Nguy hiểm rình rập khi sinh con thuận tự nhiên

(3.8) - 33 đánh giá

Sinh con thuận tự nhiên hay sinh con tại nhà là một khái niệm y khoa không mới và phương pháp này được áp dụng một cách rất khoa học. Tuy nhiên, nếu áp dụng không đúng cách có thể dẫn đến tình huống đáng tiếc xảy ra.

Gần đây, trên mạng xã hội lan truyền thông tin về một sản phụ trẻ ở Hưng Yên tự sinh con tại nhà. Bà mẹ trẻ này đã tự đỡ đẻ cho chính mình, không cho con chích ngừa, không cắt dây rốn ngay mà vẫn để cho nhau thai gắn với em bé cho đến khi rốn tự rụng sau 6 ngày. Bà mẹ này còn cho biết mình đã áp dụng phương pháp da kề da suốt 4 giờ sau sinh và còn nhấn mạnh rằng mình không cho em bé bú ngay mà để bé tự tìm ti mẹ sau 30 phút sinh ra.

Thực chất khái niệm sinh con thuận tự nhiên phải hiểu sao cho đúng? Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau của Chúng tôi.

Sinh con thuận tự nhiên là gì?

1. Thuận tự nhiên là gì?

Lotus Birth hay “thuận tự nhiên” là phương pháp không mới trong y khoa nhưng phương pháp này cần áp dụng đúng thời điểm, đúng loại bệnh.

2. Sinh con thuận tự nhiên là như thế nào?

Sinh con thuận tự nhiên là sau khi bé sinh ra đời không tiến hành cắt bỏ dây rốn mà vẫn để cho phần nhau thai gắn với cơ thể trẻ cho đến khi rốn tự rụng.

Hiện chưa có nghiên cứu khoa học cụ thể nào về việc sinh con thuận tự nhiên theo cách này. Rất nhiều bác sĩ sản phụ khoa lên tiếng cảnh báo về những nguy cơ nhiễm trùng khi để em bé gắn với nhau thai nhiều ngày sau khi sinh ra.

Sinh con tại nhà ở các nước tiên tiến

Hiện nay ở nhiều nước tiên tiến, việc sinh con tại nhà vẫn được tiến hành và thường diễn ra trong môi trường nước. Khi người mẹ sinh con tại nhà sẽ luôn có đội ngũ y bác sĩ sản khoa túc trực cùng các thiết bị y tế hiện đại để hỗ trợ kịp thời nếu có bất trắc xảy trong cuộc vượt cạn. Song để có thể sinh con tại nhà, người mẹ phải hội đủ các điều kiện sau:

  • Không mắc bệnh tiểu đường hay huyết áp cao
  • Không có nguy cơ biến chứng như sinh non, tiền sản giật hoặc thai ngôi mông
  • Người mẹ chưa từng sinh mổ hoặc phẫu thuật tử cung.

Ngoài ra, trước khi quyết định cho bà bầu sinh con tại nhà, bác sĩ sẽ cho tiến hành làm rất nhiều xét nghiệm sàng lọc trước sinh để đánh giá sức khỏe của thai phụ và thai nhi nhằm giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra cho cả mẹ và bé. Nếu sau khi khám sàng lọc, thai phụ và thai nhi không có bất kỳ nguy cơ nào, bác sĩ sẽ tư vấn về những tai biến sản khoa có thể xảy ra để gia đình cân nhắc có nên chọn sinh con tại nhà hay không.

Sinh con tại nhà ở nước ta

Việc sinh con tại nhà ở nước ta không phải là hiếm nhưng thường chỉ xảy ra ở vùng xa xôi hẻo lánh. Tuy nhiên, hiện nay số người ủng hộ phương pháp sinh này đang có chiều hướng gia tăng. Không giống như nước ngoài, sinh nở tại nhà ở nước ta không có sự hỗ trợ của nhân viên y tế, không có dụng cụ đỡ đẻ được vô trùng, trẻ sinh ra không được tiêm vắc xin phòng bệnh, không cắt dây rốn cho trẻ, người mẹ không được làm các xét nghiệm trước sinh…

Nguy cơ mẹ và bé yêu gặp phải khi sinh con tại nhà

Sinh con tại nhà thực sự ẩn chứa nhiều mối nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

1. Mẹ

Từ lâu ông bà ta hay nói “người chửa cửa mả” để nói đến những nguy hiểm mà một bà bầu phải đối mặt trong suốt thai kỳ và kể cả khi sinh nở. Trong thực tế, nền y khoa hiện đại đã điểm mặt 5 tai biến sản khoa phổ biến nguy hiểm cho cả mẹ và em bé, thậm chí có thể tử vong như:

  • Băng huyết sau sinh: xảy ra kể với cả những bà mẹ sinh con lần đầu
  • Vỡ tử cung
  • Uốn ván dây rốn
  • Tiền sản giật
  • Nhiễm khuẩn sau sinh.

Ngay cả khi sản phụ sinh con tại một bệnh viện hiện đại, những tai biến này vẫn có thể xảy ra. Song bà mẹ có khả năng cao vượt qua nguy hiểm do được bác sĩ can thiệp kịp thời.

Việc chọn sinh tại nhà không có sự hỗ trợ của bác sĩ sản khoa hay nhân viên y tế sẽ khiến cả mẹ và bé phải đối mặt với nguy hiểm nếu mẹ sinh khó, ngôi thai ngược, tràng hoa cuốn cổ thai nhi hay nhau tiền đạo. Sinh khó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ và bé, thậm chí là tử vong.

Ngoài ra, sinh con tại nhà còn khiến bà mẹ có nguy cơ cao bị sa sinh dục do không được cắt khâu tầng sinh môn dẫn đến nhiễm trùng cơ quan sinh dục. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới sa sinh dục (sa tử cung).

2. Bé yêu

Việc sinh con tại nhà khiến trẻ sơ sinh phải đối mặt với rất nhiều nguy hiểm:

  • Bé sinh tại nhà có nguy cơ cao bị ngạt thở vì không có bình oxy, dụng cụ hút đàm nhớt
  • Việc không cắt dây rốn mà để nhau thai vẫn gắn với cơ thể bé cho đến khi rốn tự rụng khiến trẻ có nguy cơ cao bị nhiễm trùng khi nhau thai hoại tử. Đây chính là ổ vi khuẩn khổng lồ.
  • Nguy cơ tử vong cao nếu trẻ bị mắc các dị tật bẩm sinh mà khi khám thai có thể không phát hiện ra. Ví dụ: Trẻ bị tim bẩm sinh nếu sau khi sinh ra không được can thiệp y khoa kịp thời, trẻ sẽ có nguy cơ tử vong cao.
  • Bé yêu bị chấn thương do mẹ khó sinh như trường hợp ở Lào Cai. Sản phụ tự sinh tại nhà, do sinh khó nên người nhà dùng dao rạch tầng sinh môn của mẹ để bé có thể chào đời và đã rạch trúng đầu bé.
  • Nguy cơ nhiễm trùng do các dụng cụ đỡ đẻ không được vô trùng, nhiễm trùng từ người nhà.

Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con, bạn hãy đến các cơ sở y tế sinh con. Đừng nghe theo một cách mù quáng những lời tuyên truyền về việc sinh con thuận tự nhiên của một người nào đó vì có thể tiền mất tật mang.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Biến chứng bệnh tiểu đường: đau và loét chân

(61)
Bệnh tiểu đường là bệnh nguy hiểm, gây ra nhiều biến chứng đối với bệnh nhân và một trong số đó là tình trạng đau và loét chân. Tất cả bệnh nhân ... [xem thêm]

4 bước đẩy lùi các cơn đau thắt lưng

(21)
Các cơn đau thắt lưng là những cơn đau co giật hoặc chuột rút gây đau nhức ở lưng. Cơn đau xuất hiện có thể là do việc hoạt động các cơ ở lưng quá ... [xem thêm]

9 loại thực phẩm cần tránh nếu bạn bị bệnh viêm ruột

(74)
Các bệnh lý và rối loạn liên quan đến dạ dày thường kèm theo một danh sách dài các loại thực phẩm và hoạt động mà bạn cần tránh nếu không muốn tình ... [xem thêm]

Trước khi hiến máu nên ăn gì mới tốt?

(87)
Hiến máu là nghĩa cử đẹp hiện đang được phổ biến ở khắp nơi tại các trường học, khu phố… Tuy nhiên, bạn cần biết được trước khi hiến máu nên ... [xem thêm]

Giang mai thần kinh

(64)
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh giang mai có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng, bao gồm cả việc tấn công vào hệ thần kinh.Tìm hiểu ... [xem thêm]

Làm sáng tỏ sự thật về lợi ích của glucosamine

(45)
Glucosamine là một chất tự nhiên được tìm thấy ở lớp dịch bao quanh các khớp trong cơ thể. Glucosamine có thể giúp bạn làm giảm những cơn đau do viêm khớp, ... [xem thêm]

10 khác biệt giữa gia đình tốt và gia đình thông thái

(92)
Gia đình tốt sẽ nuôi dưỡng con cái dựa vào những chuẩn mực của xã hội. Còn gia đình thông thái sẽ dạy dỗ con vừa theo truyền thống vừa có những điểm ... [xem thêm]

Béo phì và bệnh tim

(42)
Con bị béo phì khiến bạn lo lắng cho sức khỏe của trẻ trong tương lai. Điều này thôi thúc bạn không ngừng tìm mọi bí quyết cũng như cách giảm cân cho trẻ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN