Ai không nên tẩy lông bằng laser?

(4.01) - 32 đánh giá

Phương pháp tẩy lông bằng laser là một trong những phương pháp tẩy lông phổ biến nhất hiện nay. Không gây đau đớn đồng thời mang lại hiệu quả cao, phương pháp này đã trở thành sự lựa chọn của rất nhiều khách hàng. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải ai cũng là đối tượng thích hợp của phương pháp tẩy lông bằng laser.

Người có màu da và màu lông sáng

Màu sắc tự nhiên của da và lông là yếu tố quyết định độ hiệu quả của quá trình tẩy lông bằng laser. Trong khi hầu hết các loại thiết bị đều có thể thực hiện việc tẩy lông thì có một số máy móc chỉ thích hợp với một số loại da nhất định. Nếu bạn sở hữu làn da tối màu, các bác sĩ sẽ lựa chọn loại laser Nd-YAG chứ không phải bất kì loại nào khác để giảm thiểu tối đa sự ảnh hưởng của tia laser đến da.

Người sở hữu làn da dễ bị nám

Những tác dụng phụ thường gặp khi tẩy lông bằng phương pháp laser là kích ứng da hay sự đổi màu da và thay đổi sắc tố da. Nếu bạn có một làn da dễ bị nám thì phương pháp tẩy lông bằng laser không thích hợp cho bạn. Để ngăn chặn điều này, bạn nên hỏi bác sĩ về những tác dụng phụ và biến chứng trước khi lựa chọn phương pháp tẩy lông bằng laser. Các bác sĩ sẽ thực hiện những thử nghiệm để xem da bạn phản ứng như thế nào với laser.

Những người có bệnh về da

Nhìn chung, những người có bệnh về da hay đang bị nhiễm trùng không nên lựa chọn phương pháp tẩy lông bằng laser. Một số loại thuốc sử dụng trong điều trị các bệnh về da như isotretinoin sẽ khiến da bạn nhạy cảm hơn với ánh sáng. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để chắc chắn rằng phương pháp laser là phù hợp với bạn.

Phụ nữ đang mang thai

Dù rằng không có nhiều thông tin về sự ảnh hưởng của laser và hóa chất dùng trên da đối với thai nhi nhưng nhìn chung, các bà mẹ vẫn thường được khuyên không nên áp dụng phương pháp này trong thời kì mang thai. Thực tế, không có bất kì loại tia laser chuyên dùng nào cho thai phụ. Tuy rằng sự thay đổi hormone trong thai kì sẽ khiến nhiều bà mẹ gặp những vấn đề về lông như lông mọc ở nhũ hoa hay ở bụng nhưng những sợi lông này thông thường sẽ tự rụng sau quá trình mang thai.

Vùng điều trị

Tuỳ thuộc vào độ dày của sợi lông, kích thước vùng điều trị, tình trạng da và lông mà cường độ các tia laser trong điều trị sẽ khác nhau. Vì thế, nếu bạn muốn tẩy lông ở vùng da mặt hay chân mày thì các bác sĩ da liễu thường sẽ đề nghị bạn sử dụng những phương pháp truyền thống như wax hay sử dụng máy tẩy lông tại nhà. Điều trị bằng tia laser sẽ rất nguy hiểm cho mắt. Nó có thể gây mù, lóa mắt, tạo ra các đốm đen trong tầm nhìn hay khiến thị lực của bạn yếu đi. Hơn nữa, để hoàn thành một liệu trình tẩy lông bằng tia laser cần một khoảng thời gian nhất định. Bạn cần lên kế hoạch để có những khoảng nghỉ ngơi hợp lí sau khi điều trị.

Tẩy lông bằng tia laser sẽ mang đến cho bạn một làn da mềm mại, láng mịn trong một thời gian dài. Tuy nhiên, bạn cần phải xác định rõ phương pháp này có phù hợp với bạn hay không. Nếu không chắc chắn, bạn hãy đến gặp bác sĩ da liễu để có được lời khuyên tốt nhất.

Bạn có thể tham khảo thêm các đề tài sau:

  • Bạn nên tẩy lông bằng laser vào thời điểm nào?
  • Laser tẩy lông của bạn như thế nào?
  • Liệu pháp laser có gây ung thư?

Đánh giá:

Bài viết liên quan

5 cách massage ngực giúp bạn bảo vệ sức khỏe

(24)
Massage ngực 15 phút mỗi ngày không chỉ khiến bầu ngực của bạn ngày càng đẹp và săn chắc hơn mà còn giúp phụ nữ đang mang thai, cho con bú tăng tiết sữa. ... [xem thêm]

Chẩn đoán bệnh hen suyễn bằng lưu lượng thở ra đỉnh (Phần 1)

(84)
Hen suyễn là một tình trạng bệnh lý mạn tính được đặc trưng bởi sự viêm liên tục ở đường hô hấp. Các triệu chứng hen suyễn thường gặp gồm có bị ... [xem thêm]

Nổi gân xanh: 5 lý do bạn nên biết

(79)
Nhiều người, đặc biệt là phụ nữ, thường lo lắng khi tay chân nổi gân xanh vì sợ rằng bản thân đang gặp vấn đề bệnh lý. Tuy nhiên, trong nhiều trường ... [xem thêm]

Chẩn đoán bệnh đa hồng cầu: Các xét nghiệm thường được sử dụng

(13)
Bệnh đa hồng cầu – Polycythemia vera (PV) là một loại ung thư máu hiếm gặp, trong đó cơ thể sản xuất quá nhiều tế bào hồng cầu. Phương pháp xét nghiệm ... [xem thêm]

Kỹ năng sinh tồn trong rừng cơ bản nhất con cần biết

(15)
Dạy con kỹ năng sinh tồn từ sớm là điều kiện quan trọng để trẻ có thể sống sót trong những tình huống xấu nhất. Không chỉ trẻ em mà ngay cả người ... [xem thêm]

Ngăn ngừa tiểu đường tuýp 2 ở phụ nữ từ sớm: Nhiệm vụ có khả thi?

(55)
Dù bạn đang có nguy cơ bệnh tiền đái tháo đường hoặc đang duy trì một chế độ ăn uống đối với bệnh tiểu đường thì một vài bước đơn giản dưới ... [xem thêm]

Cách điều trị u xơ tử cung không cần phải phẫu thuật

(82)
U xơ tử cung là một căn bệnh phụ khoa, có thể gây ra các biến chứng nặng như: Băng huyết, rong kinh, đau vùng bụng dưới… Với những trường hợp nặng, ... [xem thêm]

Tất tần tật thông tin về viêm sung huyết dạ dày

(82)
Viêm sung huyết dạ dày là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Nếu bạn không có biện pháp điều trị kịp thời, bệnh có nguy cơ dẫn đến nhiều biến ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN