4 loại dụng cụ nấu ăn độc hại trong gian bếp nhà bạn

(3.77) - 53 đánh giá

Bạn có đang dùng các loại xoong nồi chống dính, phủ gốm hay làm bằng các chất liệu như nhôm và đồng? Đây chính là 4 dụng cụ nấu ăn độc hại bạn vẫn vô tư dùng để chế biến thức ăn mỗi ngày mà không hề biết đấy!

Dụng cụ nấu ăn là vật dụng không thể thiếu trong gian bếp của gia đình. Chúng ta vẫn có xu hướng chọn mua các dụng cụ này ở siêu thị hay đơn giản trong một cửa hàng gần nhà mà không biết rõ loại nồi nào là an toàn cho sức khỏe của mình. Sau đây là 4 loại dụng cụ nấu ăn độc hại mà bạn nên cân nhắc phòng tránh khi chọn mua.

1. Dụng cụ nấu ăn chống dính

Nguồn: brighside.me

Nhiều người sử dụng các loại xoong nồi chống dính bởi vì tính thuận tiện và phổ biến. Tuy nhiên, dụng cụ nấu ăn chống dính lại thường chứa Teflon chính là một loại hóa chất cực kỳ nguy hiểm với nguy cơ gây bệnh:

• Bệnh cúm Teflon: Các loại đồ nấu nướng bằng Teflon được phủ lớp phủ PTFE (polytetrafluoroethylene), là một polymer nhựa thải ra các loại độc tố khi làm nóng trên 300ºC. Khói độc này có thể gây ra các triệu chứng giống như cúm gọi là cúm Teflon. Chứng bệnh này không chỉ nguy hiểm cho con người mà còn gây tử vong cho chim cảnh như vẹt.

• Bệnh ung thư: Một hợp chất hóa học khác được tìm thấy trong đồ nấu nướng Teflon là PFOA (axit perfluorooctanoic), có liên quan đến một số loại ung thư bao gồm ung thư vú, tuyến tiền liệt và ung thư buồng trứng.

Bạn có thể thay thế đồ nấu nướng Teflon bằng các dụng cụ nấu an toàn hơn như đồ nấu nướng bằng gang thật. Đồ nấu bằng gang thật làm nóng tốt, không gây rò rỉ bất cứ chất độc hại nào vào thức ăn và còn là cách tăng nồng độ sắt tự nhiên cho bạn.

2. Dụng cụ nấu ăn bằng nhôm

Nguồn: brighside.me

Việc sử dụng nhôm quá phổ biến vì đây là kim loại phong phú nhất, rất bền, nhẹ, linh hoạt và có thể tái chế. Tuy nhiên, dụng cụ nấu bằng nhôm cũng có nhiều nguy hiểm tiềm ẩn.

Nhôm là kim loại gây độc thần kinh. Hàm lượng nhôm cao liên quan đến một số bệnh ở hệ thần kinh trung ương, bao gồm Alzheimer và ALS. Mặc dù dụng cụ nấu bằng nhôm thường có lớp phủ, song lớp phủ dễ bị sứt mẻ, giải phóng kim loại độc hại vào thức ăn.

Vì thế, bạn có thể cân nhân nhắc đến dụng cụ nấu ăn làm bằng thủy tinh. Đồ nấu nướng bằng thủy tinh bền, thân thiện với môi trường và không mùi, không vị. Tuy dụng cụ nấu bếp bằng thủy tinh không có tính năng chống dính nhưng đồ nấu nướng an toàn này có giá khá mềm đấy!

3. Dụng cụ nấu ăn bằng đồng

Nguồn: brighside.me

Đồ nấu nướng bằng đồng có khả năng dẫn nhiệt và làm nóng rất nhanh. Giống như một số kim loại nặng khác, một lượng nhỏ đồng rất quan trọng đối với sức khỏe con người. Nhưng một lượng dư thừa đồng trong cơ thể có thể dẫn đến ngộ độc kim loại nặng.

Khi dụng cụ nấu bằng đồng không được phủ, nó có thể giải phóng đồng khi nấu thức ăn có tính axit. Và khi được phủ, lớp phủ thường chứa niken, đây cũng là một nguyên tố độc hại.

Thay vào đó, bạn nên sử dụng dụng cụ nấu nướng bằng thép không rỉ. Đây là vật liệu tương đối nhẹ và có khả năng chống trầy xước và có thể được chế tạo thành dụng cụ chống dính.

4. Dụng cụ nấu ăn phủ gốm

Nguồn: brighside.me

Đồ gốm tráng men trông đẹp mắt và có vẻ như là một lựa chọn an toàn lúc đầu. Tuy nhiên, lớp phủ gốm thường có nhiều nguy cơ tiềm ẩn.

Lớp phủ gốm mềm không bền và bắt đầu sứt mẻ sau vài tháng sử dụng. Khi điều đó xảy ra, chì và cadmium đôi khi được tìm thấy trong lớp phủ sẽ lẫn vào thực phẩm của bạn và sau đó đi vào cơ thể bạn.

Nhiễm độc chì là một trong những loại ngộ độc kim loại nguy hiểm nhất và có thể dẫn đến đau bụng, nhức đầu, vô sinh và các biến chứng sức khỏe khác. Trong những trường hợp nặng, bạn có thể hôn mê và tử vong.

Thay vào đó, bạn hãy dùng dụng cụ nấu bằng gốm 100%. Đây là một trong những lựa chọn tốt nhất và an toàn nhất vì gốm được làm bằng nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên, không độc hại và sẽ không bị bóc vỏ hoặc bong tróc. Tuy giá thành khá cao nhưng đồ dùng bằng gốm rất bền.

Lựa chọn dụng cụ làm bếp an toàn không những đảm bảo bữa ăn ngon cho gia đình mà còn giúp bạn luôn khỏe mạnh để thực hiện những kế hoạch của riêng mình. Bạn hãy là người nội trợ thông minh khi biết cách loại bỏ 4 loại nồi độc hại trên ra khỏi gian bếp của nhà mình nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

11 “bài tập thể dục cho não” giúp bạn thông minh hơn

(37)
Não bộ cũng như cơ bắp, cần được tập luyện, để hoạt động hiệu quả. Một số câu đố vui hơi hóc búa sẽ là bài tập thể dục cho não rất tốt để ... [xem thêm]

Carb là gì? Vai trò của carb đối với sức khỏe

(80)
Carb là gì? Carb (Carbohydrate) là một trong các chất dinh dưỡng quan trọng cho mọi hoạt động của cơ thể. Thiếu đi loại chất này, cơ thể sẽ bị mệt mỏi, ... [xem thêm]

Làm thế nào để chiến đấu với stress?

(91)
Căng thẳng (stress) là một trong những nguyên nhân khiến cuộc sống của bạn trở nên nặng nề. Vậy căng thẳng là gì và liệu có biện pháp nào để giảm bớt ... [xem thêm]

10 bí quyết thời trang che mỡ bụng giúp bạn tự tin hẹn hò

(32)
Mặc dù có khảo sát cho thấy đàn ông thích phụ nữ đầy đặn hơn là mình hạc xương mai nhưng điều này cũng không khiến các cô nàng có vòng eo bánh mì cảm ... [xem thêm]

[Infographic] Tăng động giảm chú ý ở trẻ: Nỗi lo của phụ huynh

(72)
Hội chứng tăng động giảm chú ý là một rối loạn có tính chất tâm lý dễ gặp. Ngày nay tỷ lệ trẻ bị tăng động khá cao. Trẻ mắc chứng rối loạn tăng ... [xem thêm]

7 cách giúp bạn vượt qua nỗi sợ thất bại

(69)
Nỗi ám ảnh sợ thất bại có thể khiến bạn khước từ hoặc bỏ lỡ nhiều cơ hội đến với mình. Cơ hội sẽ không đến với bạn quá nhiều lần, bạn có ... [xem thêm]

11 dấu hiệu cho thấy bạn nên đưa trẻ đi kiểm tra thị lực

(49)
Kiểm tra thị lực hay đo thị lực là một phần quan trọng trong công cuộc chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là với trẻ em. Việc này giúp chẩn đoán và phát hiện ... [xem thêm]

5 điều cần ghi nhớ khi cho trẻ mới tập đi ăn vặt

(10)
Dù cho những bà mẹ vẫn thường hay căn dặn: “Con không được ăn trước bữa tối vì nó sẽ làm hư răng đấy!” thì nhiều bậc cha mẹ thỉnh thoảng vẫn ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN