9 cách giữ bình tĩnh giúp bạn luôn vững vàng tâm lý

(3.68) - 80 đánh giá

Cách giữ bình tĩnh chính là bí quyết giúp bạn vượt qua những trở ngại cảm xúc, đồng thời là kỹ năng mềm có thể mang lại thành công trong tương lai.

Nếu bạn không biết cách giữ bình tĩnh trước những cơn nóng giận, điều này có thể dẫn đến một loạt các vấn đề như phát ngôn những lời lẽ không hay, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, bạo lực thể xác… Bản thân bạn sẽ lãng phí rất nhiều thời gian để suy nghĩ về các sự kiện làm bạn khó chịu hoặc trút giận về những người bạn không thích.

Cách giữ bình tĩnh không có nghĩa là bạn sẽ không bao giờ tức giận. Thay vào đó, phương pháp này liên quan đến việc học cách nhận biết, đối phó và thể hiện sự tức giận theo hướng tích cực và lành mạnh hơn. Dưới đây bạn hãy cùng tìm hiểu 9 cách giữ bình tĩnh giúp bạn luôn vững vàng tâm lý nhé!

1. Xác định yếu tố gây mất bình tĩnh

Nếu bạn là người thường mất bình tĩnh, bạn có thể dễ dàng nhận biết được những điều khiến bản thân dễ tức giận. Chẳng hạn như phải chờ đợi, ùn tắc giao thông, bị chỉ trích hay chỉ đơn giản là quá tải công việc.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn có quyền đổ lỗi cho mọi người hoặc hoàn cảnh bên ngoài khiến bạn không thể mất kiểm soát. Thay vào đó, bạn cần lên một kế hoạch phù hợp để kiểm soát những yếu tố kích hoạt sự tức giận, hoặc chỉ đơn giản là tránh né những điều đó.

Có nhiều cách để bạn có thể tránh được những yếu tố gây kích hoạt cơn nóng giận, chẳng hạn như sắp xếp thời gian đến địa điểm cần tới để hạn chế chờ đợi lâu hay học cách nhìn nhận lại bản thân khi bị chỉ trích.

2. Tập kỹ thuật thở cơ hoành

Phương pháp hít thở sâu là một trong những cách giữ bình tĩnh phổ biến nhất mà các chuyên gia chăm sóc sức khỏe đưa ra để giúp bạn kiểm soát cơn giận. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn cần biết kỹ thuật thở sao cho đúng cách để giữ bình tĩnh hiệu quả.

Theo các tác giả của một nghiên cứu năm 2017, kỹ thuật thở cơ hoành có thể giúp thư giãn cơ thể. Trong quá trình nghiên cứu, một nhóm người tham gia đã thở bằng cơ hoành, trong khi nhóm còn lại không điều trị gì cả. Vào cuối nghiên cứu, nhóm thở cơ hoành có nồng độ cortisol (một loại hormone liên quan đến sự căng thẳng) thấp và khả năng chú ý tốt hơn.

Các bước thực hiện phương pháp thở cơ hoành bao gồm:

  • Nằm trên một bề mặt phẳng, gối đầu bằng gối với hai chân hơi co
  • Đặt tay phải lên ngực, tay trái đặt trên bụng ngay dưới bờ sườn để cảm nhận được sự di chuyển của cơ hoành khi hít thở
  • Hít vào chậm qua mũi sao cho bàn tay trên bụng có cảm giác bụng phình lên, lồng ngực không di chuyển
  • Hóp bụng lại và thở ra chậm qua miệng với thời gian thở ra gấp đôi thời gian hít vào

3. Sử dụng kẹo cao su

Cách giữ bình tĩnh này nghe có vẻ kỳ lạ, nhưng hoạt động nhai kẹo cao su có thể giúp giảm căng thẳng và cải thiện cảm xúc tiêu cực. Hiện có hai nghiên cứu đều cho ra kết quả tích cực từ việc nhai kẹo cao su tác động đến khả năng làm nhiều việc một lúc và tinh thần căng thẳng.

Trong nghiên cứu từ năm 2016, những người nhai kẹo cao su khi bị căng thẳng đã có những cảm nhận như:

  • Cải thiện tâm trạng
  • Giảm triệu chứng trầm cảm
  • Giảm căng thẳng, lo lắng trong công việc

Một nghiên cứu khác từ năm 2009 đã phát hiện ra rằng những người nhai kẹo cao su có thể cải thiện tâm trạng tiêu cực và tăng sự bình tĩnh. Các nhà nghiên cứu không chắc chắn điều gì đã gây ra phản ứng này, nhưng họ đưa ra giả thuyết rằng đó có thể là do lưu lượng máu đến não tăng lên. Điều này giúp não hoạt động và kiểm soát tốt hơn.

4. Truyền tải cảm xúc qua nét chữ

Những cảm giác tiêu cực thường gây ra những tác động xấu đến tinh thần và sức khỏe mỗi khi bạn trải qua. Tuy nhiên, có một số nghiên cứu cho thấy việc ghi chép lại suy nghĩ của bản thân có thể là cách giữ bình tĩnh và kiểm soát những cảm xúc tiêu cực hiệu quả.

Một số nghiên cứu năm 2017 cho thấy, khi viết về cảm xúc có thể giúp giảm các triệu chứng về thể chất và tâm lý. Các tác giả nghiên cứu đã làm việc với 66 người viết về các sự kiện chấn thương, cảm xúc hoặc căng thẳng quan trọng trong 20 phút mỗi ngày. Kết quả cho thấy những tác động tích cực đến khả năng đối phó cảm xúc, cải thiện khả năng giao tiếp và nhận thức của họ.

5. Lắng nghe bản nhạc yêu thích

Nhiều người nhận thấy rằng âm nhạc cũng là cách giữ bình tĩnh khi bị căng thẳng hoặc buồn bã. Theo một nghiên cứu, âm nhạc có hiệu quả trong việc giảm phản ứng tâm lý của một người đối với căng thẳng. Cơ thể có thể sản xuất ít hormone gây căng thẳng hơn và hệ thống thần kinh có thể phục hồi nhanh hơn sau khi trải nghiệm những cảm xúc tiêu cực.

6. Luyện tập yoga mỗi ngày

Các bài tập yoga có tác động lên đến cả thể chất và tinh thần. Yoga là phương pháp tập luyện khá phổ biến, một phần là do những lợi ích sức khỏe.

Ví dụ, theo một nghiên cứu, lợi ích của yoga là cách giữ bình tĩnh đối với nhiều người thông qua khả năng tác động đến các khía cạnh bao gồm:

  • Giảm đau mãn tính
  • Giảm căng thẳng, lo lắng
  • Cải thiện triệu chứng trầm cảm

Những lợi ích sức khỏe khác của yoga bao gồm:

  • Cải thiện tính linh hoạt
  • Tăng cường sức mạnh tổng thể
  • Tăng cường sức khỏe tim mạch
  • Cải thiện chất lượng cuộc sống và giấc ngủ

7. Chia sẻ với bạn bè và người thân

Một trong những cách giữ bình tĩnh hiệu quả là bạn hãy trò chuyện về một vấn đề hoặc bày tỏ cảm xúc với bạn bè hoặc người thân. Tuy nhiên, bạn phải hiểu rõ việc chia sẻ câu chuyện để giảm bớt sự tức giận và tìm hướng xử lý chứ không phải trút giận lên người nghe.

Nếu bạn chia sẻ vấn đề theo hướng trút giận sẽ khiến người nghe bị tổn thương, đôi lúc cảm giác giống “thùng rác cảm xúc”. Bên cạnh đó, nếu bạn lựa chọn lầm người để chia sẻ, chẳng hạn như người không biết giữ bí mật hay ghét thầm bạn, đây có thể là nguồn cơn đưa bạn vào tình huống căng thẳng khác.

8. Xác định cơn giận là “bạn” hay “kẻ thù”

Trước khi bạn hành động để làm dịu bản thân, hãy tự hỏi bản thân rằng sự tức giận là bạn hay là kẻ thù. Nếu bạn nhận thấy quyền lợi của bản thân đang bị xâm phạm, sự tức giận có thể là “bạn” mang đến sự can đảm và lập trường để lấy lại quyền lợi. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng bạn thoải mái thể hiện cảm xúc qua những hành động hay lời lẽ chỉ trích.

Nếu sự tức giận khiến bạn gây ra đau khổ hoặc đả kích tiêu cực cho người khác hay cho chính bạn, thì sự tức giận này có thể là “kẻ thù”. Trong trường hợp đó, bạn cần học cách giữ bình tĩnh bằng cách làm dịu cảm xúc của chính mình.

9. Thay đổi cách suy nghĩ tích cực

Để giữ bình tĩnh không phải là chuyện dễ dàng, đặc biệt là khi bạn đang tức giận. Do đó, bạn cần thay đổi hướng suy nghĩ để làm dịu cảm xúc trong hiện tại cũng như trong tương lai. Một vấn đề không bao giờ tồn tại 100% yếu tố tiêu cực, mà luôn hiện hữu cả 2 yếu tố tích cực và tiêu cực, điều quan trọng là liệu bạn có nhìn ra hay không.

Ví dụ, bạn đang làm việc với mức lương thấp nhưng khối lượng và áp lực công việc không tương xứng với mức lương. Tháng nào bạn cũng phải đau đầu về mặt tài chính với các chi phí trang trải cuộc sống. Thay vì tức giận, bạn hãy giữ bình tĩnh để lựa chọn 2 hướng giải quyết tích cực sau đây:

• Hướng 1: Bạn quyết định nghỉ và tìm kiếm công việc với mức lương tương xứng hơn.

• Hướng 2: Bạn cố gắng trau dồi kỹ năng cho đến một thời điểm nhất định và đàm phán lại về mức lương. Nếu không được như ý muốn, bạn có thể tự tin rằng bản thân đã có đủ khả năng để bước ra thị trường công việc với mức lương xứng đáng hơn.

Một trong những cách giữ bình tĩnh hiệu quả nhất chính là cách suy nghĩ của bạn. Do đó, bạn hãy suy nghĩ đánh giá về mặt tích cực, tiêu cực để đưa ra hướng đi hiệu quả hơn.

Với 9 cách giữ bình tĩnh trên, hy vọng có thể giúp bạn luôn có tinh thần khỏe mạnh và suy nghĩ thấu đáo để đương đầu với những khó khăn trong cuộc sống.

Hoàng Trí | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

10 bí quyết để bạn hạnh phúc hơn mỗi ngày

(82)
Bạn có đang cảm thấy hạnh phúc và vui vẻ không? Nếu bạn vẫn hay lo âu, phiền muộn và buồn bã vì nhiều thứ, tại sao không thử ngay 10 bí quyết mà Hello ... [xem thêm]

Vì sao bạn thường mất tập trung?

(82)
Bạn có đang tốn rất nhiều thời gian để thực hiện một cuộc hẹn với khách hàng, làm bài tập, dọn dẹp nhà cửa hoặc chẳng làm được việc gì ra hồn ... [xem thêm]

5 điều bạn cần biết về hội chứng Munchausen

(18)
Khi còn bé, bạn đôi khi sẽ thích mình bị bệnh để được bố mẹ chăm sóc. Tuy nhiên, nếu tâm lý này vẫn tiếp tục kéo dài đến khi lớn thì đây có thể là ... [xem thêm]

Áp lực lời nói: triệu chứng kinh điển của rối loạn lưỡng cực

(79)
Bệnh rối loạn lưỡng cực là một vấn đề sức khỏe thần kinh phổ biến với một loạt triệu chứng dễ dàng bắt gặp trong cuộc sống hàng ngày, bao gồm áp ... [xem thêm]

3 bước kiểm soát hiệu quả bệnh rối loạn lưỡng cực

(18)
Rối loạn lưỡng cực là một bệnh tâm lí – thần kinh, còn được gọi là bệnh lưỡng cực hay bệnh hưng-trầm cảm, đặc trưng bởi sự thay đổi rõ rệt ... [xem thêm]

Áp lực thi cử: Nguyên nhân khiến bạn mất điểm oan!

(57)
Không chỉ học sinh hay sinh viên mới bị áp lực thi cử, bạn vẫn có thể lo lắng cho các kỳ thi bằng lái xe, thi chứng chỉ ngoại ngữ… Tâm trạng này chẳng ... [xem thêm]

6 bí quyết giúp mối quan hệ gia đình đầm ấm hơn

(10)
Khi có những mối quan hệ gia đình bền chặt, bạn sẽ luôn cảm thấy an toàn và hạnh phúc. Vậy làm sao bạn có thể xây dựng một gia đình đầm ấm ngay cả khi ... [xem thêm]

9 dấu hiệu cảnh báo bạn đang chìm đắm trong sự cô đơn

(27)
Ngay cả khi đang bận rộn, sự cô đơn vẫn có thể nhấn chìm bạn với cảm giác trống rỗng trong trái tim… Bạn có biết những thói quen hàng ngày nào chứng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN