chỉ thầm nghĩ, mỗi đứa trẻ đều có quyền được sinh ra toàn vẹn và sống khỏe mạnh. Hơn nữa, có những bệnh lý rất khó phát hiện trong thai kỳ, hay mệt hơn, chỉ biểu hiện rất muộn. Mới gần đây thôi, tôi còn ngẩn ngơ khi xem một video clip đầy cảm xúc về một em bé mắc hội chứng Down ôm chầm lấy bố sau nhiều ngày xa cách. Tôi tự hỏi “khiếm khuyết nào ngăn nổi tình yêu thương?”
Tài liệu tham khảo
https://www.facebook.com/tieumy.le.35/posts/1068736709889579