5 điều bạn cần biết về hội chứng Munchausen

(4.17) - 18 đánh giá

Khi còn bé, bạn đôi khi sẽ thích mình bị bệnh để được bố mẹ chăm sóc. Tuy nhiên, nếu tâm lý này vẫn tiếp tục kéo dài đến khi lớn thì đây có thể là dấu hiệu của hội chứng Munchausen. Chứng rối loạn tâm lý này có thể ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe thể chất của người bệnh.

Những người mắc hội chứng Munchausen có thể “thích” bị bệnh tới nỗi tự tổn hại bản thân để tạo ra các triệu chứng bệnh. Trong bài viết sau, bạn hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu dấu hiệu, nguyên nhân, cách chẩn đoán và chữa trị hội chứng nguy hiểm này nhé.

1. Hội chứng Munchausen là gì?

Hội chứng Munchausen là một dạng rối loạn tâm lý mà người mắc liên tục và cố tình hành động như mình bị bệnh về thể chất hoặc tinh thần (mặc dù họ không thực sự bị bệnh). Đây được coi là một bệnh tâm thần vì có liên quan đến những vấn đề nghiêm trọng về cảm xúc. Hội chứng này được đặt tên theo Baron von Munchausen, một sĩ quan người Đức thế kỷ XVIII mắc hội chứng này.

Những người mắc hội chứng Munchausen có thể tự tạo những triệu chứng bệnh cho bản thân để có được sự chăm sóc, chú ý hay cảm thông như những bệnh nhân thật. Hầu hết các triệu chứng thường liên quan đến bệnh thể chất như đau ngực, các vấn đề về dạ dày hoặc sốt, hiếm khi biểu hiện các rối loạn tâm thần.

Không có số liệu thống kê số người mắc hội chứng Munchausen. Dù vậy, đây vẫn được coi là một hội chứng hiếm gặp. Việc thống kê số người mắc hội chứng này cũng rất khó khăn và không chính xác vì những người này thường không trung thực và đi khám ở nhiều bệnh viện khác nhau.

Nhìn chung, hội chứng Munchausen phổ biến ở nam giới hơn nữ giới. Hội chứng này cũng có thể xuất hiện ở trẻ em nhưng lại thường thấy ở người trẻ tuổi.

Những người mắc hội chứng Munchausen có nguy cơ gặp các vấn đề về sức khỏe, thậm chí tử vong khi tự làm tổn thương bản thân để tạo ra các triệu chứng giả. Bên cạnh đó, họ có thể gặp các vấn đề sức khỏe khi thực hiện các xét nghiệm, thủ thuật và phương pháp điều trị. Ngoài ra, họ cũng có nguy cơ lạm dụng chất gây nghiện và tự tử cao. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có cách ngăn ngừa hội chứng nguy hiểm này.

2. Dấu hiệu của hội chứng Munchausen

Những người mắc hội chứng này thường cố tình tạo ra hoặc phóng đại các triệu chứng mình có theo nhiều cách. Họ có thể nói dối hoặc ngụy tạo các triệu chứng bằng cách tự làm tổn thương bản thân hay tìm cách thay đổi kết quả xét nghiệm.

Các dấu hiệu cho thấy một người mắc hội chứng Munchausen bao gồm:

  • Có nhiều vết sẹo phẫu thuật
  • Không tự tin và không xác định được bản sắc của bản thân
  • Có tiểu sử bệnh án rất nghiêm trọng nhưng không nhất quán
  • Có kiến thức sâu rộng về bệnh, bệnh viện và thuật ngữ y khoa
  • Chỉ xuất hiện các triệu chứng khi ở cùng người khác hoặc được theo dõi
  • Có thêm nhiều triệu chứng sau khi nhận được kết quả xét nghiệm âm tính
  • Bệnh tái phát sau khi đã có cải thiện và việc tái phát bệnh này rất thường xảy ra
  • Sẵn sàng hoặc háo hức làm các xét nghiệm y tế, phẫu thuật hoặc các thủ thuật khác
  • Từng đi khám tại rất nhiều bệnh viện, phòng khám, thậm chí có thể đi khám ở các thành phố khác nhau
  • Miễn cưỡng khi bác sĩ muốn gặp hoặc nói chuyện với gia đình, bạn bè hoặc các bác sĩ từng chữa trị cho bệnh nhân trước đây
  • Có các triệu chứng không rõ ràng, khó kiểm soát và những triệu chứng này thường trở nên nghiêm trọng hơn hoặc thay đổi sau khi bắt đầu điều trị.

Các dấu hiệu của hội chứng Munchausen có thể không xuất hiện thường xuyên hoặc xuất hiện trong thời gian rất ngắn. Tuy nhiên, đây là một tình trạng mãn tính rất khó điều trị.

3. Nguyên nhân của hội chứng Munchausen

Nguyên nhân chính xác của hội chứng Munchausen vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng hội chứng có thể do các tác nhân sinh học và tâm lý. Một số lý thuyết cho rằng việc từng bị lạm dụng, bỏ bê khi còn nhỏ hoặc thường xuyên phải nhập viện có thể là nguyên nhân gây ra hội chứng.

Các nhà nghiên cứu cũng đang nghiên cứu xem các rối loạn nhân cách thường gặp ở người bệnh có phải là nguyên nhân gây ra hội chứng này không.

4. Phương pháp chẩn đoán

Việc chẩn đoán hội chứng Munchausen rất khó khăn vì người bệnh thường không trung thực và hợp tác. Bên cạnh đó, các bác sĩ phải loại trừ tất cả các bệnh lý về thể chất và tinh thần trước khi chẩn đoán hội chứng.

Bác sĩ có thể sẽ giới thiệu người bệnh đến bác sĩ tâm thần hoặc bác sĩ tâm lý để chẩn đoán hội chứng Munchausen nếu thuộc các trường hợp sau đây:

  • Bác sĩ không tìm thấy các nguyên nhân về mặt thể chất dẫn đến các triệu chứng người bệnh mô tả.
  • Bác sĩ thấy các dấu hiệu chỉ ra rằng người bệnh tự gây ra các triệu chứng bệnh.

Bác sĩ tâm thần hay bác sĩ tâm lý sẽ có một số cách đặc biệt để chẩn đoán hội chứng. Chẩn đoán này sẽ dựa trên kết quả loại trừ bệnh thể chất hoặc tâm thần của các bác sĩ trước và việc quan sát thái độ và hành vi của bệnh nhân.

5. Cách điều trị hội chứng Munchausen

Mặc dù người mắc hội chứng Munchausen thường chủ động tìm cách điều trị các bệnh mình tưởng tượng ra nhưng lại không sẵn sàng thừa nhận và điều trị hội chứng Munchausen. Điều này khiến việc điều trị trở nên khó khăn và triển vọng phục hồi thấp. Vì vậy, người thân và bác sĩ cần khuyến khích người mắc hội chứng tiếp nhận những phương pháp điều trị hợp lý.

Phương pháp thường được sử dụng để điều trị cho hội chứng Munchausen là liệu pháp tâm lý hoặc tư vấn với bác sĩ tâm lý. Cách điều trị sẽ tập trung vào việc thay đổi suy nghĩ và hành vi của người bệnh. Bác sĩ cũng có thể hợp tác cùng các thành viên gia đình để tránh tình trạng người nhà ủng hộ hoặc khích lệ các hành vi không đúng của người bệnh.

Không có thuốc để điều trị hội chứng Munchausen. Tuy nhiên, người mắc hội chứng có thể cần dùng thuốc để điều trị bất kỳ bệnh liên quan như trầm cảm hoặc lo lắng. Việc sử dụng thuốc phải được theo dõi cẩn thận vì người bệnh có nguy cơ dùng thuốc theo cách có hại.

Mục tiêu đầu tiên khi điều trị hội chứng Munchausen là sửa đổi hành vi và giảm thiểu việc tưởng tượng ra các bệnh. Khi đạt được mục tiêu này, bác sĩ sẽ tập trung giải quyết các vấn đề tâm lý tiềm ẩn có thể gây ra hành vi của người mắc hội chứng.

Quá trình điều trị này cũng giúp bệnh nhân tránh các thủ thuật chẩn đoán hoặc điều trị y tế nguy hiểm không cần thiết như phẫu thuật.

Hội chứng Munchausen tuy nguy hiểm nhưng vẫn có thể chữa được nếu bạn kiên nhẫn cùng người bệnh vượt qua. Người mắc hội chứng sẽ có thể tránh được những tổn hại không đáng có nếu được chữa trị đúng cách.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Mông càng to, sống càng thọ và thông minh hơn!

(27)
Nếu bạn cảm thấy cần nâng cấp vòng 3 thì hãy bắt đầu ngay thói quen tập thể dục với các bài tập thích hợp. Việc có được vòng 3 tròn đẹp còn phụ ... [xem thêm]

7 điều bạn nên làm khi bị chẩn đoán mắc ung thư

(85)
Nhiều người cho rằng ung thư là “trời kêu ai nấy dạ”, nhưng thật ra căn bệnh này vẫn có thể điều trị được tùy theo thời điểm phát hiện và loại ... [xem thêm]

Bạn nên làm gì khi bị say cà phê?

(87)
Cà phê có thể giúp bạn tỉnh táo hơn nhưng đôi khi sẽ khiến bạn khó chịu với các triệu chứng say cà phê như bồn chồn, run tay chân, mất ngủ… Nếu biết ... [xem thêm]

Dũng cảm đối mặt với nỗi đau mất con

(74)
Không gì có thể sánh với tình yêu to lớn mà cha mẹ dành cho con cái. Khi mang thai trong suốt 9 tháng ròng, người mẹ đã hình thành nên một sự gắn bó mật ... [xem thêm]

Đặt tên cho con sinh năm Kỷ Hợi 2019 để bé có cuộc sống sung túc, an nhàn

(64)
Theo quan niệm trong văn hóa truyền thống Á Đông, tên gọi có ảnh hưởng đến nhân cách, cuộc sống và sự nghiệp của mỗi người. Do đó, có không ít các bậc ... [xem thêm]

Xuất tinh ngược dòng

(44)
Định nghĩaXuất tinh ngược dòng là bệnh gì?Xuất tinh ngược dòng là một tình trạng mà trong đó tinh dịch đi ngược vào bàng quang thay vì ra ngoài thông qua ... [xem thêm]

Bí quyết giúp bạn chăm sóc sức khỏe xương khớp tuổi 30

(14)
Để làm chậm quá trình loãng xương khi bước vào độ tuổi 30, bạn hãy chú ý chăm sóc sức khỏe xương khớp càng sớm càng tốt nhé!Bộ xương đóng nhiều vai ... [xem thêm]

Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Bệnh viện Việt Pháp

(57)
Bệnh viện Việt Pháp là bệnh viện quốc tế đầu tiên ở Hà Nội và khu vực phía Bắc. Bệnh viện đạt chứng chỉ Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN