Thiên chức làm mẹ đòi hỏi bạn phải biết cách chăm sóc và nuôi con bằng sữa mẹ. Từ lúc mang thai, cơ thể đã bắt đầu chuẩn bị cho việc sản xuất sữa để sẵn sàng cho hành trình nuôi con bằng sữa mẹ.
Sữa mẹ là sữa tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sữa mẹ có đầy đủ các chất dinh dưỡng lý tưởng, trong đó có các axít amin cần thiết, rất dễ tiêu hóa, giúp tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch cho bé. Cho con bú sữa là một điều hạnh phúc, tạo ra mối liên kết mạnh mẽ và tuyệt vời giữa bạn và con. Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu về hành trình để có được những giọt sữa ngọt lành cho con nhé.
Sữa mẹ được tạo ra như thế nào?
Ngay khi mang thai, cơ thể bắt đầu tạo ra nguồn sữa mẹ. Hormone trong cơ thể đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sữa mẹ. Dù việc tạo ra sữa được kiểm soát bởi các hormone nhưng con vẫn là người quyết định cần uống bao nhiêu sữa là đủ.
Ngực căng, sữa mẹ sẽ sản xuất chậm lại. Quá trình sản xuất sữa sẽ diễn ra nhanh hơn khi ngực trong trạng thái mềm. Chất béo trong sữa vẫn có xu hướng cao trong tình huống này. Ngoài ra, cơ thể của bạn sẽ tạo ra sữa ngay khi con yêu bú hết ở 2 bên ngực. Hai hormone chính chịu trách nhiệm tạo ra sữa mẹ là:
- Prolactin giúp sản xuất sữa mẹ
- Oxytocin giúp thúc đẩy sự di chuyển của sữa. Lúc này, bạn có thể cảm thấy hơi ngứa hoặc ngứa ran trong ngực.
Các giai đoạn sản xuất sữa
1. Giai đoạn 1
Giai đoạn này bắt đầu trong tam cá nguyệt thứ 2 và được biết như là lactogenesis I. Hormone trong tuyến vú được giải phóng để bắt đầu quá trình tạo sữa. Sau khoảng 1 – 2 ngày sinh con, vú sẽ tạo ra một ít sữa non. Đây là món ăn cho con trong những ngày đầu tiên.
2. Giai đoạn 2
Giai đoạn này bắt đầu khoảng 4 ngày sau khi sinh. Sữa mẹ xuất hiện vào giai đoạn này. Lactogenesis II là giai đoạn mà sữa xuất hiện với một lượng lớn. Bạn có thể cảm thấy ngực căng và lượng sữa tăng lên. Việc tạo ra sữa mẹ có thể bị chậm trễ do béo phì hay tiểu đường. Núm vú bằng phẳng hay việc sinh mổ cũng có thể khiến bạn chậm có sữa.
3. Giai đoạn thứ 3
Giai đoạn này bắt đầu khi con yêu 9 ngày tuổi đến khi bạn ngừng cho bú. Bạn phải thường xuyên vắt sữa hoặc dùng dụng cụ hút sữa/máy hút sữa để đảm bảo vú có thể tiếp tục sản xuất sữa.
4. Giai đoạn thứ 4
Giai đoạn này kéo dài trong 40 ngày sau khi con bạn bú lần cuối cùng. Ở giai đoạn này, lượng sữa giảm dần cho đến khi hoàn toàn ngừng lại.
Sữa mẹ được sản xuất như thế nào?
Tuyến vú sản xuất sữa mẹ. Các phần khác nhau trong tuyến vú đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sữa mẹ. Sữa mẹ được sản xuất như thế nào trong vú?
- Nang sữa là vùng sản xuất sữa mẹ, có hình dạng giống như chùm nho, được bao quanh bởi các cơ nhỏ. Khi các cơ này siết chặt, sữa sẽ sản xuất sữa trong các ống dẫn.
- Các ống dẫn là một mạng lưới phức tạp gồm những ống nhỏ vận chuyển sữa từ các nang sữa đến các ống sữa, đến miệng của bé. Kích cỡ và số lượng của các ống này tăng lên trong quá trình mang thai.
Khi bé bắt đầu bú, hành động hút sữa sẽ kích thích não giải phóng hormone prolactin. Sau một thời gian, mức prolactin bắt đầu giảm trở lại. Khi bé bú, hàm lượng này lại tăng. Bạn càng cho bú nhiều, mức prolactin trong máu của bạn càng tăng, lượng sữa càng nhiều. Prolactin làm cho chu kỳ “đèn đỏ” của bạn dừng lại và ngăn chặn sự rụng trứng.
Vì sao bạn chậm xuống sữa?
Trong một vài trường hợp, bạn phải mất 3 – 4 ngày sữa mới về. Có thể có nhiều nguyên nhân gây ra điều này, chẳng hạn như:
- Bạn căng thẳng sau quá trình sinh mổ.
- Nếu đang bị tiểu đường và được điều trị bằng insulin, cơ thể bạn có dấu hiệu xung đột với insullin. Vú cần insulin cho việc sản xuất sữa. Tốt nhất, bạn có thể làm để kích thích sự tạo ra sữa là cho con bú thường xuyên.
Bạn có thể làm gì nếu vú chậm tạo ra sữa?
Cho con bú mỗi 2 – 3 giờ có thể giúp kích thích trong việc tạo ra sữa. Dưới đây là một vài gợi ý mà bạn có thể thử:
- Uống nhiều nước
- Ngủ đủ giấc trong ngày
- Sử dụng dụng cụ hút sữa cũng có tác dụng làm tăng lượng sữa
- Bạn có thể dùng những sản phẩm hỗ trợ (cốm lợi sữa) để kích thích cho việc tạo sữa.
Không có cách nào biết chính xác về việc sản xuất sữa của bạn. Bạn phải cho con uống tạm sữa công thức cho đến khi có sữa mẹ.
Một số lưu ý khi cho con bú
Nuôi con bằng sữa mẹ là một trong những cách tốt nhất bạn có thể tạo một môi trường an toàn và yêu thương cho con mình. Khi cho con bú, bạn hãy:
- Tìm một nơi yên tĩnh để con tập trung vào việc bú mẹ
- Nếu đang ở bên ngoài, bạn lấy tấm vải dày để quấn ngang vai và cho con bú.
- Nhờ sự giúp đỡ của người thân hay bạn bè
- Hạn chế tiếp xúc với những người khiến bạn cảm không thoải mái
- Cho bé bú đúng tư thế
- Cho con bú sữa đủ thời gian.
Làm gì để có một bầu ngực đầy sữa cho con?
Bạn có thể thực hiện một số biện pháp dưới đây trước khi cho con bú:
- Tắm trong bồn nước ấm hay đặt khăn ấm lên vú
- Massage mô vú giúp tăng dòng chảy của sữa
- Nếu thấy khó cho con bú hay thấy bé có vẻ khó chịu, bạn có thể đổi bên vú vài lần trong khi cho con bú.
Không có gì phải lo lắng nếu bạn không thấy sự xuất hiện của sữa mẹ trong những ngày đầu sau sinh. Liên lạc với chuyên gia tư vấn về thông tắc sữa để được cho những lời khuyên tốt nhất về việc có sữa cho con bú nhé.