Chẩn đoán bệnh đa hồng cầu: Các xét nghiệm thường được sử dụng

(3.8) - 13 đánh giá

Bệnh đa hồng cầu – Polycythemia vera (PV) là một loại ung thư máu hiếm gặp, trong đó cơ thể sản xuất quá nhiều tế bào hồng cầu. Phương pháp xét nghiệm để chẩn đoán bệnh đa hồng cầu bao gồm tổng phân tích tế bào máu (CBC), phết tế bào ngoại vi, sinh thiết tủy xương…

Các tế bào hồng cầu có nhiệm vụ mang oxy đi khắp cơ thể bạn. Khi bạn có quá nhiều tế bào hồng cầu, máu sẽ đặc lại và chảy chậm hơn. Các tế bào hồng cầu có thể kết tụ lại và hình thành cục máu đông bên trong các mạch máu.

Nếu không được điều trị, căn bệnh đa hồng cầu sẽ dẫn đến các biến chứng đe dọa tính mạng. Máu chảy chậm hơn làm giảm lượng oxy đến tim, não và các cơ quan quan trọng khác. Bên cạnh đó, cục máu đông hoàn toàn có thể ngăn chặn lưu lượng máu trong mạch máu, gây đột quỵ hoặc thậm chí tử vong. Về lâu dài, đa hồng cầu làm tổn thương tủy xương cũng như gây ra bệnh bạch cầu – một loại ung thư máu khác.

Không có cách chữa trị triệt để cho đa hồng cầu, song bạn có thể kiểm soát tình trạng bệnh bằng cách điều trị đúng và kịp thời. Điều quan trọng là cần nói chuyện với bác sĩ nếu bạn có nguy cơ mắc bệnh đa hồng cầu và có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh.

Triệu chứng bệnh đa hồng cầu

Đa hồng cầu có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào trong nhiều năm. Khi các triệu chứng đầu tiên bắt đầu, chúng mơ hồ đến mức khiến người bệnh bỏ qua. Bạn sẽ không nhận ra mình có PV cho đến khi vô tình đi xét nghiệm máu.

Nhận biết các triệu chứng sớm sẽ giúp bạn bắt đầu quá trình điều trị, từ đó ngăn ngừa cục máu đông và các biến chứng của chúng. Các dấu hiệu thường gặp của PV bao gồm:

  • Mệt mỏi
  • Ngứa
  • Khó thở khi nằm xuống
  • Khó tập trung
  • Giảm cân ngoài kế hoạch
  • Đau bụng
  • Đầy hơi
  • Mắt mờ hoặc nhìn đôi
  • Chóng mặt

  • Cảm thấy yếu đuối
  • Đổ mồ hôi nhiều
  • Chảy máu hoặc bầm tím

Khi bệnh tiến triển, máu trở nên đặc hơn với nhiều tế bào hồng cầu hơn, các triệu chứng nghiêm trọng hơn sẽ xuất hiện, chẳng hạn như:

  • Chảy máu nặng từ những vết cắt nhỏ
  • Sưng khớp
  • Đau xương
  • Mặt đỏ
  • Chảy máu nướu răng
  • Cảm giác nóng rát ở tay hoặc chân

Phương pháp chẩn đoán bệnh đa hồng cầu

Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn mắc bệnh đa hồng cầu, bạn sẽ được kiểm tra thể chất, bao gồm cả kiểm tra lá lách. Bác sĩ có thể hỏi bạn những câu hỏi như:

  • Bạn có bị đau đầu nhiều không?
  • Bạn đã giảm cân gần đây dù không theo đuổi chế độ ăn kiêng nào?
  • Đôi khi bạn cảm thấy chóng mặt hay yếu đuối?
  • Bạn bị khó thở?
  • Bạn có đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm?

Khi đó, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm cho bạn, bao gồm:

Tổng phân tích tế bào máu (CBC): CBC đo các yếu tố sau trong máu của bạn:

  • Số lượng hồng cầu
  • Số lượng bạch cầu
  • Số lượng tiểu cầu
  • Lượng huyết sắc tố (một loại protein mang oxy)
  • Tỷ lệ không gian được chiếm bởi các tế bào hồng cầu trong máu, gọi là hematocrit
Phương pháp chẩn đoán bệnh đa hồng cầu

Nếu có PV, bạn sẽ có lượng hồng cầu và huyết sắc tố cao hơn bình thường cùng lượng tiểu cầu, bạch cầu và hematocrit cao bất thường.

Phết tế bào ngoại vi: Trong xét nghiệm này, bác sĩ sẽ xem xét một mẫu máu của bạn thông qua kính hiển vi. Đây là cách để kiểm tra các bệnh khác có liên quan đến bệnh đa hồng cầu.

Mức độ Erythropoietin (EPO). Xét nghiệm này đo lượng hormone EPO bạn có trong máu. EPO là một loại hormone giúp tạo ra các tế bào máu. Những người mắc bệnh đa hồng cầu có lượng EPO rất thấp.

Ngoài ra, có thể bạn phải lấy sinh thiết tủy xương. Bác sĩ sẽ lấy mẫu, thường là từ mặt sau xương hông của bạn, sau đó đọc kết quả xem tủy xương của bạn có tạo ra quá nhiều tế bào máu hay không.

Cách điều trị bệnh đa hồng cầu

Nền tảng chính của điều trị bệnh đa hồng cầu vẫn là phẫu thuật cắt bỏ tĩnh mạch (cho máu). Mục tiêu của phương pháp này là giữ hematocrit ở mức khoảng 45% đối với nam và 42% với nữ. Ban đầu, bạn cần phải thực hiện phẫu thuật cắt bỏ tĩnh mạch 2-3 ngày/lần và loại bỏ 250-500ml máu mỗi phiên. Sau khi đạt được mục tiêu, tần suất tiến hành phẫu thuật có thể ít thường xuyên hơn.

Một loại thuốc thường được khuyên dùng để điều trị bệnh đa hồng cầu có tên hydroxyurea (Hydrea). Loại thuốc này đặc biệt được khuyên dùng ở những người có nguy cơ hình thành cục máu đông. Với các bệnh nhân ở độ tuổi trên 70, có số lượng tiểu cầu tăng (tăng tiểu cầu) lớn hơn 1,5 triệu và bệnh tim mạch, việc sử dụng hydroxyurea sẽ thuận lợi hơn. Hydroxyurea cũng được khuyên dùng ở những bệnh nhân không thể dung nạp được phlebotomy. Bởi lẽ, hydroxyurea có thể làm giảm tất cả số lượng máu tăng cao (WBC, hồng cầu và tiểu cầu), trong khi đó phlebotomy chỉ làm giảm HCT.

Aspirin cũng được sử dụng trong điều trị bệnh đa hồng cầu để giảm nguy cơ đông máu (huyết khối). Tuy nhiên, nó được khuyến cáo không dùng cho những người có tiền sử chảy máu. Aspirin thường được sử dụng kết hợp với phương pháp phẫu thuật cắt bỏ tĩnh mạch.

Lưu ý cho bệnh nhân đa hồng cầu trong giai đoạn điều trị bệnh

  • Đừng hút thuốc lá. Thuốc lá làm cho các mạch máu bị thu hẹp, khiến cục máu đông dễ hình thành hơn.
  • Tập thể dục nhẹ, chẳng hạn như đi bộ, để giúp lưu thông và giữ cho trái tim khỏe mạnh.
  • Thực hiện các bài tập chân và mắt cá chân để ngăn chặn cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch chân. Tham khảo hướng dẫn từ bác sĩ hoặc nhà trị liệu vật lý.
  • Tắm nước mát nếu nước ấm làm bạn ngứa.
  • Giữ ẩm da với kem dưỡng da và cố gắng không làm da trầy xước.
  • Tốt nhất là tránh bổ sung sắt vì điều này có thể thúc đẩy sản xuất hồng cầu nhiều hơn.
  • Tuổi thọ của bệnh nhân đa hồng cầu

    Tiên lượng sống của các bệnh nhân PV là khác nhau. Những người không được điều trị thường có thể sống sót dưới hai năm, tùy thuộc vào độ tuổi và tình hình sức khỏe tổng thể. Những người tuân thủ hướng điều trị của bác sĩ có khả năng sống thêm vài thập kỷ nữa. Thời gian sống trung bình của bệnh nhân sau khi chẩn đoán có PV ít nhất là 20 năm.

    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Con bạn có đang trong giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt?

    (34)
    Trong năm đầu đời của bé, sẽ có những giai đoạn mà bạn cảm thấy con đột ngột tăng cân, dài hơn rất nhiều và chu vi vòng đầu lớn thêm một cách thật ... [xem thêm]

    Tụt huyết áp ăn gì cho lên? 7 loại thực phẩm phục hồi huyết áp nhanh chóng

    (50)
    Tụt huyết áp ăn gì cho lên? Những món ăn cho người tụt huyết áp khá phổ biến, thậm chí luôn có sẵn trong căn bếp nhà bạn.Tụt huyết áp là một trong ... [xem thêm]

    Phát hiện sớm ung thư vú để bảo vệ tính mạng của mình

    (12)
    Ung thư vú là một trong những loại ung thư thường gặp và gây tử vong nhiều nhất ở phụ nữ sau 35 tuổi. Dù nguyên nhân gây ung thư vú vẫn chưa được xác ... [xem thêm]

    5 lưu ý khi dùng thuốc điều trị đái tháo đường

    (67)
    Thuốc điều trị đái tháo đường là yếu tố giúp cải thiện và làm chậm tiến triển bệnh. Tuy nhiên, nhiều người bệnh vẫn còn gặp phải sai lầm khi dùng ... [xem thêm]

    Nâng viền mặt với liệu pháp mesotherapy

    (34)
    Mesotherapy là thủ thuật thẩm mỹ không phẫu thuật, phương pháp này sử dụng những kim tiêm rất nhỏ để bơm hóa chất và các chất dinh dưỡng vào lớp trung ... [xem thêm]

    Bố mẹ nên làm gì khi con học kém đột ngột?

    (27)
    Khi con bạn bị sa sút trong học tập, đặc biệt khi trẻ bị khiếm khuyết khả năng học tập hoặc bị rối loạn hành vi trẻ sẽ cảm thấy như thể bản thân ... [xem thêm]

    Da xuất hiện nhiều vết nhiễm trùng nhỏ, có thể bạn mắc bệnh giang mai

    (75)
    Giang mai là gì? Có những triệu chứng gì? Phòng tránh ra sao? Cùng Hello Bacsi tìm hiểu về căn bệnh này để phòng tránh hoặc chữa trị nhé.Giang mai là một bệnh ... [xem thêm]

    18 bí quyết giúp bạn đối phó khi trẻ quấy khóc

    (10)
    Không có thuốc, dược phẩm, thảo dược hoặc một phương pháp nào có thể chữa trị dứt điểm cơn quấy khóc của bé, đôi khi một vài cách còn làm tình ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN