Âm đạo nhỏ khó quan hệ có đúng không?

(4.12) - 80 đánh giá

Nhiều phụ nữ cảm thấy âm đạo nhỏ thì sẽ khó khăn hơn khi bước vào cuộc yêu, thật ra “cô bé” của bạn có thể thay đổi kích thước khi gặp “cậu bé”! Nếu cả hai gặp đôi chút cản trở, đừng vội đổ lỗi cho âm đạo vì có thể bạn đang gặp những vấn đề khác đấy.

Âm đạo là phần mô cơ và ống của cơ quan sinh dục nữ, kéo dài từ âm hộ đến cổ tử cung. Hãy cùng tìm hiểu về những điều bạn nên biết về âm đạo để xua tan những lo lắng không đáng có vì âm đạo nhỏ hay to nhé.

Âm đạo nhỏ vẫn có thể quan hệ bình thường

Nếu thấy âm đạo bị đau hoặc khó chịu khi dương vật thâm nhập, bạn có thể lo lắng âm đạo của bạn quá nhỏ hoặc quá chặt để quan hệ tình dục. Sự thật là hầu như không có âm đạo nào quá nhỏ cho giao hợp. Tuy nhiên, đôi khi bạn phải có sự chuẩn bị cho bước dạo đầu một chút để dương vật có thể thâm nhập dễ dàng.

Trong trạng thái không hoạt động, âm đạo dài từ 7 – 10cm. Kích thước này có vẻ không đủ dài đối với một số dương vật hoặc đồ chơi tình dục. Tuy nhiên, khi bị kích thích thì âm đạo sẽ phát triển dài ra và rộng hơn. Âm đạo cũng tiết ra chất bôi trơn tự nhiên. Nếu bạn bị đau hoặc khó thâm nhập khi giao hợp, đó có thể là dấu hiệu bạn chưa được kích thích đủ chứ không phải âm đạo của bạn quá nhỏ.

Ngoài ra, tình trạng đau khi giao hợp có thể là dấu hiệu một số vấn đề sinh lý và bệnh lý như nhiễm trùng, tổn thương hoặc dị tật bẩm sinh.

Làm “chuyện ấy” khó không phải chỉ vì âm đạo nhỏ

Âm đạo thay đổi rất nhiều trong suốt cuộc đời người phụ nữ. Chức năng chính của âm đạo là để quan hệ tình dục và sinh con. Cả hai “sự kiện” này đều làm thay đổi hình dạng và độ khít của âm đạo. Nếu bạn cảm thấy làm chuyện ấy khó khăn, không hẳn là vì âm đạo nhỏ mà rất có thể là do những nguyên nhân phổ biến sau đây:

• Chấn thương hoặc sang chấn tâm lý: Một chấn thương xương chậu hoặc bộ phận sinh dục có thể gây đau đớn khi quan hệ tình dục. Bạn nên chờ cho đến khi hồi phục hoàn toàn trước khi quan hệ. Nếu bạn từng bị lạm dụng tình dục, bạn có thể gặp khó khăn khi quan hệ tình dục nếu không được điều trị đầy đủ.

• Âm đạo có bất thường bẩm sinh: Một số phụ nữ khi được sinh đã có màng trinh rất dày hoặc không linh hoạt. Trong khi quan hệ tình dục, dương vật hoặc đồ chơi tình dục chạm vào màng trinh có thể cảm thấy đau đớn. Ngay cả sau khi màng trinh bị rách, có thể gây đau trong khi quan hệ tình dục.

• Khó quan hệ do chứng co thắt âm đạo: Chứng co thắt âm đạo gây co thắt cơ sàn chậu. Trước khi thâm nhập, tình trạng này khiến các cơ sàn chậu thắt chặt quá nhiều đến mức dương vật hoặc đồ chơi tình dục không thể thâm nhập. Tình trạng này có thể do lo lắng hoặc sợ hãi. Một số người mắc bệnh này cũng gặp khó khăn khi sử dụng băng vệ sinh hoặc khám vùng xương chậu.

Âm đạo nhỏ trở lại sau khi sinh

Những lời đồn từ bạn bè có thể khiến bạn tin rằng âm đạo to là do “hao mòn” hoặc mở rộng quá nhiều sau khi sinh nở. Tuy nhiên, điều đó không đúng. Âm đạo không thay đổi nhiều trong suốt cuộc đời của bạn. Chuyển dạ và sinh con là một trong những hoạt động có thể dẫn đến thay đổi lớn về độ khít của âm đạo. Tuy nhiên, bạn nên nhớ mình sẽ có thể lấy lại được âm đạo nhỏ như trước khi sinh.

Nếu bạn vừa mới sinh con, bạn có thể giúp lấy lại sức mạnh cơ bắp và giúp co thắt cơ sàn chậu bằng bài tập kegel. Sàn xương chậu săn chắc hơn sẽ không thay đổi kích thước âm đạo của bạn, nhưng có thể giúp bạn kiểm soát âm đạo tốt hơn và tận hưởng cực khoái khi làm chuyện ấy. Ngoài ra, điều này cũng giúp cải thiện tình trạng sỏi bàng quang của bạn, có thể ngăn ngừa rò rỉ nước tiểu, một vấn đề phổ biến sau khi sinh.

Vậy cách thực hiện các bài tập kegel như thế nào? Đây là bài tập thể dục hướng tới nhóm cơ sàn chậu. Thời điểm tốt nhất để thực hành bài tập này là khi bạn đi tiểu. Trải nghiệm này sẽ giúp bạn biết liệu mình có đang ép cơ bắp một cách dễ dàng hay không. Nếu lưu lượng nước tiểu của bạn thay đổi, bạn đang điều chỉnh đúng cơ. Nếu không, nghĩa là bạn chưa điều khiển đúng cơ bạn cần. Để thực hiện bài tập kegel, bạn lưu ý những điều sau:

Tìm cơ cần tác động khi đi tiểu: Trong khi đi tiểu, hãy điều chỉnh cơ sàn chậu của bạn để cố gắng ngăn chặn dòng chảy của nước tiểu. Hãy giữ cơ co trong 4 giây sau đó thả ra. Đừng thực hiện trong mọi lần đi tiểu. Chỉ thực hiện khi bạn tìm hiểu loại cơ nào cần được thắt chặt.

Dùng tay để tìm cơ sàn chậu: Nếu bạn không muốn bài tập này trong khi đi tiểu, bạn có thể chèn một hoặc hai ngón tay vào âm đạo và ép. Nếu bạn có thể cảm thấy âm đạo của bạn thắt chặt xung quanh ngón tay của bạn, thậm chí chỉ vừa đủ nghĩa là bạn sử dụng đúng cơ.

Bạn có thể thực hiện từ 5 đến 10 động tác này mỗi lần và cố gắng thực hiện từ 5 đến 10 lần mỗi ngày. Giống như các bài tập khác, thực hành và sự kiên nhẫn của bạn sẽ được đền đáp. Trong 2 – 3 tháng, bạn sẽ có thể cảm nhận được sự cải thiện. Bạn sẽ cảm thấy độ nhạy cảm được tăng lên trong khi quan hệ tình dục.

Quan hệ khó khăn hơn ở thời kỳ mãn kinh

Thời kỳ mãn kinh cũng có thể gây ra một số thay đổi cho âm đạo của bạn khiến chuyện ấy trở nên khó khăn hơn. Khi nồng độ estrogen giảm xuống, chất bôi trơn tự nhiên của bạn có thể không đủ để hỗ trợ sự thâm nhập. Hãy bổ sung các chất bôi trơn. Các mô của âm đạo cũng trở nên mỏng hơn trong giai đoạn này. Điều này không có nghĩa là âm đạo của bạn lỏng lẻo hơn, nhưng cảm giác nhạy cảm khi bị thâm nhập có thể thay đổi.

Nếu bạn bị đau khi quan hệ thì không nên chịu đựng mà hãy tạm ngưng để đi tìm giải pháp. Nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng âm đạo nhỏ hay to có thể cải thiện được. Nếu bạn cảm thấy lo lắng khi bị đau, khó chịu hoặc chảy máu trong khi quan hệ tình dục, hãy đi khám bác sĩ để tìm ra giải pháp nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Hàm lượng cholesterol cao trong cơ thể: Đâu là nguyên nhân?

(60)
Cholesterol là hợp chất quan trọng đối với hoạt động sống của cơ thể, đóng vai trò trung tâm xây dựng màng tế bào. Tuy nhiên, bạn có thể bị mắc các ... [xem thêm]

Môi trường làm việc ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản nam giới ra sao?

(58)
Nhiều người nghĩ rằng chuyện vô sinh hay hiếm muộn là do mắc phải các căn bệnh nào đó hay do trục trặc trong đời sống vợ chồng. Nhưng trên thực tế, ... [xem thêm]

Hướng dẫn bạn cách bấm huyệt trị đau đầu không cần dùng thuốc

(60)
Bạn không muốn uống thuốc hoặc không có sẵn thuốc mỗi khi đau đầu? Nếu những viên thuốc Panadol không phải là lựa chọn của bạn, hãy thử học cách bấm ... [xem thêm]

Khắc phục chứng im lặng có chọn lọc ở trẻ nhỏ

(54)
Chứng im lặng có chọn lọc là một rối loạn lo âu khiến trẻ không giao tiếp được trong một số môi trường xã hội cụ thể, chẳng hạn như lúc đi học ... [xem thêm]

Tinh hoàn ẩn

(21)
Tìm hiểu chungTinh hoàn ẩn là bệnh gì?Tinh hoàn ẩn là một bệnh lý trong đó một hoặc cả hai tinh hoàn không di chuyển xuống bìu trước khi được sinh ra.Trong ... [xem thêm]

Xử lí vết thương bị nhiễm trùng đúng cách

(35)
Vết thương không được xử lý đúng cách có thể dẫn đến nhiễm trùng. Vậy làm sao để xử lý vết thương đã nhiễm trùng và phòng tránh nhiễm trùng khi bị ... [xem thêm]

Điều trị mụn cóc sớm kẻo bệnh lây lan

(73)
Làm thế nào để điều trị mụn cóc? Bài viết sẽ giúp bạn xua tan lo ngại khi gặp phải tình trạng này và tìm được cách kiểm soát hiệu quả. Mụn cóc rất ... [xem thêm]

Mẹ có nên tự chữa trị mụn cóc cho trẻ?

(60)
Mụn cóc là bệnh lành tính nhưng gây ngứa ngáy, khó chịu nhất là với trẻ nhỏ. Việc chẳng may bé yêu bị mụn cóc khiến bạn băn khoăn không biết có nên tự ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN