Bố mẹ chú ý khi bấm lỗ tai cho bé để không bị nhiễm trùng

(4.32) - 84 đánh giá

Tại một số bệnh viện, nếu trẻ sơ sinh là gái và được bố mẹ đồng ý, nhân viên y tế sẽ bấm lỗ tai cho bé ngay sau khi bé chào đời. Tuy nhiên, bạn cũng có thể đợi bé lớn và tự quyết định có bấm lỗ tai cho bé không. Nếu có bấm lỗ tai, bạn cần lưu ý rất nhiều điều để không gây viêm nhiễm ở tai bé.

Các chuyên gia đều khẳng định đây là quyền tự do của mỗi cá nhân, nhưng họ vẫn cảnh báo sẽ luôn có những nguy hiểm tiềm ẩn nếu bấm lỗ tai cho con quá sớm. Bất cứ khi nào bạn tạo ra một lỗ nhỏ trên da trẻ đều làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, bởi trẻ vẫn còn trong thời kỳ hoàn thiện hệ miễn dịch. Mặt khác, nếu bạn muốn con tự đưa ra quyết định về việc bấm lỗ tai thì tốt nhất, hãy chờ cho tới khi con khoảng 10 tuổi để bạn và con cùng bàn luận về vấn đề này. Trẻ càng lớn sẽ càng có ý thức trong việc giữ cho tai và khuyên tai của mình sạch sẽ.

Bạn nên chọn nơi nào để bấm lỗ tai cho bé?

Trước hết, bạn nên tìm đến các cơ sở y tế hay bác sĩ nhi khoa để bấm lỗ tai cho bé (tại TP. HCM, một số bệnh viện có dịch vụ bấm lỗ tai cho bé như Bệnh viện Tai mũi hong, Bệnh viện Hùng Vương…) vì con bạn cần một quá trình bấm lỗ tai an toàn và sạch khuẩn.

Nếu gần bạn không có cơ sở hay bác sĩ nào, bạn có thể tìm đến những người chuyên bấm lỗ tai sạch sẽ và an toàn. Bạn nên quan sát trước địa điểm và cách thức bấm lỗ tai của họ, đảm bảo người đó sẽ rửa tay sạch, đeo găng tay, sát trùng tai trẻ bằng cồn và hoa tai cũng cần được sát trùng trước khi đeo cho trẻ.

Cách giúp trẻ giảm đau khi bấm lỗ tai

Tại nơi bấm lỗ tai cho bé, người thực hiện sẽ dùng thuốc gây tê chứa lidocaine ngoài da lên dái tai trẻ hoặc bôi một lớp kem lên dái tai trước khi bấm lỗ tai từ 30 – 60 phút. Các chuyên gia cũng khuyên rằng chườm đá từ 15 – 30 phút trước khi bấm lỗ tai có thể làm tê liệt các thụ thể đau ở tai. Bạn nên bọc cục đá trong cái khăn mỏng để tránh khó chịu khi bạn để đá trực tiếp lên da.

Dù áp dụng những biện pháp giảm đau trên, bạn cũng không thể giúp con hết đau hoàn toàn. Do đó, bạn nên cho trẻ biết về cảm giác đau như kim chích khi bấm lỗ tai và quá trình bấm lỗ tai cho bé xảy ra rất nhanh. Bạn nên khuyến khích con hít thở đều để giảm cảm giác đau.

Nên lựa chọn khuyên tai cho bé gái được làm từ kim loại nào?

Khuyên tai làm bằng thép không rỉ có thể là lựa chọn tốt nhất, vì kim loại này không mạ niken hay bất cứ hợp kim nào có thể gây ra dị ứng. Dị ứng niken và coban rất thường xảy ra. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo nên tránh các khuyên tai chứa các kim loại này. Một số trẻ có thể quá nhạy cảm với vàng trắng vì nó cũng chứa cả niken.

Bên cạnh việc đeo khuyên tai bằng thép không rỉ, lựa chọn an toàn hơn cả là dùng bạch kim, titan hay vàng 14K. Điểm mấu chốt khi bấm lỗ tai cho bé là tìm hiểu về loại bông tai được làm bằng kim loại nào phù hợp với con và nghe theo hướng dẫn của bác sĩ để việc thực hiện trở nên an toàn và không gây đau hay chảy máu cho trẻ.

Làm gì trong thời gian vết thương lành?

Sau khi bấm lỗ tai, bạn nên tránh nhiễm trùng cho trẻ bằng cách luôn giữ vệ sinh lỗ tai. Rửa tay sạch với xà phòng và dùng bông gòn để rửa mặt trước và sau lỗ tai với cồn hay hydrogen peroxide. Bạn có thể xoay nhẹ nhàng bông tai, đẩy tới lui và không lấy bông tai ra khỏi ít nhất 6 tuần để lỗ tai không bị bít và tồn tại vĩnh viễn.

Dấu hiệu nhiễm trùng từ việc bấm lỗ tai cho bé

Biểu hiện nhiễm trùng lỗ tai sẽ gây đau, sưng tấy, nổi đỏ, có mủ xung quanh cùng với các triệu chứng do phản ứng của bông tai kim loại gây ra là khô da, nứt nẻ, sưng tấy và ngứa. Bạn nên vệ sinh vị trí dị ứng bằng nước và xà phòng. Nếu không có cải thiện trong 2 ngày thì bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ.

Cách điều trị nhiễm trùng

Nếu dị ứng kim loại xảy ra, cách chữa duy nhất là tháo bỏ khuyên tai cho bé gái ra. Nhiễm trùng có thể chữa bằng cách rửa sạch 2 lần/ngày trong vòng 7 – 10 ngày, nặng hơn có thể điều trị bằng kháng sinh trong vòng 4 – 5 ngày. Bạn phải chờ lỗ xỏ lành lại và chờ 6 tháng mới đeo bông tai bằng chất liệu an toàn cho con.

Những biện pháp an toàn sau khi bấm lỗ tai cho bé

Tránh tác động vào sụn khi bấm lỗ tai cho bé để giảm nguy cơ nhiễm trùng và hình thành sẹo. Khi trẻ thay áo hay chải tóc, bạn nên bảo trẻ cẩn thận không đụng đến bông tai, nên để trẻ cột tóc ra phía sau hay lên cao. Đồng thời khi tắm cho bé, bạn nên giúp con tránh dầu gội, sữa tắm, nước hoa hay các sản phẩm khác tác động đến vị trí bấm lỗ tai.

Trẻ có cần tránh hoạt động thể thao sau khi bấm lỗ tai không?

Một vài chuyên gia cho rằng điều này là không cần thiết, một số khác lại khuyên trẻ nên cẩn thận hơn, đặc biệt là trong 2 tuần đầu sau khi bấm lỗ tai. Bạn có thể không cho trẻ đi bơi, vì trong nước biển hay hồ bơi có nhiều vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng. Những môn thể thao cần đội mũ bảo hộ cũng nên tránh vì có thể tác động đến vị trí bấm lỗ tai.

Nếu trẻ cần tham gia hoạt động thể chất trong 6 tháng đầu sau khi bấm, bạn có thể dùng băng gạc che bông tai lại để bảo vệ. Tốt nhất, trước khi bấm lỗ tai cho trẻ, bạn nên hỏi huấn luyện viên thể thao của trẻ về điều này để biết có thể ảnh hưởng đến việc tập luyện không nhé.

Theo truyền thống, cứ sinh con gái, các bà mẹ sẽ cho con bấm lỗ tai ngay sau khi sinh. Tuy nhiên, điều này cũng tiềm ẩn những rủi ro như bị dị ứng hay nhiễm trùng rất nguy hiểm và còn có thể gặp những lỗi khi bấm lỗ tai. Do đó, khi quyết định cho con bấm lỗ tai, bạn hãy tìm hiểu thật kỹ về nơi có thể bấm lỗ tai an toàn, loại bông tai phù hợp và cách chăm sóc sau khi bấm nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bạn biết gì về thử Pap?

(19)
Bạn có thường nghe báo đài khuyên chị em phụ nữ nên đi thực hiện khám sàng lọc ung thư cổ tử cung không? Nếu có, có thể bạn đã nghe đến một trong ... [xem thêm]

9 cách kiểm tra sức khỏe đơn giản bạn có thể thử ngay

(33)
Bạn có thể học cách kiểm tra sức khỏe tại nhà khi quan sát tóc rụng dưới sàn, soi gương xem mí mắt hay thực hiện các cử động cơ thể. Có khi bạn sẽ ... [xem thêm]

Những triệu chứng của một cơn đột quỵ ở thùy trán là gì?

(46)
Đột quỵ là gì?Một cơn đột quỵ là một tình trạng làm gián đoạn sự cung cấp máu đến bất cứ phần nào của não hoặc còn có thể do bị chảy máu trong ... [xem thêm]

Thời kỳ cửa sổ HIV kéo dài bao lâu và có triệu chứng gì?

(12)
Xét nghiệm ngay sau khi nghi ngờ tiếp xúc với HIV có thể không cho kết quả dương tính đúng và giai đoạn này được gọi là “thời kỳ cửa sổ HIV”. Do đó, ... [xem thêm]

Bí kíp ngăn ngừa nếp nhăn cực hiệu quả

(55)
Nếp nhăn là một trong những dấu hiệu của quá trình lão hoá mà chúng ta không thể tránh khỏi. Tuy nhiên bạn vẫn có thể khiến quá trình này diễn ra chậm hơn ... [xem thêm]

8 thực phẩm không thể thiếu trong tủ lạnh

(93)
Đã bao giờ bạn nghĩ đến việc tủ lạnh “muốn được lấp đầy” bằng những món gì chưa? Việc lưu trữ thực phẩm trong tủ lạnh cũng sẽ chi phối rất ... [xem thêm]

Đau vai có phải là dấu hiệu nhận biết ung thư phổi?

(74)
Thông thường, mọi người hay nghĩ đau vai sẽ liên quan đến những chấn thương về thể chất. Thế nhưng, đau vai có thể là một dấu hiệu nhận biết ung thư ... [xem thêm]

Dầu quả bơ và những lợi ích đáng chú ý

(29)
Quả bơ là một loại trái cây đặc biệt, không những ngon mà còn tốt cho sức khỏe và sắc đẹp. Do bơ giàu chất béo nên ngoài cách ăn trực tiếp, người ta ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN