Áp lực lời nói: triệu chứng kinh điển của rối loạn lưỡng cực

(4.21) - 79 đánh giá

Bệnh rối loạn lưỡng cực là một vấn đề sức khỏe thần kinh phổ biến với một loạt triệu chứng dễ dàng bắt gặp trong cuộc sống hàng ngày, bao gồm áp lực giao tiếp bằng lời nói.

Người bị áp lực trong giao tiếp (áp lực lời nói) có xu hướng dùng tốc độ cực nhanh để nói chuyện với người khác. Điều này khiến cho những người xung quanh khó có thể nắm rõ vấn đề mà người đó đang nói đến.

Bên cạnh đó, nội dung câu chuyện của người gặp áp lực lời nói tương đối khó hiểu, lan man do người truyền đạt thường không ngắt, nghỉ đúng chỗ.

Lời nói gây áp lực có thể bị xáo trộn và khó hiểu, vì người nói có thể không dừng lại ở những điểm thích hợp.

Áp lực giao tiếp bằng lời nói biểu hiện như thế nào?

Thực tế, áp lực lời nói không phải là bệnh lý cụ thể. Đây là dấu hiệu đại diện cho một số rối loạn tâm thần tiềm ẩn. Chẳng hạn như:

  • Tâm thần phân liệt
  • Rối loạn lo âu
  • Bệnh rối loạn lưỡng cực

Ở người mắc bệnh rối loạn lưỡng cực, áp lực giao tiếp có thể xuất hiện cùng với một số yếu tố như:

  • Nói rất nhanh, không biết điểm dừng
  • Lời nói thể hiện lối suy nghĩ phi logic
  • Nội dung câu chuyện không được sắp xếp theo thứ tự hợp lý
  • Trong một số tình huống, âm lượng của người nói tăng cao bất thường
  • Nói về rất nhiều ý tưởng cùng lúc
  • Nội dung câu chuyện xoay quanh những điều bất mãn của người nói ở nơi làm việc, trường học, gia đình hoặc cộng đồng
  • Những câu chuyện cười hoặc trò đùa kém duyên được lồng vào câu chuyện
  • Cảm giác cấp bách khi nói chuyện
  • Không làm chủ được lời nói

Những người bị bệnh rối loạn lưỡng cực phải trải qua hai giai đoạn hưng cảm và trầm cảm liên tục. Áp lực lời nói là một triệu chứng có xu hướng xảy ra trong thời gian hưng cảm.

Một số biểu hiện khác của người mắc bệnh rối loạn lưỡng cực trong giai đoạn này có thể bao gồm:

  • Đề cao giá trị bản thân
  • Ảo tưởng về sự vĩ đại của chính mình
  • Thực hiện những hành vi liều lĩnh, mạo hiểm
  • Giảm nhu cầu ngủ
  • Tinh thần hưng phấn bất thường
  • Lạc quan thái quá
  • Có xu hướng bồn chồn khi phải ngồi yên một chỗ
  • Giảm khả năng tập trung

Vì sao áp lực giao tiếp bằng lời nói xảy ra?

Một người mắc chứng rối loạn lưỡng cực không có khả năng gặp vấn đề với áp lực lời nói trong giai đoạn trầm cảm. Các nhà nghiên cứu cho rằng áp lực giao tiếp bằng lời nói là hệ quả của những ý tưởng chóng vánh mà một người mắc bệnh rối loạn lưỡng cực nghĩ đến trong giai đoạn hưng cảm.

Bộ não thường có thể ưu tiên những suy nghĩ “đặc biệt”, dựa trên tầm quan trọng của chúng đối với tình huống hiện tại. Nếu mắc chứng rối loạn lưỡng cực, bạn có thể gặp khó khăn trong việc phân loại những suy nghĩ này. Điều này có nghĩa là những suy nghĩ không liên quan đến nội dung câu chuyện bạn đang đề cập đến vẫn có thể “xen ngang” vào mạch truyện.

Trong giai đoạn hưng cảm, những ý tưởng như vậy có xu hướng đến nhanh hơn và tần suất xuất hiện cũng nhiều hơn trong tư duy của người bệnh. Chính vì lý do này, độ mạch lạc cũng như tính logic của câu chuyện do họ truyền đạt không cao.

Mặt khác, trong tình huống này, bạn cũng có thể cảm thấy bản thân cần chia sẻ những suy nghĩ này với người khác càng sớm càng tốt. Sự thúc đẩy đó cũng là yếu tố nguy cơ dẫn đến áp lực lời nói.

Biến chứng của áp lực lời nói với bệnh rối loạn lưỡng cực

Áp lực giao tiếp bằng lời nói không gây ra biến chứng đáng kể. Tuy nhiên, yếu tố rối loạn tiềm ẩn của tình trạng này có thể dẫn đến những tác động lớn, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần cũng như sức khỏe tổng thể của bạn.

Tùy vào tình trạng rối loạn tâm thần “đứng sau” áp lực lời nói, các biến chứng có thể xuất hiện khác nhau giữa mỗi cá nhân.

Đối với bệnh rối loạn lưỡng cực, các tình trạng sau rất có thể xảy ra:

  • Trầm cảm
  • Chứng rối loạn tăng động giảm chú ý
  • Rối loạn lo âu

Lúc này, bạn sẽ cần đến gặp bác sĩ để tiếp nhận liệu pháp điều trị y tế nhằm kiểm soát các triệu chứng do những tình trạng trên gây ra. Nếu không kiểm soát tốt, trường hợp tệ nhất là người bệnh có nhiều khả năng tự tử.

Mặt khác, các mối quan hệ của người bị bệnh rối loạn lưỡng cực cũng sẽ chịu ảnh hưởng theo chiều hướng tiêu cực do sự thay đổi tâm trạng liên tục của người đó. Ngoài ra, đi kèm với vấn đề này là hiệu suất công việc kém, đồng thời khả năng duy trì sự nghiệp hoặc công việc ổn định cũng sẽ suy giảm đáng kể.

Các biện pháp điều trị

Nhìn chung, áp lực giao tiếp bằng lời nói không phải là bệnh lý nên không thể áp dụng biện pháp điều trị trực tiếp. Thay vào đó, bác sĩ chuyên khoa tâm lý sẽ tập trung điều trị nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng này.

Đối với trường hợp rối loạn lưỡng cực, người bệnh có thể gặp một số khó khăn trong việc chẩn đoán. Do đó, bạn có thể được điều trị bởi nhiều bác sĩ khác nhau trước khi nhận được kết quả chẩn đoán chính xác nhất.

Sau khi chẩn đoán thành công, người mắc chứng rối loạn lưỡng cực có thể học cách kiểm soát tình trạng của mình bằng sự kết hợp giữa thuốc và liệu pháp tâm lý.

Thuốc điều trị rối loạn lưỡng cực gồm ba loại, với khả năng hạn chế hoặc chấm dứt hẳn tình trạng áp lực giao tiếp bằng lời nói. Những loại thuốc này thường là:

  • Thuốc chống loạn thần, chẳng hạn như lithium carbonate.
  • Chất ổn định tâm trạng, ví dụ như axit valproic hoặc lithium.
  • Thuốc chống trầm cảm cũng có thể được áp dụng với liều thấp. Tuy nhiên, trường hợp này rất ít xảy ra do thuốc chống trầm cảm có khả năng khiến giai đoạn hưng cảm trở nên nghiêm trọng hơn.

Thêm vào đó, người bị rối loạn lưỡng cực nên được tư vấn tâm lý liên tục trong suốt liệu trình điều trị. Biện pháp này có thể là “chìa khóa vàng” để giải quyết tận gốc vấn đề tâm thần trên.

Mặt khác, môi trường sinh sống cũng như hoàn cảnh gia đình sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả điều trị.

Những tình trạng liên quan đến áp lực giao tiếp bằng lời nói khác

Bên cạnh chứng rối loạn lưỡng cực, áp lực lời nói còn có thể đại diện cho một số vấn đề tâm thần khác. Những rối loạn có mối liên hệ với giai đoạn hưng cảm đều có khả năng tạo áp lực cho người bệnh trong lúc giao tiếp.

Tình huống điển hình nhất là rối loạn tâm thần phân liệt. Tình trạng tâm thần này liên quan đến sự đổ vỡ liên kết giữa suy nghĩ, cảm xúc và hành vi.

Người bị tâm thần phân liệt có xu hướng đắm chìm trong ảo tưởng của bản thân và tự cô lập mình khỏi thế giới thực tại. Những ý tưởng mông lung, mơ hồ và phi thực tế góp phần tạo nên triệu chứng áp lực giao tiếp bằng lời nói.

Một số tình trạng sức khỏe phổ biến khác cũng có khả năng dẫn đến áp lực lời nói, bao gồm:

Bệnh ADHD, còn gọi là rối loạn tăng động giảm chú ý

Rối loạn tăng động giảm chú ý gây cản trở cho việc tập trung và làm suy giảm khả năng tổ chức trong suy nghĩ cũng như hành động. Người bệnh có thể sở hữu những suy nghĩ cuồng loạn hoặc suy nghĩ quá nhanh, tạo tiền đề cho áp lực lời nói xảy ra.

Bạn có thể muốn tìm hiểu: 10 dấu hiệu cảnh báo về bệnh ADHD ở người trưởng thành.

Lo lắng

Một số người có thể trở nên lo lắng về việc mình không thể kịp thời giải thích một vấn đề gì đó cho người nghe hiểu rõ, dẫn đến tình huống họ đột nhiên tăng tốc độ nói và khiến nội dung chủ đề đang được nói đến trở nên xáo trộn, khó hiểu.

Thông thường, những người này không có khả năng kiểm soát mong muốn của bản thân.

Sử dụng các chất kích thích

Thói quen không lành mạnh này rất dễ dẫn đến các biểu hiện của áp lực giao tiếp bằng lời nói. Điều này có thể do phần lớn chất kích thích có công dụng “đẩy” tinh thần của người dùng lên cao đáng kể.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

9 vấn đề thường gặp khi xăm hình

(85)
Xã hội hiện tại đang dần có cái nhìn thiện cảm hơn đối với chuyện xăm hình. Xăm như là một biểu tượng, một dấu ấn riêng cho giới trẻ khẳng định ... [xem thêm]

Khám phá bí quyết hỗ trợ điều trị u xơ tử cung từ Nga Phụ Khang

(54)
U xơ tử cung là một bệnh phụ khoa phổ biến với tỷ lệ mắc lên đến 50% ở phụ nữ trên 30 tuổi, với chị em ngoài 45 tuổi, con số này có thể tăng lên ... [xem thêm]

Viêm dạ dày mạn tính có nguy hiểm không?

(73)
Viêm dạ dày mạn tính là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Nó có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu bạn không có biện pháp điều trị kịp ... [xem thêm]

Vật lý trị liệu giảm đau bằng cơ chế nào?

(100)
Vật lý trị liệu giảm đau bằng rất nhiều cách khác nhau. Các chuyên gia trị liệu sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ để áp dụng những hình thức ... [xem thêm]

Chứng rối loạn thách thức chống đối ở trẻ em

(34)
Bạn đã từng nghe nói về chứng rối loạn thách thức chống đối (Oppositional Defiant Disorder – ODD) ở trẻ em chưa? Đây là một căn bệnh tâm lý khá phổ biến ... [xem thêm]

Tìm hiểu về tình trạng hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh

(74)
Việc giữ ấm cho trẻ sơ sinh là điều hết sức quan trọng. Trong một số trường hợp, tình trạng hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh lại xảy ra bất chấp mọi nỗ ... [xem thêm]

Hạ đường huyết ở phụ nữ mắc đái tháo đường thai kỳ

(74)
Bạn có biết khi nào chỉ số đái tháo đường thai kỳ là bình thường? Điều này rất cần thiết vì bạn có thể nhận ra ngay khi mình đang bị hạ đường ... [xem thêm]

9 điều bạn nên biết về xét nghiệm máu

(60)
Bạn có thể cần xét nghiệm máu khi khám sức khỏe định kỳ hoặc có bệnh lý cần kiểm tra máu. Hãy trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để có kết ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN