101 ngại ngần của các anh khi đi khám tinh hoàn

(3.78) - 46 đánh giá

Thực hiện khám tinh hoàn là một phần quan trọng không thể thiếu trong tiến trình khám thể chất tổng quát bình thường của nam giới ở tuổi dậy thì.

Khám tinh hoàn bao gồm khám thể chất toàn diện đối với vùng háng và các bộ phận sinh dục (như dương vật, bìu dái và tinh hoàn). Hello Bacsi sẽ mách bạn cách tự thường xuyên kiểm tra tinh hoàn để kịp thời thăm khám bác sĩ khi phát hiện các dấu hiệu bất thường của khu vực “nhạy cảm” này.

Tại sao bạn cần phải khám tinh hoàn?

Khi đến phòng khám, bạn sẽ được bác sĩ kiểm tra xem liệu tinh hoàn có xuất hiện khối u, bị sưng, bị teo lại hoặc có xuất hiện bất kì dấu hiệu bất bình thường nào khác hay không. Khám tinh hoàn có thể giúp phát hiện nguyên nhân gây đau, viêm, sưng, dị tật bẩm sinh (chẳng hạn như thiếu một bên tinh hoàn), cũng như giúp phát hiện các dấu hiện của bệnh ung thư tinh hoàn.

Đối với trẻ nhỏ, các bé cũng cần được đưa đi khám bộ phận sinh dục để kiểm tra xem liệu bé có mắc phải các dị tật bộ phận sinh dục nào hoặc liệu tinh hoàn của bé ở đúng vị trí ở bìu hay chưa. Hiện tượng tinh hoàn vẫn ở trong cơ thể mà không xuống dưới bìu (undescended testicle) xuất hiện phổ biến ở các bé sinh non.

Bện cạnh đó, việc khám tinh hoàn thường xuyên sẽ giúp bạn sớm phát hiện và điều trị những bệnh lý nguy hiểm khác như:

1. Chứng thoát vị

Chứng thoát vị có thể xảy ra khi một phần của ruột bị đẩy ra khỏi bụng vào trong háng hoặc trong bìu dái (phần túi da treo tinh hoàn). Hầu hết các ca thoát vị xảy ra là do thành bụng bị suy yếu bẩm sinh. Nếu một đoạn ruột bị kẹt lại trong bìu dái, có thể khiến lượng máu truyền đến ruột bị nghẽn và gây ra những vấn đề nghiêm trọng nếu không được chữa trị.

Bác sĩ có thể cảm nhận hiện tượng thoát vị bằng cách sử dụng ngón tay để khám vùng xung quanh háng và tinh hoàn. Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn ho trong khi ấn và sờ vào vùng cơ thể được khám. Đôi khi, bác sĩ có thể sẽ phát hiện được những chỗ sưng trên vùng cơ thể đó. Nếu phát hiện sớm, thoát vị có thể được chữa trị hoàn toàn thông qua phẫu thuật.

2. Ung thư tinh hoàn

Ung thư tinh hoàn thường ít xuất hiện ở nam giới trong độ tuổi teen. Mặc dù vậy, ung thư tinh hoàn là loại ung thư phổ biến nhất đối với nam giới ở độ tuổi từ 20 đến 34, đây là lý do tại sao nam giới trong tuổi này nên tập cho mình thói quen đi khám tinh hoàn thường xuyên.

Bạn có thể đi khám tinh hoàn như thế nào?

Bạn nên đến bác sĩ để khám tinh hoàn ít nhất một lần mỗi năm. Bác sĩ sẽ nắm lấy từng bên của tinh hoàn, lăn nhẹ nhàng giữa ngón cái và ngón trỏ để xem liệu có khối u trên tinh hoàn hay không. Bác sĩ cũng sẽ cảm nhận được liệu tinh hoàn có bị cứng hay bị sưng lớn lên hay không.

Các bác sĩ sẽ chỉ cho bạn cách làm thế nào để tự khám tinh hoàn. Bạn nên đi khám tinh hoàn ít nhất mỗi tháng một lần để biết liệu trên tinh hoàn có khối u hay bướu sưng nào hay không. Sớm phát hiện được các khối u cũng như bướu sưng trên tinh hoàn sẽ giúp khả năng chữa dứt bệnh và tỉ lệ sống sót cao hơn nếu như các khối u này thật sự có liên quan đến bệnh ung thư tinh hoàn.

Mặc dù việc để bác sĩ khám tinh hoàn của bạn có thể sẽ khiến bạn cảm thấy khá ngại, nhưng hãy nhớ rằng việc này đối với bác sĩ là hoàn toàn bình thường. Thỉnh thoảng khi bác sĩ đang kiểm tra khu vực đó, bạn có thể sẽ bị kích thích. Thực tế, đây là điều bạn không thể kiểm soát được. Đây cũng là một phản ứng bình thường xảy ra thường xuyên trong khi thực hiện khám bộ phận sinh dục nam, vì thế bạn không cần phải cảm thấy xấu hổ nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Mách bạn cách làm mặt nạ sữa chua phù hợp với làn da

(47)
Sữa chua không chỉ tốt cho tiêu hóa mà còn là loại “mỹ phẩm tự nhiên” giúp làm đẹp da. Bạn đã biết cách làm mặt nạ sữa chua phù hợp với loại da ... [xem thêm]

Nếu phát hiện sớm, bệnh trĩ có thể chữa khỏi

(49)
Bệnh trĩ có tự khỏi được không? Đó là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc khi phát hiện mình có những triệu chứng của bệnh trĩ. Thực tế, trĩ có khả ... [xem thêm]

Để ngăn ngừa HIV hiệu quả, bạn cần biết các thông tin sau

(14)
Tình trạng nhiễm HIV được xem là mối nguy hiểm lớn, đe dọa nghiêm trọng tính mạng của nhiều người. Sự thiếu hiểu biết làm cho việc ngăn ngừa HIV trở ... [xem thêm]

Sốt siêu vi và khả năng lây lan cho người xung quanh

(55)
“Sốt siêu vi có lây không?” là vấn đề mà nhiều người quan tâm, nhất là khi có người thân trong nhà mắc phải. Việc hiểu rõ khả năng lây lan của bệnh ... [xem thêm]

Những thực phẩm tốt cho người bệnh trĩ

(27)
“Bệnh trĩ nên ăn gì?” là một câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm vì chế độ ăn chính là một trong những cách điều trị bệnh trĩ giai đoạn ... [xem thêm]

8 cách có cơ bụng 6 múi nhanh chóng bạn nên thử ngay!

(47)
Nếu chỉ tập trung vào tập luyện tại phòng gym, bạn sẽ rất khó đạt được vóc dáng như mong muốn. Cách có cơ bụng 6 múi hiệu quả đòi hỏi bạn cần phải ... [xem thêm]

Trầm cảm ở sinh viên đại học: Chớ nên xem thường!

(29)
Bệnh trầm cảm ngày càng gia tăng với những người thường xuyên gặp áp lực. Và căn bệnh trầm cảm ở sinh viên đại học đang ngày càng tệ hơn.Thiếu ngủ, ... [xem thêm]

Mẹo để bé ăn rau củ

(59)
Không phải đứa trẻ nào cũng đều thích thú với những trái cây rau củ tươi ngon và đầy màu sắc. Nếu bạn đang đau đầu vì bé con nhà bạn quá cứng đầu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN