8 mẹo dành cho người chăm sóc bệnh nhân sau đột quỵ

(4.06) - 35 đánh giá

Chăm sóc bệnh nhân sau đột quỵ là công việc không hề đơn giản với nhiều người. Thay vì than phiền, bạn hãy thử tìm hiểu những mẹo sau để biết được cách chăm sóc người thân tốt hơn nhé.

Nếu gia đình bạn không may có người bị đột quỵ và bạn là người phải đảm đương công việc chăm sóc bệnh nhân, bạn cần làm gì và trang bị cho mình những kiến thức gì? Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

Trau dồi kiến thức

Một trong những rào cản lớn nhất đối với người nhà của bệnh nhân sau đột quy là kiến thức về khâu chăm sóc sức khỏe bệnh nhân cũng như căn bệnh đột quỵ. Bạn cần tìm hiểu thêm nhiều thông tin về việc phục hồi sau đột quy hoặc nhờ đến sự tư vấn của chuyên gia.

Đánh giá nhu cầu của người bệnh và khả năng đáp ứng của bạn

Bạn cần cân nhắc nhu cầu của người thân trên các lĩnh vực như:

  • Cách thức tắm hay thay đồ cho bệnh nhân
  • Các loại thuốc
  • Các bài tập phục hồi cho bệnh nhân sau đột quỵ
  • Bảo hiểm và chi tiêu tài chính.

Bạn cần nhớ rằng, không phải tất cả mọi việc bạn đều có thể đảm đương. Do đó, hãy nhìn nhận và đánh giá khả năng, tầm hiểu biết của mình để có thể chăm sóc người thân tốt hơn nhé.

Cẩn trọng vấn đề an toàn

Bạn cần tham khảo ý kiến chuyên gia trị liệu để đảm bảo sự an toàn trong ngôi nhà của bạn. Có thể, bạn cần di chuyển phòng tắm, cầu thang hay loại bỏ những loại thảm lót nền trơn trượt. Thiết kế thanh chắn, tay vịn để hỗ trợ bệnh nhân đi lại dễ dàng hơn cũng là điều cần cân nhắc để đảm bảo an toàn.

Chuẩn bị tinh thần đối mặt với những thay đổi trong tâm trạng và hành vi

Những mất mát, khó khăn gặp phải sau cơn đột quỵ, dù là tạm thời hay lâu dài, đều là điều không dễ dàng gì đối với bệnh nhân sau cơn đột quỵ.

Do đó, các chuyên gia tâm lý khuyên, bạn đừng nên nói rằng, bạn hiểu cảm giác của họ ra sao, bởi lẽ sự thật là không một ai hiểu được nỗi đau mà người bệnh đã trải qua ngoài chính bản thân họ. Thay vào đó, bạn hãy thể hiện tình yêu thương, sự nhẫn nại và ủng hộ đối với người thân nhé.

Lưu ý vấn đề Trầm Cảm

Phần lớn bệnh nhân sau đột quỵ đều có nguy cơ cao mắc trầm cảm. Tỷ lệ mắc phải là từ 30-50%. Trầm cảm tác động lớn đến quá trình hồi phục của bệnh nhân. Vì thế, bạn cần quan sát kỹ những dấu hiệu, biểu hiện lạ ở người thân để có thể kịp thời tìm giải pháp nhé.

Đề phòng nhân tố tiềm ẩn nguy cơ đột quỵ lần 2

Đột quỵ lần 2 cũng là điều có thể xảy ra. Do đó, người chăm sóc sức khỏe bệnh nhân sau đột quỵ phải hết sức lưu ý để giảm thiểu nguy cơ đột quỵ lần nữa. Bạn có thể chuẩn bị những bữa ăn tốt cho sức khỏe người đột quỵ, tránh cho bệnh nhân tiếp xúc với khói thuốc lá, khuyến khích họ vận động và đảm bảo cho bệnh nhân uống thuốc đầy đủ. Bên cạnh đó, nên để ý nếu bệnh nhân có những dấu hiệu đột quỵ để có cách xử lý kịp thời.

Chăm sóc sức khỏe chính bản thân mình

Càng chăm sóc tốt cho sức khỏe bản thân, bạn càng có khả năng chăm sóc tốt hơn cho người thân. Nếu bạn kiệt sức hay mệt mỏi thì việc chăm sóc sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Do đó, đừng vì lo lắng, chăm sóc người thân mà bỏ bê sức khỏe của mình bạn nhé.

Kiên nhẫn với chính mình

Không một ai là hoàn hảo cả. Hơn thế nữa, nếu bạn chưa từng trải qua cú sốc ở người thân như vậy, việc phải học hỏi rất nhiều thứ cũng là điều dễ hiểu mà thôi. Bạn cần trau dồi cho mình nhiều kỹ năng, đồng thời, tin tưởng vào bản thân để có thể trở thành người đồng hành bền bỉ với người thân yêu của bạn.

Chúc bạn có đủ sức khỏe và niềm tin để đồng hành cùng người thân!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cung cấp vitamin D, giải pháp mới cho người cao huyết áp

(16)
Cao huyết áp có thể dẫn đến đột quỵ, đau tim, suy thận và gây nguy cơ xấu cho mắt. Bạn nên biết về những nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp phòng ... [xem thêm]

Dây rốn quấn cổ thai nhi: Có nguy hiểm như mẹ bầu vẫn nghĩ?

(28)
Hầu hết các mẹ bầu thường tỏ ra rất lo lắng khi nghe bác sĩ cho biết bé cưng đang bị dây rốn quấn cổ. Song thực tế là bạn có nên quá lo lắng khi bé ... [xem thêm]

9 vấn đề thường gặp khi xăm hình

(85)
Xã hội hiện tại đang dần có cái nhìn thiện cảm hơn đối với chuyện xăm hình. Xăm như là một biểu tượng, một dấu ấn riêng cho giới trẻ khẳng định ... [xem thêm]

Cách vệ sinh sau khi quan hệ giúp bạn phòng bệnh STD

(32)
Sau mỗi cuộc yêu, bạn có thể sẽ cảm thấy buồn ngủ hoặc mệt mỏi đến mức chẳng muốn làm gì cả. Thế nhưng, cả hai sẽ có nhiều nguy cơ mắc các bệnh ... [xem thêm]

Mách nhỏ các mẹo chữa ù tai tại nhà

(86)
Một số mẹo chữa ù tai tại nhà có thể giúp kiểm soát tình trạng này, từ đó bạn có thể lấy lại niềm vui và tự tin trong cuộc sống.Khi bị ù tai, bạn có ... [xem thêm]

Những loại thuốc trị bệnh trĩ bạn cần biết

(90)
Bệnh trĩ xảy ra khá phổ biến như mọi người thường nói “thập nhân cửu trĩ”, nghĩa là trong trong số 10 người thì có đến 9 người bị trĩ. Để điều ... [xem thêm]

Bệnh đậu mùa lây qua đường nào? 3 đường truyền nhiễm chính

(21)
Theo thông tin từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có khoảng 30% số người mắc bệnh đậu mùa bị tử vong. Căn bệnh này đã tồn tại ít nhất 3.000 năm và từng ... [xem thêm]

Bất ngờ với thực đơn giảm cân chỉ trong một tuần

(99)
Bạn ao ước sở hữu một vòng eo thon thả, bụng phẳng lỳ đầy gợi cảm? Muốn vậy, hãy đầu tư vào chế độ dinh dưỡng ngay từ bây giờ. Bởi lẽ, đây là ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN