Thai nhi 4 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ

(3.53) - 74 đánh giá

Sự phát triển của thai nhi 4 tuần tuổi

Thai nhi tuần 4 phát triển như thế nào?

Thai nhi 4 tuần tuổi có kích thước khoảng 2 mm.

Sau bốn tuần mang thai, phôi thai được cấu tạo từ hai lớp tế bào: các mô ngoại phôi bì và các mô nội phôi bì. Các tế bào này sẽ phát triển thành tất cả các cơ quan và bộ phận cơ thể của bé. Hai bộ phận khác cũng phát triển vào thời gian này là màng ối và túi noãn hoàng. Màng ối chứa đầy nước ối bao quanh và bảo vệ phôi thai đang phát triển, giữ nhiệm vụ đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi một cách toàn vẹn. Túi noãn sẽ tạo máu và giúp nuôi dưỡng phôi thai cho đến khi nhau thai đảm nhận vai trò đó.

Sự thay đổi trên cơ thể của mẹ ở tuần thai thứ 4

Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào?

Tuần 4, thai nhi nằm sâu bên trong tử cung và hiện tượng thai được cấy vào tử cung sẽ tiếp tục diễn ra. Sau khi cấy thai, bé con của mẹ sẽ bắt đầu sản xuất một loại hormone thai kỳ giúp duy trì lớp niêm mạc tử cung. Hormone này cũng sẽ gửi một tín hiệu đến buồng trứng để ngăn chặn việc rụng trứng mỗi tháng – điều này sẽ làm kinh nguyệt của mẹ dừng lại. Một số phụ nữ sẽ bị co thắt nhẹ và xuất hiện đốm máu trong khi cấy thai đang diễn ra. Mẹ có thể dễ dàng nhầm lẫn chúng với các dấu hiệu của kinh nguyệt.

HCG là hormone có thể được đo trong các xét nghiệm thai kỳ. Tuần này khi thử thai, mẹ sẽ có thể phát hiện ra mình đang mang thai. Hormone HCG chính là nguyên nhân gây ra các dấu hiệu của thai kỳ xuất hiện trong tuần này. Bởi các dấu hiệu mang thai đầu tiên này rất giống với các hội chứng tiền kinh nguyệt, vậy nên khi mẹ cảm thấy mệt mỏi, ngứa ran hoặc đau ngực và buồn nôn, mẹ có thể nhầm tưởng rằng thời kì kinh nguyệt của mẹ sắp bắt đầu. Tuy vậy, vào cuối tuần 4, chu kỳ kinh nguyệt sẽ không diễn ra bởi mẹ đang mang thai.

Mang thai 4 tuần, mẹ cần lưu ý điều gì?

Một số phụ nữ có thể cảm nhận được rằng họ đang mang thai ngay cả trước khi thực hiện kiểm tra việc có thai. Những dấu hiệu mang thai sớm nhất bao gồm:

Ngực mềm, đau và sưng:

Nhiều phụ nữ nói rằng cảm giác đau mà họ cảm nhận được cũng chỉ giống như cơn đau trong chu kỳ kinh nguyệt, tuy nhiên lại ở mức độ nặng hơn.

Mệt mỏi:

Mẹ sẽ có thể cảm thấy mệt mỏi một cách đột ngột. Việc tăng nồng độ hormone progesterone và việc mẹ nỗ lực đến nhường nào để có con có thể khiến mẹ cảm thấy như thể mình phải chạy thêm một quãng đường dài sau khi đã vắt kiệt sức sau một ngày làm việc vất vả.

Đi tiểu thường xuyên:

Ngay sau khi có thai, mẹ có thể thấy mình luôn vội vã đi vào nhà vệ sinh với tần số dày đặc.

Nhạy cảm hơn với mùi hương:

Nhiều phụ nữ mới mang thai thường bị choáng ngợp bởi mùi hương trong thai kỳ. Đây có thể là một tác dụng phụ của việc nồng độ estrogen trong cơ thể mẹ gia tăng nhanh chóng, đặc biệt là vào tuần thứ 4 của thai kỳ.

Không muốn ăn:

Vào thời điểm này, việc mẹ nôn thức ăn ra thậm chí còn diễn ra thường xuyên hơn so với khi mẹ có được cảm giác thèm ăn. Mẹ đột nhiên có thể cảm thấy rằng các loại thực phẩm mẹ đã từng rất thích và luôn vui vẻ khi thưởng thức giờ đây lại trở nên thật ghê sợ.

Buồn nôn hoặc ói mửa:

Ốm nghén thường không bắt đầu chỉ sau vài tuần có thai. Tuy nhiên, một số phụ nữ vẫn có thể cảm thấy buồn nôn trước đó.

Nhiệt độ cao:

Nếu mẹ vẽ biểu đồ thể hiện nhiệt độ cơ thể và nó vẫn cao trong 18 ngày liên tiếp, có lẽ mẹ đang mang thai.

Chảy máu hoặc bị đốm máu:

Một số phụ nữ sẽ bị các đốm đỏ, hồng hoặc nâu đỏ như trong thời gian chu kỳ kinh nguyệt của họ. Nếu mẹ bị đau khi chảy máu, hãy gọi bác sĩ ngay lập tức vì đây có thể là một dấu hiệu mang thai ngoài tử cung.

Mẹ có thể cảm thấy vô cùng tò mò nhưng hãy cố trì hoãn thử thai tại nhà. Đa số các phương pháp này đều không hiệu quả cho đến khi mẹ bị trễ một tuần kinh nguyệt, vì vậy thử thai ngay bây giờ sẽ chỉ lãng phí tiền bạc và thời gian mà thôi.

Lời khuyên của bác sĩ về thai kỳ 4 tuần tuổi

Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?

Hãy hỏi bác sĩ: “Khi nào tôi nên lên lịch khám thai lần đầu tiên?”. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mẹ, bác sĩ sẽ giúp mẹ xác định thời điểm phù hợp nhất để đi khám thai.

Những xét nghiệm nào mẹ cần biết?

Trong tuần 4 của thai kỳ, mẹ có thể biết được liệu mình có thai hay không. Tốt nhất là hãy chờ khoảng một tuần sau khi mẹ bị chậm kinh nguyệt để bắt đầu thử thai bằng que thử tại nhà. Khi mẹ đã sẵn sàng để thử thai, hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng bởi các hướng dẫn sử dụng có thể thay đổi tùy thuộc vào nhãn hiệu mà mẹ sử dụng. Để có được kết quả chính xác nhất, hãy kiểm tra lần đầu tiên vào buổi sáng, khi nước tiểu của mẹ đậm đặc nhất.

Nếu kết quả thử thai là âm tính mà mẹ vẫn chưa có kinh nguyệt, hãy chờ thêm vài ngày hoặc một tuần và thử lại bằng một phương pháp khác. Đừng cho rằng kết quả âm tính có nghĩa là mẹ không có thai. Hãy nhớ rằng mẹ vẫn có thể đang mang trong mình thai nhi 4 tuần tuổi!

Sức khỏe của mẹ và thai nhi ở tuần 4

Mẹ cần biết những gì để đảm bảo an toàn trong thai kỳ?

Hiến máu

Phụ nữ mang thai không thể hiến máu. Về lý thuyết, hiến máu trong khi mang thai có thể gây ra thiếu máu do suy giảm chất sắt. Ngoài ra, hiến máu vẫn chưa được chứng minh là an toàn cho phụ nữ mang thai. Vậy nên các tổ chức hiến máu thường không cho phép phụ nữ mang thai hiến máu. Các bà mẹ vừa sinh con cũng không nên tham gia các hoạt động hiến máu. Hội Chữ thập đỏ khuyên rằng mẹ nên chờ đợi sáu tuần sau khi sinh. Sau thời gian này, mẹ có thể tham gia hiến máu thường xuyên, ngay cả khi mẹ đang cho con bú.

Hầu hết những người phụ nữ đã có con có thể hiến tặng hồng cầu, nhưng đối với một số người, việc mang thai có thể ảnh hưởng đến khả năng hiến tiểu cầu. Máu từ một số phụ nữ có kháng thể sau khi mang thai có thể gây nên biến chứng cho các bệnh nhân tiếp nhận máu. Các trung tâm hiến máu có thể kiểm tra kháng thể trong máu của mẹ trước khi cho phép mẹ hiến tiểu cầu.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:
Đăng bởi Phongbenh24h.com - Cập nhật - Ngày đăng - Nguồn: Hello Bác sĩ

Bài viết liên quan

Những điều mẹ nên chú ý khi mang thai lần 2

(38)
Nhiều bà mẹ nghĩ rằng mang thai lần 2 sẽ thoải mái và dễ chịu hơn, nhưng thực chất ngược lại. Lần thai kỳ kế tiếp sẽ mệt mỏi và đau nhức hơn. Lần ... [xem thêm]

Những bệnh về móng thường gặp ở trẻ

(33)
Các bệnh về móng tay và móng chân rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Hầu như các đứa trẻ đã từng bị va móng vào vật gì đó. Những loại chấn thương này có ... [xem thêm]

Bí quyết sống khỏe mạnh hơn cho người bị suy thận cấp độ 4

(43)
Có không ít bệnh nhân bị suy thận cấp độ 4 vẫn có thể sống khỏe mạnh trong nhiều năm và làm được những việc yêu thích. Bạn băn khoăn muốn biết bí ... [xem thêm]

Bạn biết gì về hội chứng tiền kinh nguyệt?

(33)
Đôi khi kỳ kinh nguyệt là nỗi khổ, theo đúng nghĩa đen, mà bất cứ bạn gái nào cũng ngán ngẩm. Trước ngày “đèn đỏ”, chắc chắn bạn thường xuyên phải ... [xem thêm]

Bí quyết giúp bạn thư giãn với phòng xông hơi ướt

(56)
Xông hơi ướt không chỉ giúp bạn thư giãn cơ thể mà còn giúp bạn làm đẹp da và điều trị một số vấn đề đau nhức, xương khớp, viêm xoang… Sau những ... [xem thêm]

Vì sao phụ nữ ngoài 40 vẫn nên kiểm tra hormone?

(15)
Để xây dựng một chế độ dinh dưỡng tốt cho sức khỏe cả nhà, bạn cần chú ý đến nhu cầu của từng độ tuổi để lên thực đơn phù hợp với từng ... [xem thêm]

5 cách giúp bạn tẩy vết mỹ phẩm trên quần áo

(21)
Thi thoảng bạn trang điểm vô tình làm bẩn quần áo, mà bạn lại chẳng muốn thay bộ khác? Liệu có cách nào tẩy vết mỹ phẩm trên quần áo thật nhanh?Đối ... [xem thêm]

Giúp mẹ hồi phục sau khi thai chết lưu cả tinh thần lẫn thể chất

(50)
Trước nỗi đau thai chết lưu, mẹ thường sẽ trải qua những cảm xúc nào và nên làm gì để sớm hồi phục tinh thần và thể chất? Để có thể hồi phục sau ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN