Test mù màu: Làm thế nào để biết bản thân đang mắc bệnh?

(4.34) - 52 đánh giá

Yếu tố di truyền cũng là một nguyên nhân gây bệnh mù màu. Vì vậy, nếu gia đình có tiền sử mắc bệnh này, bạn nên sớm làm test mù màu để kiểm tra tình trạng bản thân.

Bệnh mù màu không thật sự nghiêm trọng như nhiều người lầm tưởng. Những người mắc bệnh mù màu có thể phân biệt một số màu sắc nhưng lại không thể phân biệt các sắc tố còn lại. Do đó, “tầm nhìn sắc màu kém” có lẽ là tên gọi đúng hơn thay vì mù màu. Bệnh lý này phổ biến ở cánh mày râu hơn, với tỷ lệ 1/12 người mắc bệnh ở nam giới, trong khi ở nữ là 1/200.

Các chuyên gia chia bệnh mù màu thành hai nhóm chính, bao gồm:

  • Không có khả năng phân biệt sắc tố đỏ và xanh lá
  • Không thể nhận biết màu vàng và xanh dương

Cơ chế nhận biết màu sắc của mắt

Võng mạc là lớp tế bào nhạy cảm với ánh sáng, nằm phía sau nhãn cầu. Tế bào cấu tạo của võng mạc có hai loại là:

  • Tế bào hình que: phản ứng với ánh sáng mờ
  • Tế bào hình nón: phản ứng với ánh sáng rõ

Cả hai loại tế bào này đều phản ứng với màu sắc. Tín hiệu của chúng đi qua dây thần kinh thị giác đến não và kết hợp với nhau để tạo ra tất cả các màu sắc trong cầu vồng. Khoảng 12% phụ nữ có thêm một loại tế bào hình nón cho phép họ nhìn thấy màu sắc gấp 100 lần so với những người khác.

Nguồn: WebMD.com

Cơ chế hoạt động của bệnh mù màu

Nếu bạn mắc bệnh mù màu, điều này nghĩa là có vấn đề với ít nhất một loại tế bào hình nón ở võng mạc: thiếu hụt số lượng hoặc có màu khác với màu sắc cần thiết. Từ đó, não bộ sẽ không tiếp nhận thông tin chính xác. Tế bào hình nón còn đảm nhiệm vai trò ghi nhận những chi tiết sắc nét từ những gì bạn nhìn thấy, vì vậy bệnh mù màu cũng có khả năng khiến mọi thứ trong tầm nhìn bị lu mờ.

Nguồn: WebMD.com

Nguyên nhân gây ra bệnh mù màu

Yếu tố di truyền

Phần lớn trường hợp mù màu là do di truyền. Bạn có khả năng nhận những gien (gen) không thể tạo sắc tố đỏ, xanh lá và xanh dương cho tế bào hình nón từ bố mẹ. Nếu không có các sắc tố này, tế bào hình nón không thể nhận ra màu sắc xung quanh.

Biến chứng của bệnh lý khác

Một số trường hợp người mắc bệnh mù màu không phải do bẩm sinh mà là hệ quả từ những bệnh lý khác, chẳng hạn như:

  • Bệnh Parkinson
  • Bệnh Alzheimer
  • Bệnh hồng cầu hình liềm
  • Rối loạn chức năng do sử dụng thức uống chứa cồn

Tác dụng phụ từ thuốc hoặc hóa chất

Một số loại thuốc có nguy cơ gây mù màu như thuốc điều trị bệnh tim, tăng huyết áp, rối loạn cương dương, điều trị bệnh thần kinh hay rối loạn cảm xúc. Ngoài ra, mù màu cũng có khả năng là hệ quả từ làm việc trong môi trường chứa đầy hóa chất như phân bón hoặc dung môi.

Bạn có thể muốn đọc thêm: Hỏi đáp về thuốc điều trị tăng huyết áp.

Nhận biết bệnh mù màu

Nếu con bạn bị mù màu, bạn có thể không biết điều đó cho đến khi trẻ bắt đầu học cách gọi tên các màu sắc. Lúc này, trẻ có thể gặp khó khăn ở trường với các bài tập về nhà sử dụng các tài liệu liên quan đến màu. Do đó, hãy quan tâm đến trẻ bằng cách để trẻ thực hiện một số bài test mù màu trong khoảng bốn tuổi. Ngoài ra, nếu gia đình có tiền sử mắc bệnh mù màu, bạn cũng nên sớm đưa trẻ đến gặp bác sĩ nhãn khoa.

Những người cần test mù màu

Các chuyên gia nhãn khoa có rất nhiều biện pháp để kiểm tra cũng như chẩn đoán bệnh mù màu. Các xét nghiệm phổ biến nhất là sử dụng máy tính bảng màu hoặc sơ đồ.

Nếu bạn nhận thấy sự thay đổi nghiêm trọng liên quan đến khả năng phân biệt màu sắc, hãy nhanh chóng liên hệ với bác sĩ nhãn khoa để sớm được chẩn đoán. Các triệu chứng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo về một tình trạng sức khỏe khác nghiêm trọng hơn, vì vậy tốt nhất là bạn nên kiểm tra chúng. Bạn cũng nên tìm đến các chuyên gia sức khỏe để tham vấn nếu cho rằng bản thân gặp khó khăn khi nhìn thấy màu sắc.

Ở một số trường học, trẻ có thể sẽ được kiểm tra thị lực để tìm ra các vấn đề liên quan đến sắc tố.

Bệnh mù màu cũng có tính chất di truyền. Do đó, nếu trong gia đình có người đã bị mù màu, bạn nên sớm làm test mù màu để kiểm tra tình trạng bản thân.

Các loại test mù màu

Hiện nay, các chuyên gia nhãn khoa có rất nhiều cách để test mù màu, nhưng phổ biến nhất là:

Test mù màu Ishihara

Bài kiểm tra này dành cho những người không thể phân biệt sắc tố đỏ và xanh lá cây. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn nhìn vào một loạt các vòng tròn với những chấm có màu sắc và kích cỡ khác nhau. Một số dấu chấm tạo thành hình dạng hoặc số có từ một đến hai chữ số. Nếu thuộc nhóm mù màu đỏ–xanh lá cây, bạn sẽ khó có thể nhận ra những hình dạng đó, thậm chí là không nhìn thấy chúng.

Test mù màu Cambridge

Thí nghiệm này tương tự với bài kiểm tra Ishihara, ngoại trừ việc nó diễn ra trên máy tính. Bạn sẽ được yêu cầu tìm một hình dạng chữ “C” với màu sắc khác với nền. Bài kiểm tra sẽ hiện ngẫu nhiên. Nếu nhìn thấy chữ C, bạn nhấn một trong bốn phím như hướng dẫn.

Kính kiểm tra loạn sắc

Bạn nhìn qua một thị kính và thấy một vòng tròn. Nửa trên của vòng tròn là ánh sáng vàng. Nửa dưới được tạo thành từ ánh sáng đỏ và xanh lá cây. Bạn điều chỉnh kính cho đến khi cả hai nửa có cùng màu và độ sáng. Các bác sĩ sử dụng xét nghiệm này để kiểm tra liệu có sự cố xảy ra khi bạn nhìn thấy màu đỏ và xanh lá cây hay không.

Bộ dụng cụ test mù màu Farnsworth–Munsell 100

Bộ dụng cụ này sử dụng các khối hoặc chốt có các sắc thái khác nhau của cùng một màu. Nhiệm vụ của bạn là sắp xếp chúng theo một cách nhất định. Thử nghiệm này kiểm tra xem bạn có thể nhận được những thay đổi sắc thái của màu sắc hay không. Một số công ty cần nhân viên có khả năng phân biệt màu sắc tốt, do đó đôi khi sẽ áp dụng biện pháp này để tuyển dụng.

Bệnh mù màu có thể gây cản trở trong công việc nhưng tổng quan vẫn không có gì nghiêm trọng. Bạn sẽ phải tìm ra một số cách để giải quyết những khó khăn này.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cách nấu cháo cho người ốm nhanh hồi phục

(21)
Người ốm thường được bác sĩ khuyên nên ăn cháo để dễ tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu bạn không biết cách nấu cháo cho người ốm sao cho ... [xem thêm]

Tự cứu mình khi bị rối loạn nhận thức do đột quỵ thuở nhỏ

(46)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

Nguyên nhân gì dẫn đến đau khuỷu tay?

(98)
Khuỷu tay là bộ phận phải hoạt động hằng ngày trên cơ thể chúng ta. Đặc biệt, đối với những vận động viên hoặc người thường xuyên làm việc nặng ... [xem thêm]

Bơ ghee: Bơ dành cho những ai dị ứng sữa

(65)
Bơ ghee là lựa chọn thích hợp cho những ai muốn dùng sản phẩm từ sữa nhưng lại dị ứng lactose và casein. Bạn có biết bơ ghee là gì để có thêm thực phẩm ... [xem thêm]

Để bạn không phải lo nghĩ về chứng ợ nóng khi ngủ

(74)
Ợ nóng hay còn được gọi là ợ chua, trào ngược là các triệu chứng rất thường xuất hiện trong khoảng thời gian mang thai. 10 bước dưới đây sẽ giúp bạn ... [xem thêm]

Chất béo nào là tốt?

(75)
Chất béo là cơn ác mộng của phái yếu vì luôn tiềm ẩn nguy cơ gây thừa cân mất dáng, thậm chí còn gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, chất béo lại là thành ... [xem thêm]

10 căn bệnh về xương phổ biến nhất

(28)
Bạn có biết rằng, người trưởng thành có đến 206 chiếc xương và riêng bộ xương đã chiếm đến 15% cân nặng của cơ thể? Xương đóng vai trò cực kỳ quan ... [xem thêm]

Phương pháp trị liệu cho bệnh nhân rối loạn chức năng hay thoái hóa khớp xương chậu

(86)
Tìm hiểu chungViêm khớp cùng chậu là bệnh gì?Viêm khớp cùng chậu là tình trạng viêm khớp giữa xương cột sống và xương chậu, có thể bao gồm nhiều khớp ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN