Nguy cơ sốc độc do dùng băng vệ sinh không đúng cách

(4.25) - 98 đánh giá

Sốc độc là một hội chứng khá nguy hiểm và có thể xảy ra ở mọi đối tượng không phân biệt độ tuổi hoặc giới tính. Tuy không phải là bệnh thường gặp, nhưng bạn cũng nên quan tâm tìm hiểu để có thể nhận biết bệnh và đề ra các phương pháp phòng ngừa cho bản thân cũng như các thành viên trong gia đình.

Bạn có biết hội chứng sốc độc là gì?

Nếu bạn là con gái đã trải qua chu kỳ kinh nguyệt, bạn có thể đã từng nghe những câu chuyện đáng sợ về hội chứng sốc nhiễm độc, một căn bệnh nghiêm trọng có liên quan đến việc sử dụng băng vệ sinh dạng ống (tampon).

Sốc nhiễm độc là một bệnh hệ thống, gây hưởng đến toàn bộ cơ thể. Bệnh thường xảy ra khi thành âm đạo bị trầy xước, tạo điều kiện cho vi khuẩn độc Staphylococcus aureus (Staph) và hiếm gặp hơn là vi khuẩn Streptococcus pyogenes (Strep) xâm nhập. Dù hơn một nửa trường hợp nhiễm độc được ghi nhận có liên quan đến kinh nguyệt do sử dụng tampon không đúng cách, các dụng cụ tránh thai khác như miếng xốp tránh thai và màng ngăn tránh thai cũng có khả năng làm vật chuyển trung gian cho vi khuẩn.

Ngoài ra, một số trường hợp hiếm gặp hơn có thể xảy ra nếu vi khuẩn xâm nhập từ một vết cắt hoặc vết thương khác, phẫu thuật, bỏng, sau khi sinh nở, thủy đậu hay sử dụng bấc mũi quá lâu.

Các dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng sốc độc là gì?

Do bị gây ra bởi chất độc nên hội chứng sốc nhiễm độc sẽ ảnh hưởng đến hầu hết mọi cơ quan trong cơ thể người bệnh và các triệu chứng xảy ra rất đột ngột khi độc tố đã phát tán. Biểu hiện rõ rệt nhất của sốc độc là sốt cao (hơn 38,8°C). Ngoài ra, người bệnh sẽ còn có các dấu hiệu sau:

  • Tụt huyết áp nhanh (có cảm giác lâng lâng hoặc ngất xỉu);
  • Sạm da – giống như phát ban bất cứ nơi nào trên cơ thể, bao gồm cả lòng bàn tay và lòng bàn chân;
  • Nôn mửa hoặc tiêu chảy;
  • Đau cơ hoặc mệt mỏi;
  • Mắt, miệng, cổ họng, và âm đạo sưng đỏ;
  • Đau đầu, rối loạn, mất phương hướng, hoặc co giật;
  • Suy thận, suy hô hấp và một số cơ quan khác cũng bị suy giảm chức năng.

Thông thường, các triệu chứng sẽ xuất hiện sau khi cơ thể bị vi khuẩn xâm nhập từ 2-3 ngày. Tuy nhiên, điều này có thể thay đổi tùy theo mức độ bị nhiễm trùng.

Làm thế nào để ngăn ngừa hội chứng sốc độc?

Tuy khả năng nhiễm độc từ vi khuẩn là rất thấp, bạn vẫn nên ngừa bệnh bằng một số biện pháp sau:

  • Làm sạch và băng bó các vết thương ngoài da;
  • Thường xuyên thay băng gạc;
  • Kiểm tra vết thương để thấy dấu hiệu của nhiễm trùng. Nếu vết thương bị đỏ, sưng, đau, hoặc bạn bị sốt, nên nhanh chóng đến gặp bác sỹ để có biện pháp xử lý kịp thời;
  • Nếu bạn là một cô gái mới bắt đầu có chu kỳ, thì cách tốt nhất để tránh hội chứng hội chứng sốc nhiễm độc là dùng băng vệ sinh thông thay vì dùng băng vệ sinh tampon;
  • Đối với những cô gái thích hoặc buộc phải sử dụng tampon, hãy chọn những loại có độ thấm hút thấp nhất thay vì loại siêu thấm và thay chúng thường xuyên. Bảo quản tampon ở nơi thoáng mát, tránh nơi có nhiệt độ và độ ẩm cao (nơi vi khuẩn có thể phát triển), ví dụ, nên để trong phòng ngủ hơn là trong ngăn tủ phòng tắm. Rửa tay sạch sẽ trước và sau khi chèn tampon;
  • Nếu bạn đã bị nhiễm hội chứng sốc nhiễm độc hoặc bị nhiễm trùng Staph hay Strep nghiêm trọng, thì không nên tiếp tục sử dụng tampon hoặc các thiết bị tránh thai liên quan tới hội chứng sốc nhiễm độc.

Bạn nên gặp bác sĩ ngay khi có triệu chứng sốc độc

Sốc độc là một hội chứng nhiễm độc cấp tính rất nguy hiểm. Nếu bạn nghĩ bản thân hay một người nào đó bạn quen biết có dấu hiệu bị nhiễm độc thì nên nhanh chóng đến bệnh viện. Tùy vào triệu chứng, bác sĩ có thể đưa bạn đến phòng khám hoặc phòng cấp cứu ngay lập tức để kiểm tra và làm các xét nghiệm.

Nếu bị nghi ngờ nhiễm hội chứng sốc nhiễm độc, bạn sẽ được tiêm dung dịch và thuốc kháng sinh vào tĩnh mạch sớm nhất có thể. Bác sĩ có thể lấy mẫu từ những vùng bị nghi ngờ nhiễm trùng, chẳng hạn như da, mũi, hoặc âm đạo, để kiểm tra vi khuẩn. Bên cạnh đó, các xét nghiệm máu cũng được tiến hành giúp nhận biết các cơ quan khác (như thận) đang hoạt động thế nào nào và kiểm tra liệu triệu chứng sốc độc có phải bị gây ra bởi các bệnh khác hay không.

Nếu đang sử dụng tampon, các thiết bị tránh thai hoặc các miếng băng gạc, bạn sẽ được các nhân viên y tế lấy ra và rửa sạch vết thương. Nếu có nhiễm trùng (còn gọi là áp-xe), bác sĩ có thể mổ để lấy mủ ra.

Những người bị hội chứng sốc nhiễm độc sẽ phải nhập viện trong vài ngày để các bác sĩ có thể theo dõi huyết áp và nhịp thở, xem các dấu hiệu của các bệnh lý khác (nếu có), chẳng hạn như tổn thương nội tạng. Sốc nhiễm độc là một căn bệnh rất hiếm gặp. Mặc dù có thể gây tử vong, nhưng nếu được phát hiện và điều trị kịp thời thì vẫn có khả năng chữa khỏi.

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Hãy luôn chú ý và thực hiện các bước phòng chống sự xâm nhập của vi khuẩn gây sốc độc để có thể đảm bảo sức khỏe của bạn và cả gia đình.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Mất khả năng cương cứng do nghiện phim người lớn

(63)
Bạn có từng thắc mắc liệu xem quá nhiều phim khiêu dâm có thể gây ra vấn đề về khả năng quan hệ tình dục ở nam giới, ví dụ như chứng rối loạn cương ... [xem thêm]

Cách làm sữa bí đỏ cho bé đơn giản nhưng ngon tuyệt

(86)
Cách làm sữa bí đỏ cho bé rất đơn giản, chỉ với vài bước, bạn đã có ngay món sữa bí đỏ thơm ngon, tốt cho sức khỏe của trẻ. Thời gian gần đây, ... [xem thêm]

Tìm hiểu về bệnh bạch cầu ở trẻ em

(54)
Ung thư máu là một căn bệnh nguy hiểm và thường được phát hiện chậm do các triệu chứng không xuất hiện sớm. Nếu vậy, ung thư máu có chữa được ... [xem thêm]

Viêm tai giữa kiêng ăn gì để tình trạng bệnh nhanh cải thiện hơn?

(84)
Khi bị viêm tai giữa, mủ và chất nhầy sẽ tích tụ sau màng nhĩ, gây tắc nghẽn ống Eustachian. Hiện tượng này sẽ khiến bạn đau nhiều và sưng tai. Tuy nhiên, ... [xem thêm]

Những vấn đề sức khỏe phụ nữ thường mắc phải

(68)
Phụ nữ và nam giới có nhiều vấn đề về sức khỏe tương tự, tuy nhiên chị em phụ nữ thường hay gặp phải một số vấn đề sức khỏe riêng cần được ... [xem thêm]

Bệnh hoàng điểm do tiểu đường

(45)
Tìm hiểu chungLỗ hoàng điểm là tình trạng gì?Lỗ hoàng điểm xảy ra khi có một vết rách nhỏ trong hoàng điểm, vùng nằm ở trung tâm của mô nhạy cảm với ... [xem thêm]

10 lời khuyên cho chăm sóc sức khỏe của lưng

(43)
Những lời khuyên nhằm làm cho lưng bạn khỏe mạnh 10 lời khuyên giúp lưng bạn khỏe mạnh​, bao gồm các lời khuyên về nâng vác, làm thế nào để ngồi ... [xem thêm]

Phù niêm

(95)
Tìm hiểu chungBệnh phù niêm là gì?Phù niêm là một thuật ngữ liên quan đến chứng suy giáp tiến triển nặng. Đây là tình trạng xảy ra khi cơ thể không sản ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN