Bố mẹ chăm sóc bé vừa nhổ răng xong như thế nào?

(4.07) - 10 đánh giá

Thậm chí người lớn sau khi nhổ răng xong cũng sẽ cảm thấy đau. Vì vậy, sau khi bác sĩ đã nhổ một đến hai chiếc răng sữa của con bạn, bạn nên tìm hiểu cách để xử lý cơn đau và những khó chịu do nhổ răng gây ra cho con. Và trong bài viết này Chúng tôi sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi trên.

Bố mẹ cần chú ý những gì khi bé vừa nhổ răng?

Với những trường hợp răng sữa đến tuổi thay đã lung lay nhiều thì việc nhổ răng sữa là điều rất bình thường và nhẹ nhàng. Sau nhổ răng bé cũng sẽ không hề cảm thấy đau hay khó chịu gì, mọi hoạt động đều diễn ra như bình thường.

Tuy nhiên, nếu phải nhổ răng sữa chưa lung lay do răng vĩnh viễn tương ứng đã mọc hoặc những răng sữa sâu vỡ do điều trị tủy… thì sau nhổ răng có thể bé sẽ đau và khó chịu

Mở miệng ra có thể khiến bé đau nhưng đây là điều bình thường sau khi nhổ răng và dần dần mỗi ngày bé sẽ mở miệng được rộng hơn.

Hãy giữ răng miệng bé luôn sạch sẽ để giảm nguy cơ viêm nhiễm. Bố mẹ cần chuẩn bị sẵn những miếng gạc vô trùng, thuốc giảm đau, túi chườm đá, nước muối ấm và đặc biệt bố mẹ nên chuẩn bị cho con thức ăn mềm nhé!

Bố mẹ nên chăm sóc bé như thế nào sau khi vừa nhổ răng?

Theo lời khuyên của nha sĩ, bạn nên hạn chế để bé hoạt động gắng sức trong vòng hai giờ đầu và không được cho bé tập thể dục mạnh ít nhất 24 giờ sau khi nhổ răng.

Bạn hãy đặt một miếng bông hoặc gạc vô trùng lên ổ răng vừa bị nhổ và bảo con bạn cắn nhẹ vào gạc. Bé sẽ chảy máu một chút sau khi nhổ răng, vậy nên hãy bảo bé cắn miếng gạc ít nhất 45 phút, đồng thời nuốt nước bọt. Thay miếng gạc mới nếu vẫn còn rỉ máu hoặc bỏ miếng gạc đi nếu máu ngừng.

Hãy cho bé uống thuốc giảm đau mà nha sĩ đã kê toa trước đó. Trong những thuốc này có acetaminophen và ibuprofen giúp giảm đau và kháng viêm. Bạn cũng nên áp túi chườm đá vào bên mặt bé bị nhổ răng vì có thể giúp bé giảm sưng.

Không nên cho bé súc miệng mạnh hoặc nhai thức ăn cứng trong vòng 24 giờ sau khi nhổ răng và không cho bé uống bất cứ đồ uống nóng nào sau khi nhổ răng xong.

Theo nha sĩ, bạn nên cho bé súc miệng nhẹ nhàng bằng nước muối ấm. Sau đó tiếp tục đánh răng thật nhẹ nhàng nhưng cũng tránh để lông bàn chải chạm đến chỗ vừa nhổ.

Bạn có thể cho bé ăn thức ăn mềm như rau câu, sữa chua hoặc bánh pudding vào ngày bé nhổ răng, bé cũng có thể ăn kem được. Vào ngày thứ hai sau khi nhổ, bé có thể ăn những loại khác như trứng tráng, nhưng đừng cho bé ăn những thức ăn cứng vì có thể bé sẽ không nhai dễ dàng được.

Bạn có thể tham khảo các bài viết sau:

  • Phương pháp hiệu quả để chăm sóc răng miệng hiệu quả cho trẻ
  • Chăm sóc và phòng ngừa sâu răng cho trẻ bú sữa bình

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Trào ngược dạ dày ở trẻ em: Nguyên nhân do đâu?

(30)
Trào ngược dạ dày ở trẻ em có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Điều quan trọng là bạn cần biết nguyên nhân do đâu và cách phòng ... [xem thêm]

Hội chứng Klinefelter

(32)
Định nghĩaHội chứng Klinefelter (nam XXY hoặc nam 47,XXY) là gì?Hội chứng Klinefelter (nam XXY hoặc nam 47,XXY) là một rối loạn di truyền ở nam giới, người bệnh ... [xem thêm]

Có thai 1 tháng: Biểu hiện và những lưu ý đi kèm

(77)
Có thai 1 tháng không đem đến quá nhiều biểu hiện rõ ràng nhưng một vài người vẫn cảm nhận được cơ thể có sự thay đổi so với trước.Thông thường ... [xem thêm]

Bạn đã biết rõ về công dụng của trà bồ công anh chưa?

(75)
Từ nhiều thập kỷ trước, trà bồ công anh đã được xem là thức uống đơn giản đem lại nhiều lợi ích về mặt sức khỏe cho con người.Từ lâu, con người ... [xem thêm]

8 đặc điểm của người phụ nữ quyến rũ

(70)
Mỗi người đàn ông đều bị hấp dẫn bởi một hình mẫu người phụ nữ lý tưởng riêng từ vẻ đẹp ngoại hình đến sức khỏe thể chất và tính cách cá ... [xem thêm]

Chứng ám ảnh sợ xã hội

(26)
TỔNG QUAN Ảnh minh họa Chứng ám ảnh sợ xã hội Ám ảnh sợ xã hội là gì? Ám ảnh sợ xã hội là hiện tượng quá lo sợ bị người khác đánh giá về ... [xem thêm]

6 liều thuốc giúp bạn trị bệnh “nhớ người yêu cũ”

(84)
Bệnh “nhớ người yêu cũ” khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, đau đớn và trăn trở đến cồn cào ruột gan? Đã đến lúc bạn tự kê toa thuốc đặc trị cho ... [xem thêm]

Tìm hiểu sự khác nhau giữa chứng sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer

(65)
Chứng sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer không giống nhau. Sa sút trí tuệ là một thuật ngữ chung được sử dụng để mô tả các triệu chứng ảnh hưởng đến ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN