9 nguyên nhân chảy máu núm vú bạn nên biết

(3.93) - 60 đánh giá

Khi bị chảy máu núm vú, bạn cần bình tĩnh quan sát các triệu chứng đi kèm để có thể xác định nguyên nhân gây ra tình trạng này. Nguyên nhân khiến đầu ti bị chảy máu rất đa dạng nên bạn sẽ cần tìm hiểu thật kỹ mới có cách chữa trị chính xác.

Tình trạng chảy máu núm vú phổ biến ở nữ giới nhưng cũng có thể xuất hiện ở nam giới. Nguyên nhân gây ra tình trạng này khá đa dạng. Một số nguyên nhân khiến núm vú chảy máu là do cho con bú hoặc các vấn đề về ống dẫn sữa. Đầu ti cũng có thể bị chảy máu là một số chứng kích ứng, nhiễm trùng hay một bệnh nhất định.

1. Chảy máu núm vú do cho con bú

Khi cho con bú, một số phụ nữ có thể bị kích ứng nặng dẫn đến đau và chảy máu núm vú. Một số chuyên gia cho rằng tình trạng đau núm vú xảy ra do bạn cho con bú không đúng tư thế hoặc em bé ngậm núm vú không đúng cách. Tình trạng đau và chảy máu đầu ti khi cho con bú cũng có thể xảy ra do những nguyên nhân sau:

  • Nhiễm trùng, khoảng 10% phụ nữ cho con bú bị nhiễm trùng núm vú
  • Bệnh vẩy nến
  • Giộp da do sữa
  • Hiện tượng Raynaud núm vú ở phụ nữ cho con bú
  • Núm vú phẳng hoặc bị thụt
  • Em bé bú quá mạnh gây ma sát
  • Miệng em bé có một số bất thường ví dụ như bệnh dính thắng lưỡi.

Mặc dù đau đầu ti do cho con bú là một vấn đề phổ biến đối với những phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ nhưng hiện vẫn chưa nhiều nghiên cứu về các phương pháp cải thiện tình trạng này.

Một nghiên cứu chỉ ra rằng việc dạy trẻ từ 4 ngày tuổi đến 12 tháng tuổi bú đúng cách có thể giúp giảm 65% trường hợp bị đau đầu núm vú. Nếu bạn bị đau núm vú do ma sát, việc bôi các sản phẩm có vitamin A hoặc anhydrous lanolin có thể giúp giảm đau.

2. Chảy máu núm vú do viêm vú

Bệnh viêm vú là một bệnh nhiễm trùng do các ống dẫn sữa sưng to. Chứng này phổ biến nhất ở phụ nữ đang cho con bú nhưng cũng có thể xảy ra ở những phụ nữ không cho con bú và cả ở nam giới. Các yếu tố làm tăng nguy cơ viêm vú bao gồm:

  • Béo phì
  • Hút thuốc
  • Tiểu đường
  • Vừa sinh con

Các cách điều trị viêm vú ở phụ nữ đang cho con bú bạn có thể tham khảo là:

  • Dùng kháng sinh (thường sử dụng khoảng 10-14 ngày)
  • Thay đổi tư thế cho con bú
  • Nghỉ ngơi và tránh căng thẳng
  • Uống thuốc giảm đau như ibuprofen
  • Chườm ấm trước và sau khi cho con bú
  • Giảm ứ dọng sữa gây sưng nề vú bằng cách tiếp tục cho con bú

3. Chảy máu núm vú do nấm candida

Bệnh tưa miệng hay nhiễm nấm candida miệng là một bệnh nhiễm trùng đường miệng mà một số trẻ sơ sinh có thể lây qua cho mẹ khi bú. Đây cũng là tình trạng khá phổ biến và có thể khiến phụ nữ đang cho con bú bị chảy máu núm vú. Khi mắc bệnh này, trẻ sẽ có những mảng trắng cũng như những mảng đỏ bóng, đau trong miệng. Phụ nữ bị nhiễm nấm candida ở núm vú thì có thể gặp các triệu chứng như:

  • Đau núm vú dữ dội
  • Ngực đau mà không có khối u
  • Bong tróc ở núm vú hoặc quầng vú

Để điều trị chứng nhiễm nấm candida, bạn cần giữ vệ sinh đúng cách, bỏ bớt đường và carb tinh chế trong chế độ ăn uống cũng như bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng khác nhau. Trong một số trường hợp, bạn có thể đi khám và uống thuốc theo đơn của bác sĩ.

5. Đầu ti chảy máu do giãn ống dẫn sữa

Giãn ống dẫn sữa là tình trạng ống dẫn sữa bị mở rộng, tắc nghẽn và có thể dẫn đến nhiễm trùng. Bệnh này phổ biến nhất ở phụ nữ ở cuối độ tuổi 40 đến 50 tuổi. Bên cạnh chảy máu núm vú, các triệu chứng khác bạn cũng có thể gặp là:

  • Núm vú bị thụt
  • Núm vú tiết dịch
  • Có u phía sau núm vú
  • Đau vú
  • Bị áp xe hoặc có lỗ rò vùng ngực

Bạn có thể chườm ấm để cải thiện chứng giãn ống dẫn sữa. Bệnh giãn ống dẫn sữa cũng có thể do một số bệnh nhiễm trùng như viêm vú. Trong trường hợp này, bạn có thể nhờ bác sĩ kê thuốc kháng sinh để chữa bệnh.

6. Chảy máu núm vú do viêm da

Tình trạng viêm da cũng có thể gây chảy máu núm vú. Khi vị viêm da, bạn có thể gặp một số dấu hiệu như bị ngứa, đóng vảy, nổi mẩn đỏ ở núm vú hoặc quầng vú. Bạn có thể bị viêm da do kích ứng, nhiễm trùng hoặc dị ứng. Các tác nhân có thể gây viêm da là một số loại vải gây khó chịu cho da, chất tẩy rửa và xà phòng.

Nhiều trường hợp viêm da là do bệnh chàm. Những ai từng bị chàm cũng thường có nguy cơ bị chàm ở ngực cao hơn. Phụ nữ đang cho con bú cũng sẽ mắc chứng này hơn. Bạn nên tránh các sản phẩm có hương liệu, có hóa chất hay có thuốc nhuộm để cải thiện tình trạng viêm da.

7. U nhú trong ống tuyến vú

Tình trạng khối u lành tính xuất hiện trong các ống dẫn sữa là nguyên nhân phổ biến gây chảy máu từ một hoặc cả hai đầu ti. Thông thường, các u nhú sẽ xuất hiện dưới dạng một khối u gần núm vú hoặc nhiều khối u nhỏ hơn nằm ở gần núm vú. Những khối u này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là ở phụ nữ trong độ tuổi từ 35 – 55 tuổi. Chứng này cũng có thể xảy ra ở nam giới nhưng ít phổ biến hơn nhiều.

Bạn sẽ dễ gặp u nhú trong ống tuyến vú hơn nếu có các yếu tố nguy cơ như:

  • Liệu pháp hormone
  • Nạp quá nhiều estrogen
  • Có tiền sử gia đình có khối u vú
  • Sử dụng một số biện pháp tránh thai

8. Núm vú chảy máu do ung thư

Trong một số tình huống hiếm gặp, tình trạng chảy máu núm vú có thể là dấu hiệu ung thư. Triệu chứng này gặp khoảng 3-9% ở phụ nữ ung thư vú. Các triệu chứng ung thư khác bạn cũng có thể gặp bên cạnh chảy máu đầu ti bao gồm:

  • Đau ngực
  • Có khối u và dịch tiết ở ngực
  • Sưng một phần hoặc toàn ngực
  • Dịch tiết không bớt dù bạn đã giữ vệ sinh tốt

9. Chảy máu núm vú do bệnh Paget

Bệnh Paget là tình trạng hiếm gặp liên quan tới ung thư vú với các triệu chứng tương tự như bệnh chàm hoặc bệnh vẩy nến. Khi mắc bệnh này, núm vú có thể có các vết ban đỏ, đau bong tróc, chảy máu và co rút núm vú. Tình trạng này chiếm 1 – 4% các ca ung thư vú. Bệnh thường xảy ra ở phụ nữ trên 50 tuổi. Bác sĩ có thể sẽ chỉ định làm sinh thiết nếu nghi ngờ bạn mắc bệnh Paget.

Nguyên nhân gây tình trạng chảy máu núm vú rất đa dạng nên bạn cần quan sát kỹ các triệu chứng đi kèm để có cách chữa trị chính xác. Trong nhiều trường hợp, bạn sẽ cần đi khám để được bác sĩ kiểm tra và kê toa thuốc.

Như Vũ | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Nguy cơ sốc độc do dùng băng vệ sinh không đúng cách

(98)
Sốc độc là một hội chứng khá nguy hiểm và có thể xảy ra ở mọi đối tượng không phân biệt độ tuổi hoặc giới tính. Tuy không phải là bệnh thường ... [xem thêm]

Viêm âm hộ

(46)
Tìm hiểu chungViêm âm hộ là gì?Viêm âm hộ là những từ dùng để mô tả tình trạng viêm, nhiễm trùng ở âm hộ – bộ phận sinh dục ngoài của nữ. Âm hộ ... [xem thêm]

8 nguyên tắc chăm sóc sức khỏe phụ nữ tuổi 30 nên biết

(61)
Các nguyên tắc chăm sóc sức khỏe phụ nữ tuổi 30 chính là liệu pháp ngăn ngừa lão hóa lành mạnh và toàn diện mà bạn có thể áp dụng ngay để duy trì sức ... [xem thêm]

Bị ngứa lông mu vùng kín: Nguyên nhân và cách khắc phục

(31)
Lông mu tại vùng kín có tác dụng bảo vệ, ngăn chặn các yếu tố từ bên ngoài tác động vào bộ phận sinh dục. Đồng thời, nó còn giúp giảm sự ma sát của ... [xem thêm]

Mất kinh

(16)
Tìm hiểu chungHiện tượng mất kinh là gì?Mất kinh hay còn gọi vô kinh, là hiện tượng không xuất hiện kinh nguyệt. Chu kỳ kinh nguyệt của mỗi phụ nữ đều ... [xem thêm]

Lạc nội mạc tử cung

(11)
Bệnh lạc nội mạc tử cung là gì? Bệnh có nguy hiểm không? Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này, mời bạn tham khảo bài viết sau đây.Tìm hiểu chungBệnh lạc ... [xem thêm]

3 loại tinh dầu thích hợp để mát xa ngực

(49)
Dáng chuẩn hay body chuẩn luôn là mục tiêu mà cô gái nào cũng muốn hướng đến. Bên cạnh những bài tập thể dục squat mông hay những bài tập eo thon gọn, bạn ... [xem thêm]

4 nguyên nhân gây rách âm đạo bạn không ngờ tới

(20)
Rách âm đạo là một trong những tai nạn thường gặp khi “yêu”, đặc biệt khi bạn quan hệ thường xuyên. Vậy làm thế nào để khắc phụ nguyên nhân gây ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN