9 bí quyết giúp bạn tỉnh táo hơn khi cho con bú đêm

(3.54) - 94 đánh giá

Bé sơ sinh thức đêm ngủ ngày là nỗi ám ảnh của nhiều gia đình. Tình trạng bé khóc và thức đêm kéo dài khiến bố mẹ thiếu ngủ triền miên, kiệt sức, gây ảnh hưởng không nhỏ tới công việc ngày hôm sau cũng như làm xáo trộn cuộc sống của cả gia đình. Làm sao để bé ngủ suốt đêm? Hãy tìm câu trả lời ngay trong bài viết sau của Chúng tôi.

Muốn giúp bé ngủ suốt đêm, trước hết bạn nên tìm hiểu về nhu cầu giấc ngủ của bé. Điều này còn giúp bạn bớt căng thẳng và chuẩn bị tốt hơn trong việc sắp xếp giờ ngủ hợp lý cho bé.

  • Trong 2 tháng đầu, nhu cầu về dinh dưỡng trẻ sơ sinh vượt qua nhu cầu ngủ. Trẻ cần được bú sữa 2 giờ một lần nếu trẻ bú mẹ, nếu trẻ bú bình thì có thể bú ít thường xuyên hơn một chút. Trẻ có thể cần ngủ từ 10 – 18 giờ mỗi ngày và mỗi lần thường từ 3 – 4 giờ. Tuy nhiên, khi còn nhỏ, trẻ không có khả năng phân biệt giữa ngày và đêm. Vì vậy, trẻ thường ngủ bất kỳ lúc nào, không phân biệt giờ giấc. Điều đó cũng có nghĩa là trẻ có thể thức giấc vào lúc từ 1 – 5 giờ sáng trong khi người lớn đang say giấc.
  • Khi trẻ từ 3 – 6 tháng tuổi, nhiều bé sơ sinh có thể ngủ trong suốt 6 giờ. Đây là một thói quen ngủ tốt của bé.
  • Đến khoảng 6 – 9 tháng, khi trẻ có thể nhận thức được việc ngủ vào buổi tối và không muốn ở một mình buổi tối, trẻ có thể khóc vào ban đêm để bố mẹ quan tâm bé và luôn ở cạnh khi bé ngủ.

Sắp xếp giờ ngủ hợp lý cho trẻ sơ sinh để bé ngon giấc suốt đêm

Trong một nghiên cứu có sự tham gia của 405 bà mẹ có con ở giai đoạn từ 7 – 36 tháng tuổi. Kết quả cho thấy trẻ sơ sinh ngủ theo thói quen hàng đêm có thể chìm vào giấc ngủ nhanh hơn, ngủ ngon giấc hơn và ít khóc vào ban đêm hơn.

Một số phụ huynh đã rèn thói quen ngủ buổi tối cho bé từ 6 – 8 tuần tuổi. Chìa khóa để rèn thói quen ngủ cho bé thành công là:

  • Cho bé chơi các trò chơi vận động trong ngày và trò chơi không sôi động vào buổi tối. Điều này giúp bé hoạt động nhiều trong ngày và không bị kích thích ngay trước khi đi ngủ nên sẽ dễ ngủ vào buổi tối hơn.
  • Cố gắng duy trì các hoạt động buổi tối cho bé và lặp lại hàng ngày.
  • Bạn nên ghi nhớ những hoạt động mà bé yêu thích trước khi đi ngủ và cùng bé thực hiện điều đó. Với cách làm này, bé sẽ mong đợi đến giờ đi ngủ để được làm điều mình thích.
  • Chuẩn bị nơi ngủ của bé sạch sẽ, thoải mái. Kiểm tra nhiệt độ trong phòng không quá nóng hoặc quá lạnh vì nóng bé dễ thức giấc, còn lạnh bé dễ bị bệnh. Giữ không gian phòng ngủ của bé luôn yên tĩnh, tắt đèn và cố gắng không thay đổi điều này vì khi bé thức giấc giữa đêm, bé cũng dễ ngủ lại.

Cho bé đi ngủ như thế nào?

Từ khi bé 6 – 12 tuần tuổi, bạn hãy vỗ về bé cho đến khi bé buồn ngủ. Khi bé sắp ngủ, hãy đặt bé xuống và để bé tự chìm vào giấc ngủ. Bạn không nên đợi cho tới khi bé ngủ say trên tay mình. Khi trẻ có thói quen bế ngủ này, bạn muốn thay đổi lại sẽ khó hơn.

Khi có thể tự chìm vào giấc ngủ, bé sẽ có khả năng tự điều chỉnh. Bạn không cần phải bế bồng, ôm, vỗ về mỗi khi bé thức giấc vào lúc nửa đêm. Với bé khó ngủ, khi đặt xuống bé tỉnh dậy và khóc thét, bạn đừng nản lòng mà hãy kiên nhẫn dỗ bé lại từ đầu.

Chú ý an toàn giấc ngủ cho bé suốt cả đêm dài

Trước khi quan tâm đến mẹo giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon, khi đặt bé xuống giường, dù vào ban ngày hay đêm, các chuyên gia nhi khoa khuyên bạn nên tuân thủ những nguyên tắc sau:

  • Luôn đặt bé xuống ở tư thế nằm ngửa
  • Luôn để bé ngủ ở nơi có mặt phẳng và chắc chắn. Không đặt bé nằm ở ghế xe hơi hay xe đẩy
  • Nếu bé ngủ trong ghế ngồi hoặc xe đẩy, hãy bế bé ra giường, nôi
  • Bé nên ngủ chung phòng với bố mẹ, nhưng không ngủ cùng giường với bố mẹ
  • Lấy các vật mềm, gối, thú nhồi bông, thú bằng nhựa… ra khỏi nôi. Mời bạn xem thêm bài viết Khi nào cho bé ngủ gối?
  • Cho bé ngậm núm vú giả khi bé ngủ trưa và đi ngủ buổi tối
  • Tránh đội nón len hay vải cho bé để ấm đầu vì việc đội nón có thể làm bé nóng
  • Không hút thuốc
  • Nếu bạn mệt mỏi, khi cho bé bú trước khi ngủ, bạn không nên ngồi trên ghế vì nếu ngủ quên, bạn có thể gây nguy hiểm cho bé.

Áp dụng phương pháp quan sát tiến bộ của trẻ khi ngủ (Ferber)

Một phương pháp rèn luyện giấc ngủ cho trẻ sơ sinh được nhiều người biết đến là phương pháp Ferber. Mục tiêu của phương pháp này là rèn cho trẻ cách tự ngủ và khả năng ngủ trở lại khi bé thức giấc trong đêm. Phương pháp này được bác sĩ Richard Ferber, Giám đốc Trung tâm Rối loạn giấc ngủ nhi khoa tại Bệnh viện Nhi Boston, Mỹ, phát triển. Ông khuyên bố mẹ không nên bắt đầu rèn thói quen ngủ cho trẻ cho tới khi bé 5 – 6 tháng tuổi. Dưới đây là hướng dẫn thực hiện phương pháp Ferber để giúp trẻ ngủ ngon giấc hơn:

  • Đặt em bé vào nôi khi bé đang buồn ngủ. Sau khi đặt bé, bạn có thể rời khỏi phòng.
  • Nếu trẻ khóc, hãy nán lại vài phút. Thời gian chờ này tùy thuộc vào bạn hoặc từ 1 – 5 phút.
  • Khi vào lại phòng của bé, hãy cố gắng vỗ về bé nhưng không bế bé lên và không ở lại quá 2 – 3 phút, ngay cả khi bé vẫn còn đang khóc. Nhìn thấy bố mẹ, bé sẽ an tâm rằng bố mẹ vẫn đang ở gần mình nên có thể tiếp tục ngủ.
  • Nếu bé vẫn tiếp tục khóc, hãy tăng dần khoảng thời gian bạn chờ đợi trước khi quay lại phòng kiểm tra bé lần tiếp theo. Ví dụ: Nếu bạn đợi 3 phút lần đầu tiên, hãy đợi 5 phút lần thứ 2 và sau đó là 10 phút ở lần tiếp theo.
  • Hôm sau, bạn đợi 5 phút lần đầu tiên, 10 phút lần thứ 2, và 12 phút ở lần tiếp theo.

Việc áp dụng phương pháp này có thể khó khăn trong vài đêm đầu tiên. Bạn có thể thấy sự tiến bộ trong thói quen ngủ của bé vào ngày thứ 3 hoặc 4. Hầu hết bố mẹ đều thấy sự cải thiện rõ rệt trong vòng một tuần.

Bí quyết: Nếu bạn muốn thử phương pháp Ferber, hãy nghỉ ngơi đầy đủ vì bạn sẽ phải dành nhiều thời gian lắng nghe tiếng khóc của bé, kiểm tra đồng hồ khi vào và ra khỏi phòng nhiều lần. Bạn cũng phải thật cứng rắn khi rèn thói quen ngủ cho bé. Chỉ sau vài ngày đến một tuần, bạn sẽ thấy sự tiến bộ đáng kể từ bé.

Mời bạn xem thêm các cách luyện cho bé ngủ trong 2 bài viết Bé ngủ ngon hơn với hai phương pháp luyện ngủ của Chúng tôi và Phương pháp luyện ngủ bế lên đặt xuống.

Thay đổi thói quen làm trẻ sơ sinh ngủ ngày, thức đêm

Để rèn thói quen bé ngủ suốt đêm, bạn nên chú ý thay đổi những điều làm bé thức đêm ngủ ngày, ví dụ như:

  • Nhiều bé ban ngày ở nhà rất ngoan, ngủ nhiều và sâu giấc, nhưng bé thường thức dậy chơi vào lúc nửa đêm, có khi còn khóc đòi bế đi lại quanh phòng. Nguyên nhân có thể là do bạn bật đèn ngủ để tiện cho việc chăm sóc bé vào ban đêm. Ánh sáng này làm bé mất khả năng phân biệt ngày – đêm và cũng dễ bị thức giấc.
  • Một số bố mẹ không thể cầm lòng khi thấy con ở một mình hay khi bé khóc. Nếu thấy bé cựa mình và khóc là vội vàng bế bé lên và vỗ về, dỗ dành, điều này cũng tạo thói quen làm bé phụ thuộc nhiều vào bố mẹ và không thể tự ngủ một mình. Do đó, bạn hãy cố gắng kìm lòng lại để tập thói quen ngủ tốt cho bé.
  • Khi còn nhỏ, bé thường tỉnh dậy lúc nửa đêm vì nhiều nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân phổ biến là do thói quen bú sữa. Trong một số trường hợp, bé thức giấc có thể do đói nhưng cũng có thể cảm thấy bất an do tiếng ồn hay giật mình. Tuy nhiên, nhiều bà mẹ có thói quen cứ khi bé thức đêm là cho bé bú hoặc uống sữa. Điều này hình thành thói quen bú vào ban đêm và bé luôn thức giấc lúc nửa đêm.
  • Việc cho bé ngủ quá nhiều vào ban ngày và dành thời gian chơi quá nhiều với bé với nhiều hoạt động vận động cũng làm trẻ bị kích thích và khó ngủ vào ban đêm.

Mẹo giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm của các mẹ bỉm sữa

Nhiều bà mẹ rơi vào tình cảnh vất vả, xanh xao, mất ăn mất ngủ vì con mình luôn thức đêm, ngủ ngày đã tìm ra những bí quyết và chia sẻ với nhau như sau:

  • Ru con ngủ bằng những giai điệu nhẹ nhàng, tình cảm là cách được nhiều bà mẹ lựa chọn. Khi nghe thấy tiếng ru, bé có cảm giác bố mẹ đang ở rất gần mình, nên có cảm giác an toàn và dễ chìm vào giấc ngủ.
  • Dùng phương pháp xoa cũng là cách không cần bế bé lên, bé có thể tự ngủ khi nằm ở nôi hoặc giường. Bạn có thể xoa nhẹ ở vùng chân mày, vùng trán, sống lưng và chân tay bé. Nhiều bé thích phương pháp xoa này và nhanh chóng chìm vào rất ngủ.
  • Lau người cho bé bằng nước ấm và mặc cho bé những bộ đồ thoáng mát, thoải mái, tạo không gian ngủ yên tĩnh, thoáng mát về mùa hè, ấm áp vào mùa đông cũng giúp ích bé thoải mái và ngủ ngon hơn. Tránh gây tiếng ồn, ánh sáng khi bé ngủ cũng rất giúp ích để bé ngủ sâu giấc, ít thức dậy vào ban đêm.
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng cách massage cho bé ngủ ngon hơn.

Hồng Nhung/HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Nicotine trong thuốc lá gây nghiện mạnh đến mức nào?

(23)
“Nicotine gây nghiện chẳng kém gì heroin hay cocaine”. Theo một nghiên cứu của ĐH Boston, Hoa Kỳ thì cứ 10 người cai hút thuốc, có từ 6-9 người tái nghiện. ... [xem thêm]

101 ngại ngần của các anh khi đi khám tinh hoàn

(46)
Thực hiện khám tinh hoàn là một phần quan trọng không thể thiếu trong tiến trình khám thể chất tổng quát bình thường của nam giới ở tuổi dậy thì.Khám ... [xem thêm]

Hiệu ứng ASMR là gì mà giúp bạn cực khoái như lên đỉnh?

(76)
ASMR hiện đang trở thành một trào lưu khi nhiều người chơi Youtube liên tục cho ra đời những video với tiếng nói chuyện thì thầm, tiếng gõ đồ vật, tiếng ... [xem thêm]

Ưu và nhược điểm của các loại dầu ăn

(87)
Không phải mọi loại dầu ăn đều lý tưởng để kết hợp với tất cả các loại thực phẩm. Có khi dầu ôliu hợp với món này nhưng không hợp khi chiên xào ... [xem thêm]

5 cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm cho cả nhà

(72)
Bạn có thể bị ngộ độc thực phẩm do chế biến không kỹ, ăn uống ngoài đường, trải nghiệm món lạ… Liệu có cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm để ... [xem thêm]

Bố mẹ chú ý khi bấm lỗ tai cho bé để không bị nhiễm trùng

(84)
Tại một số bệnh viện, nếu trẻ sơ sinh là gái và được bố mẹ đồng ý, nhân viên y tế sẽ bấm lỗ tai cho bé ngay sau khi bé chào đời. Tuy nhiên, bạn cũng ... [xem thêm]

Bố mẹ chăm sóc bé vừa nhổ răng xong như thế nào?

(10)
Thậm chí người lớn sau khi nhổ răng xong cũng sẽ cảm thấy đau. Vì vậy, sau khi bác sĩ đã nhổ một đến hai chiếc răng sữa của con bạn, bạn nên tìm hiểu ... [xem thêm]

Đừng giảm cân bằng những sản phẩm ngọt ngào

(42)
Đối với những người có mong muốn giảm cân mạnh mẽ, dùng thêm chất bổ sung (CBS) hay thực phẩm chức năng (TPCN) có vẻ như là một giải pháp thời thượng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN