Bên cạnh những chăm sóc y tế, bạn có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát COPD tại nhà để giúp cải thiện các triệu chứng bệnh tốt hơn.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) do các tổn thương ở phổi và đường dẫn khí gây ra, làm quá trình trao đổi không khí trở nên khó khăn hơn. Theo thời gian, người bệnh ngày càng cảm thấy khó thở.
(function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) { js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) } })()Ở giai đoạn đầu, COPD gây ra các triệu chứng như:
- Khò khè
- Tức ngực
- Ho ra đờm
COPD cũng dẫn đến giảm khả năng miễn dịch của cơ thể khi cảm lạnh hay nhiễm trùng.
Khi bệnh tiến triển nặng, bạn sẽ thấy khó thở ngay cả khi thực hiện các hoạt động thường ngày. Bạn còn nhận thấy các dấu hiệu như:
- Môi, móng tay chuyển sang màu xanh hoặc xám
- Dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp
- Bùng phát các cơn COPD cấp tính
Mức độ nghiêm trọng của COPD phụ thuộc vào mức độ tổn thương phổi. Thông thường, COPD được chẩn đoán ở người có độ tuổi trung niên trở lên.
Dưới đây, bài viết sẽ đề cập 8 phương pháp hỗ trợ phòng ngừa, kiểm soát COPD mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà để giảm bớt các triệu chứng bệnh, cải thiện chất lượng cuộc sống.
1. Hạn chế hút thuốc
Khói thuốc gây ra 8 trên 10 trường hợp tử vong do COPD. Hầu hết những người bệnh COPD đều có tiền sử hút thuốc. Ngoài ra, khi hít phải các chất kích thích phổi khác như bụi, hóa chất, không khí ô nhiễm… cũng gây ra nguy cơ mắc phổi tắc nghẽn mạn tính.
Trẻ em hít phải khói thuốc cũng như các tác nhân gây ô nhiễm không khí khác sẽ làm chậm quá trình phát triển phổi. Điều đó khiến chúng có nguy cơ cao mắc phải COPD khi trưởng thành.
Bạn sẽ gặp ít biến chứng COPD hơn khi cai được thuốc lá.
Một số người chuyển sang hút thuốc lá điện tử không khói vì cho rằng chúng ít gây tác động có hại như thuốc lá truyền thống. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu ở chuột năm 2015, thuốc lá điện tử làm giảm khả năng của hệ miễn dịch khi chống lại các nhiễm trùng hô hấp. Khi đó, COPD sẽ có khả năng gây nhiễm trùng phổi.
Các nghiên cứu đã liên tục chỉ ra rằng những người đã từ bỏ hút thuốc có bệnh COPD tiến triển chậm và tăng thời gian sống cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống.
2. Sống năng động
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gây khó thở nên góp phần cản trở quá trình hoạt động bình thường. Bạn có thể tập thể dục từ mức độ nhẹ đến vừa để tăng khả năng hô hấp, cải thiện tình trạng thông khí ở phổi.
Tuy nhiên, các bài tập như đi bộ, chạy bộ hay đạp xe là một thử thách khá khó khăn đối với người bệnh COPD. Một nghiên cứu chỉ ra rằng những bài tập dưới nước như bơi lội, đi bộ dưới nước ở hồ nông dễ thực hiện hơn cho người bệnh COPD và giúp cải thiện thể lực, cũng như tăng chất lượng cuộc sống.
Các hình thức tập thể dục thay thế khác như yoga, thái cực quyền cũng rất hữu ích cho người bị COPD, giúp cải thiện chức năng phổi và tăng khả năng chịu đựng khi hoạt động.
3. Duy trì cân nặng
Duy trì cân nặng bình thường rất quan trọng đối với những người bị COPD.
Khi bạn thừa cân
Khi bạn thừa cân đáng kể, tim và phổi phải làm việc nhiều hơn để cung cấp năng lượng. Điều này có thể làm cho việc thở khó khăn hơn. Khi đó, bạn có nhiều khả năng mắc các bệnh khác làm nặng thêm bệnh COPD như:
- Chứng ngưng thở khi ngủ
- Bệnh đái tháo đường
- Bệnh trào ngược dạ dày — thực quản (GERD)
Nếu bạn bị COPD và có cân nặng vượt quá mức bình thường, bạn cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để điều chỉnh lại chế độ ăn. Nhiều người có thể giảm cân bằng cách:
- Giảm tổng lượng calo tiêu thụ
- Ăn nhiều trái cây, rau quả tươi, hạn chế chất béo
- Hạn chế các đồ ăn vặt, rượu hay đồ uống ngọt
- Tăng các hoạt động hàng ngày
Khi bạn thiếu cân
Những người thiếu cân lại có nguy cơ tử vong khi bị COPD cao hơn những người có cân nặng bình thường hay thừa cân. Các nhà nghiên cứu cho rằng có nhiều yếu tố ảnh hưởng khi bạn thiếu cân như:
- Sức mạnh cơ bắp ít hơn
- Bệnh phổi dễ tiến triển nặng hơn
- Chức năng hệ miễn dịch giảm sút
- Các cơn COPD bùng phát xảy ra thường xuyên hơn
Những bệnh COPD thường đốt cháy lượng calo gấp 10 lần so với người khỏe mạnh bình thường. Nguyên nhân là do năng lượng được sử dụng cho việc hô hấp nhiều hơn.
Nếu bạn thiếu cân khi mắc phải COPD, việc ăn uống đầy đủ là vô cùng quan trọng. Bạn nên tìm gặp bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng giúp đỡ khi muốn tăng cân. Một số phương pháp bạn có thể thử như:
- Bổ sung thêm calo bằng các thực phẩm bổ sung, thực phẩm chức năng
- Sử dụng nhiều thực phẩm và đồ uống chứa nhiều calo như bơ đậu phộng, sữa nguyên chất, kem, bánh pudding và sữa, trứng
- Thay đổi kế hoạch điều trị COPD giúp thở dễ dàng hơn
- Chia chế độ ăn thành nhiều bữa nhỏ trong một ngày
4. Kiểm soát tình trạng căng thẳng
Sức khỏe tinh thần cũng vô cùng quan trọng đối với người bệnh COPD.
Người mắc phải COPD thường trải qua các cảm giác tiêu cực như căng thẳng, lo lắng, trầm cảm. Những cảm giác này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng quản lý tình trạng, sức khỏe tổng thể và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đối với những người bị COPD, tình trạng căng thẳng, lo lắng và hoảng loạn có thể đặc biệt nguy hiểm, khiến tình trạng khó thở trở nên nghiêm trọng hơn.
Bạn có thể thử nhiều phương pháp để giảm mức độ căng thẳng, lo lắng tại nhà như mát xa, tập thiền hay yoga.
Cuối cùng, bạn hãy tìm đến lời khuyên từ các bác sĩ để có giải pháp hữu hiệu. Họ có thể chỉ định một số thuốc kê đơn để giúp an thần, giảm lo âu.
5. Luyện tập thở
Các bài tập thở cho người bệnh COPD có thể giúp cải thiện tình trạng khó thở, giảm mệt mỏi và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Hai kỹ thuật chính được khuyến khích cho người bệnh COPD là thở mím môi và thở bằng cơ hoành. Các bài tập này giúp những người bệnh COPD trao đổi khí qua phổi dễ dàng.
6. Sử dụng thực phẩm bổ sung
Một nghiên cứu phân tích tổng hợp cho thấy những người bệnh COPD thường có hàm lượng vitamin D thấp. Việc bổ sung thêm vitamin D sẽ giúp giảm nhiễm trùng đường hô hấp và bùng phát các cơn COPD cấp tính.
Thực phẩm bổ sung cho người mắc COPD có thể là:
- Axit béo omega-3: có tác dụng kháng viêm, có lợi cho sức khỏe.
- Các axit amin thiết yếu: giúp xây dựng protein. Các axit amin như L-carnitine có thể cải thiện chức năng nhận thức, chất lượng cuộc sống và sức mạnh cơ bắp, đặc biệt ở những người thiếu cân.
- Vitamin chống oxy hóa: bổ sung vitamin A, C, E giúp cải thiện chức năng phổi ở những người bị COPD, nhất là khi kết hợp với omega-3.
Bạn nên tham khảo ý kiến từ các chuyên gia dinh dưỡng nếu đang cân nhắc sử dụng thêm thực phẩm bổ sung vào chế độ ăn. Nhiều chất bổ sung có thể can thiệp và tương tác với thuốc hay tình trạng sức khỏe hiện tại.
7. Tinh dầu
Nhiều người bệnh COPD đã chuyển sang sử dụng tinh dầu với mong muốn giảm bớt những triệu chứng bệnh. Trước đây, một số nghiên cứu cho thấy myrtol, dầu khuynh diệp hay tinh dầu cam có thể làm giảm viêm đường thở. Tuy nhiên, kết quả từ thử nghiệm được thực hiện trên những tế bào phổi đã được lấy ra ngoài, chứ không phải trên cơ thể sống.
Năm 2015, một nghiên cứu trên chuột lang bị COPD sử dụng tinh dầu Zataria multiflora cho thấy rằng tình trạng viêm được giảm bớt.
Tương tự khi sử dụng thực phẩm bổ sung, bạn cần hỏi ý kiến từ bác sĩ hay các chuyên gia.
8. Thảo dược
Theo nghiên cứu năm 2009, curcumin, chất có hoạt tính chống oxy hóa trong củ nghệ, có tác dụng bảo vệ ở chuột. Lượng curcumin vừa phải giúp ức chế quá trình viêm đường dẫn khí. Bên cạnh đó, curcumin cũng làm chậm sự tiến triển của ung thư phổi ở chuột.
Nhân sâm cũng là một loại thảo dược giúp cải thiện các triệu chứng cho người bệnh COPD. Nghiên cứu năm 2011 cũng xem xét tác dụng từ gừng, còn được cho là nhân sâm châu Á. Những người tham gia cho biết loại thảo mộc này giúp họ làm tăng chức năng phổi.
Liệu pháp dùng thảo dược nên sử dụng để bổ sung cho các phương pháp điều trị COPD khác và không nên thay thế phương pháp dùng thuốc truyền thống. Bạn có thể tìm hiểu thêm về phương pháp dùng thảo dược cũng như xin lời khuyên từ bác sĩ điều trị trước khi muốn thử.