Hiệu ứng ASMR là gì mà giúp bạn cực khoái như lên đỉnh?

(4.23) - 76 đánh giá

ASMR hiện đang trở thành một trào lưu khi nhiều người chơi Youtube liên tục cho ra đời những video với tiếng nói chuyện thì thầm, tiếng gõ đồ vật, tiếng rót nước…Nếu bạn cũng đang thắc mắc ASMR là gì và có ảnh hưởng tới sức khỏe thế nào thì hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu nhé.

Nếu cảm thấy thích thú bởi âm thanh tí tách của mưa rơi, tiếng loạt xoạt khi lật trang sách… Bạn sẽ bất ngờ khi biết rằng rất nhiều người đã sử dụng những âm thanh quen thuộc của cuộc sống để mang đến khoái cảm tương đương với khi lên đỉnh!

1. ASMR là gì?

ASMR là từ viết tắt của Autonomous Sensory Meridian Response, tạm dịch phản ứng cực khoái độc lập. ASMR chỉ cảm giác rùng mình ở đầu hay cổ sau khi tiếp nhận một số kích thích như những âm thanh êm ái hay những đụng chạm lặp đi lặp lại. Nhiều người cho rằng cảm giác rùng mình này rất thư giãn và có phần đê mê. Đôi khi hiệu ứng ASMR được so sánh với một cơn cực khoái.

Cảm giác râm ran của ASMR không giống với cảm giác rùng mình khi bạn nghe một bản nhạc hay. Cảm giác sảng khoái, rùng mình khi nghe một bản nhạc mình thích trải khắp cơ thể cùng một lúc. Cảm giác râm ran của ASMR lại thường bắt đầu ở đầu và cổ và đôi khi có thể truyền đến tay và chân. Hơn nữa, ASMR thường xảy ra theo từng đợt chứ không cùng một lúc.

2. Các tác nhân tạo ASMR

Các tác nhân gây hiệu ứng ASMR rất đa dạng, từ những thứ hữu hình tới những thứ rất mơ hồ. Nhìn chung, cảm giác khoái cảm ASMR có thể xuất hiện nếu bạn tiếp xúc với một số kích thích bằng:

  • Âm thanh
  • Hình ảnh
  • Mùi hương
  • Chất liệu
  • Đụng chạm

Hiệu ứng ASMR hiện gây tò mò và dần phổ biến nên có khá nhiều người đã quay video giải thích ASMR là gì kèm các âm thanh có thể tạo hiệu ứng ASMR cho người nghe. Một số âm thanh phổ biến tạo hiệu ứng ASMR trên Youtube bao gồm:

• Tiếng thì thầm: Đây là một trong những âm thanh ASMR phổ biến nhất và cũng gây hiệu ứng rõ ràng nhất, đặc biệt là giọng nữ. Trong những video ASMR, thường người làm chỉ nói thì thầm để tạo hiệu ứng tốt hơn.

• Tiếng gõ hoặc cào nhẹ: Đây là âm thanh người làm video gõ nhẹ lên bàn, sách, ly nước hay cào nhẹ lên mic thu âm.

• Tiếng lật sách: Đây là một âm thanh có thể tạo ASMR khá tốt nhưng không phải ai cũng thích nghe.

Ngoài những âm thanh phổ biến trên, một số âm thanh cũng tạo được ASMR như:

  • Tiếng mưa
  • Tiếng rót nước
  • Tiếng gấp khăn
  • Tiếng nhai thức ăn
  • Tiếng lá khô hoặc tiếng cắn vào quả táo

Không chỉ âm thanh mà một tác tác nhân khác như được nghịch tóc, được chạm vào tay, xem người khác vẽ… đều có thể tạo hiệu ứng ASMR.

Mỗi người đều có những sở thích về tác nhân kích thích ASMR khác nhau. Một âm thanh hay một hình ảnh có thể tạo hiệu ứng ở người này nhưng lại không tạo hiệu ứng ở người khác. Tuy nhiên, những tác nhân kích thích thường là những âm thanh nhẹ nhàng và lặp đi lặp lại.

3. Lợi ích của ASMR là gì?

Các nhà khoa học mới chỉ bắt đầu nghiên cứu ASMR. Thực chất, tác dụng của hiệu ứng này vẫn còn bí ẩn. Tuy nhiên, một số lợi ích cho sức khỏe dễ thấy của ASMR có thể kể đến như:

Thư giãn thần kinh

Đây là tác dụng lớn nhất của ASMR. Khi thư giãn, bạn có thể sáng suốt hơn trong việc giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Tuy nhiên, ASMR chỉ tạo sự thư giãn tạm thời vì hiệu ứng này sẽ phai dần sau vài giờ.

Cải thiện sức khỏe

Không chỉ cải thiện tâm lý, ASMR còn cải thiện sức khỏe thể chất bằng cách cải thiện lưu thông máu, hệ tiêu hóa và có thể giúp bạn giảm cân.

Giúp dễ ngủ

Với những ai hay mất ngủ, cảm giác thư thái từ hiệu ứng ASMR có thể giúp bạn dễ ngủ hơn. Trong một nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện ra rằng hầu hết mọi người thường thích xem video ASMR trước khi đi ngủ.

Cải thiện trầm cảm

Một nghiên cứu đã tìm hiểu về lợi ích thay đổi tâm trạng của ASMR. Kết quả chỉ ra rằng những người trải nghiệm ASMR đã cải thiện các triệu chứng trầm cảm. Thậm chí, một số người đã kết hợp âm thanh tạo hiệu ứng ASMR với thiền để điều trị trầm cảm tốt hơn.

Những âm thanh, đụng chạm nhẹ nhàng đôi khi có thể tạo những hiệu ứng khiến bạn “sung sướng” tới không ngờ. Nếu bạn đang tìm một cách giúp mình dễ ngủ hơn, giảm căng thẳng hay đơn giản là tò mò thì hãy thử một lần trải nghiệm với hiệu ứng ASMR để biết ASMR nghĩa là gì nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

10 cách giảm tóc rụng nhiều khi điều trị ung thư vú

(85)
Tóc rụng nhiều trong thời kỳ điều trị ung thư vú tuy không phải là vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe, nhưng cũng làm ảnh hưởng đến sự tự tin ... [xem thêm]

Thuốc hạ sốt và những điều bạn cần biết

(90)
Khi bị sốt, chúng ta luôn tìm cách làm giảm sốt nhanh chóng và hiệu quả. Ngày nay, trên thị trường có rất nhiều thuốc hạ sốt được bán rộng rãi, làm ... [xem thêm]

6 thay đổi của vòng một khi bạn bước sang tuổi 40

(13)
Tuổi 40 thường đi kèm với các thay đổi về hormone không chỉ làm tâm trạng lên xuống thất thường mà còn mang tới một số thay đổi của vòng một. Bạn hãy ... [xem thêm]

Trẻ chậm mọc răng: Ba mẹ có nên lo lắng?

(12)
Lần đầu tiên con lật, nói, đi hay mọc răng… luôn mang lại niềm hạnh phúc vô tận cho ba mẹ. Vậy nên khi thấy trẻ chậm mọc răng, phụ huynh thường lo lắng ... [xem thêm]

Các loại thức uống giúp trị ốm nghén hiệu quả mà bà bầu nên thử

(48)
Ốm nghén là thử thách lớn nhất mà các bà mẹ phải trải qua trong những tháng đầu mang thai. Không những vậy, ốm nghén còn có thể khiến bạn không ăn uống ... [xem thêm]

Cách ăn uống sau phẫu thuật điều trị ung thư vú

(84)
Chăm sóc bản thân sau khi phẫu thuật ung thư vú là điều rất quan trọng. Dinh dưỡng và tập thể dục sẽ giúp bạn lấy lại sức khỏe sau phẫu thuật. Cùng tìm ... [xem thêm]

4 điều bạn nhất định phải làm khi bị bướu cổ

(29)
Trong những năm gần đây, ở Việt Nam, bệnh bướu cổ đang có chiều hướng gia tăng. Nhìn chung, bướu cổ không phải là một bệnh khó trị, nếu phát hiện sớm ... [xem thêm]

Đo tim thai trong quá trình chuyển dạ

(76)
Tim thai thường xuyên được bác sĩ theo dõi trong quá trình chuyển dạ để phát hiện ra các vấn đề nguy hiểm và có phương án chữa trị kịp thời.Bạn thắc ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN