9 lỗi thường gặp khi dùng kem dưỡng khiến làn da biểu tình

(3.74) - 16 đánh giá

Bạn nghĩ rằng việc sử dụng kem dưỡng là bước đơn giản nhất trong quy trình chăm sóc da vì chỉ cần “bơm” một lượng kem dưỡng và bôi lên mặt là xong. Thế nhưng tại sao bạn dùng kem dưỡng trong một thời gian dài mà vẫn không đem lại hiệu quả tích cực nào đối với da?

Từ việc chọn một sản phẩm không phù hợp với làn da, hay việc thoa kem dưỡng sai cách… tất cả đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến làn da mỏng manh của bạn.

Hãy cùng Chúng tôi điểm qua 9 sai lầm mà bạn vô tình mắc phải khi thoa kem dưỡng để tránh việc làn da phải “biểu tình” và kêu cứu nhé!

1. Bỏ qua bước kiểm tra khi mua kem dưỡng mới

Khi vừa mua một loại kem dưỡng mới, nhiều người thường phấn khích sử dụng luôn mà bỏ qua bước kiểm tra kem trên một vùng da nhỏ.

Dendy Engelman, bác sĩ da liễu tại New York khuyên rằng bạn hãy nên thử sản phẩm trên một vùng nhỏ ở cổ hoặc ở tay trong vòng một tuần trước khi thoa lên toàn bộ khuôn mặt. Ngoài việc đảm bảo rằng sản phẩm phù hợp với bạn, điều này còn giúp bạn nhận biết lỗ chân lông có bị tắc nghẽn hay không, một nguyên nhân dẫn đến mụn.

Và hãy kiểm tra sản phẩm thật kỹ để đảm bảo các thành phần có khả năng gây kích ứng như AHA, BHA, retinol… sẽ không có bất kỳ ảnh hưởng xấu nào đến làn da yêu của bạn.

2. Dùng kem dưỡng không phù hợp với loại da của mình

Loại kem dưỡng tốt nhất không phải loại được nhiều người khen nhất mà là loại phù hợp nhất với làn da của bạn.

Chúng ta thường có suy nghĩ các sản phẩm dùng trực tiếp lên mặt thì càng đắt càng tốt, nhưng điều này lại không hoàn toàn đúng.

Hiệu quả của một sản phẩm đôi khi không chỉ nằm ở kết cấu, công dụng hay thương hiệu mà lại nằm ở chỗ nó có phù hợp với làn da của bạn hay không.

Joshua Zeichner, giám đốc nghiên cứu mỹ phẩm và da liễu tại Bệnh viện Mount Sinai, cho biết: Hiện có rất nhiều sản phẩm kem dưỡng trên thị trường ở dạng gel hay kem… nên bạn cần biết da của mình thuộc loại nào, cần thành phần nào và tìm thành phần đó trong loại kem mà bạn sắp mua.

Nếu bạn có da khô, hãy tìm kem dưỡng có chứa hyaluronic acid và ceramide, những thành phần này sẽ tạo một hàng rào bảo vệ da, cải thiện tình trạng bong tróc da, cũng như cung cấp đủ ẩm đủ nước cho da.

Hay nếu bạn sở hữu làn da dầu thì kem dưỡng dạng kem và không chứa dầu là một sự lựa chọn hoàn hảo.

3. Bỏ qua bước dưỡng khi da đang bị mụn

Nhiều cô nàng đang bị mụn thường bỏ qua bước thoa kem dưỡng ẩm vì nghĩ rằng việc làm này sẽ giúp da thông thoáng hơn, tuy nhiên điều này không hề đúng.

Một trong những nguyên nhân chính gây nên mụn là sự tích tụ của dầu thừa, gây tắc nghẽn lỗ chân lông, từ đó sinh ra vi khuẩn gây mụn.

Và khi bạn không sử dụng kem dưỡng ẩm, làn da sẽ báo hiệu tình trạng thiếu ẩm bằng cách tiết nhiều dầu hơn. Điều này vô tình sẽ khiến tình trạng mụn của bạn sẽ trở nên dai dẳng hơn.

Trong trường hợp da bạn dễ nổi mụn, hãy tránh những thành phần như cồn, dầu có kết cấu đặc mà thay vào đó chọn kem dưỡng có kết cấu dịu nhẹ, lành tính với các thành phần được chứng minh lâm sàng để ngăn ngừa mụn như adapalene, benzoyl peroxide và axit salicylic.

4. Chỉ sử dụng dầu để dưỡng ẩm

Mặc dù các loại dầu dưỡng ẩm và làm dịu làn da khô và bị kích ứng rất tốt, nhưng không có nghĩa là chúng có thể thay thế cho kem dưỡng ẩm tiêu chuẩn của bạn.

“Kem dưỡng ẩm có chứa thành phần hút ẩm giúp hút phân tử nước vào trong da, trong khi dầu dưỡng chỉ có thể làm mềm bề mặt da mà thôi”, bác sĩ da liễu Lily Talakoub tại Mỹ cho biết.

Do đó, bác sĩ Lily khuyên rằng nếu bạn muốn dùng dầu để dưỡng da, hãy dùng nó cùng với kem dưỡng theo thứ tự kem trước và dầu sau.

5. Chỉ thoa kem dưỡng khi da khô

Một sai lầm thường gặp phải là sau khi rửa mặt, bạn lau khô da rồi mới thoa kem dưỡng ẩm, khiến sản phẩm không thể phát huy hết tác dụng của nó. Vì kem có hiệu quả nhất là khi da vẫn còn ẩm, lúc này da sẽ hấp thụ tốt nhất độ ẩm và khóa ẩm trong thời gian dài.

Thời điểm tốt nhất để bôi kem là khi bạn vừa rửa mặt xong. Khi đó da đang ẩm sẽ tạo điều kiện để kem thẩm thấu vào trong tốt hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tẩy da chết 1-2 tuần/lần để lấy đi lớp da già cỗi.

6. Sử dụng kem dưỡng sai thứ tự

Để có được lợi ích tối đa từ những sản phẩm bạn sử dụng trong chu trình dưỡng da, trước hết bạn phải sử dụng chúng đúng theo trình tự.

Bạn nên bắt đầu với những sản phẩm lỏng nhất, tiếp đến là các sản phẩm đặc hơn.

Thứ tự thông thường sẽ là: tẩy trang – sữa rửa mặt – toner – serum – kem dưỡng – kem chống nắng (vào ban ngày).

7. Tẩy da chết cho da khô thay vì phải dưỡng ẩm cho chúng

Khi nhìn thấy một làn da xỉn màu, bong tróc, phản xạ đầu tiên của chúng ta là tìm cách lột và tẩy lớp da ấy đi, nhưng sự thật là làn da đang “kêu cứu” và cần được cấp ẩm đúng cách.

Bác sĩ Zeichner giải thích: Nếu làn da của bạn đang bị bong tróc khá nhiều, thì điều đó có nghĩa da đang bị thiếu ẩm.

Việc đầu tiên là hãy lắng nghe những gì làn da của bạn đang cần và lựa chọn một loại dưỡng ẩm phù hợp trong chu trình chăm sóc da để khôi phục và “hồi sinh” làn da.

8. Thoa kem dưỡng mạnh tay

Bạn nghĩ rằng việc thoa kem càng mạnh tay sẽ giúp kem thẩm thấu nhanh và tốt hơn?

Sự thật là kem dưỡng ẩm nên được massage nhẹ nhàng lên da. Việc dùng tay tác động lên da sẽ làm tăng lưu thông máu, giúp hấp thụ các dưỡng chất được hiệu quả hơn.

Bác sĩ Engelman cảnh báo: Việc chà xát quá mạnh trên da có thể làm phá vỡ hàng rào bảo vệ da, khiến da trở nên mẫn cảm hơn và có khả năng gây viêm da.

9. Sử dụng kem dưỡng ban ngày vào ban đêm

Vào ban đêm, làn da của bạn sẽ bước vào giai đoạn tái tạo và phục hồi các tế bào. Do đó để hỗ trợ quá trình này, bạn cần sử dụng những sản phẩm phù hợp với da.

Loại kem vào ban đêm thường có các thành phần như peptide, retinol và có kết cấu đặc hơn, giúp làm dịu, nuôi dưỡng và tái tạo làn da.

Thêm vào đó, ban đêm cũng là thời điểm độ ẩm trên da giảm mạnh, vì thế việc dưỡng da ban đêm với đúng loại kem là bước vô cùng quan trọng.

Thương Trần / HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

9 bí quyết giúp bạn tỉnh táo hơn khi cho con bú đêm

(94)
Bé sơ sinh thức đêm ngủ ngày là nỗi ám ảnh của nhiều gia đình. Tình trạng bé khóc và thức đêm kéo dài khiến bố mẹ thiếu ngủ triền miên, kiệt sức, ... [xem thêm]

4 hiểm họa của mùa hè

(72)
Mùa hè là thời điểm trẻ em mong chờ nhất trong năm vì đây là lúc các bé được vui chơi thỏa thích sau một năm học miệt mài tại trường. Tuy nhiên, hoạt ... [xem thêm]

Nguy hiểm rình rập khi sinh con thuận tự nhiên

(33)
Sinh con thuận tự nhiên hay sinh con tại nhà là một khái niệm y khoa không mới và phương pháp này được áp dụng một cách rất khoa học. Tuy nhiên, nếu áp dụng ... [xem thêm]

Áp lực lời nói: triệu chứng kinh điển của rối loạn lưỡng cực

(79)
Bệnh rối loạn lưỡng cực là một vấn đề sức khỏe thần kinh phổ biến với một loạt triệu chứng dễ dàng bắt gặp trong cuộc sống hàng ngày, bao gồm áp ... [xem thêm]

Tại sao bạn bị tăng cân sau khi uống thuốc tránh thai?

(21)
Một vài phụ nữ cảm thấy mình tăng cân sau khi bắt đầu uống thuốc tránh thai. Vậy uống thuốc tránh thai có tăng cân không? Lý giải hiện tượng này như thế ... [xem thêm]

Cùng tìm hiểu bà bầu bị trĩ có nên sinh thường

(19)
Phụ nữ thường hay gặp phải tình trạng táo bón trong thời gian mang thai và đó cũng chính là nguyên nhân phổ biến khiến bà bầu bị trĩ. Tùy vào mức độ ... [xem thêm]

3 sự thật thú vị về dương vật của đàn ông

(31)
Dương vật của đàn ông có thể không đơn giản như bạn nghĩ, loại “vũ khí” này của đấng mày râu cũng ẩn chứa nhiều bí mật lắm đấy. Ngay cả khi bạn ... [xem thêm]

Cách điều trị chấn thương cổ tay khi chơi thể thao

(27)
Chấn thương khi chơi thể thao là điều mà người chơi hết sức lo lắng. Trong đó, chấn thương cổ tay là tình trạng thường hay gặp phải.Chấn thương cổ tay ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN