10 bí quyết giúp tiết kiệm chi phí mua thực phẩm

(3.67) - 32 đánh giá

Làm thế nào để mua được nhiều thức ăn nhất trong khoản ngân sách cho phép có lẽ luôn là băn khoăn của nhiều bà nội trợ. Đừng quá lo lắng! Các chị em có thể dễ dàng giải quyết vấn đề này chỉ bằng những mẹo “nhỏ nhưng có võ” dưới đây.

1. Lên kế hoạch, lên kế hoạch, lên kế hoạch!

Trước khi đi chợ, siêu thị hoặc tạp hóa, bạn hãy lập kế hoạch cho các bữa ăn trong tuần. Với những món đắt tiền, hãy “chia nhỏ” chúngthành nhiều khẩu phần hơn. Kiểm tra xem những loại thực phẩm nào bạn đã có rồi, và liệt kê một danh sách những gì bạn cần phải mua.

2. Mua ở mức giá tốt nhất

Kiểm tra các thông tin khuyến mãi ở địa phương, trên mạng internet, tại các cửa hàng có đợt bán hạ giá và phiếu mua hàng giảm giá và yêu cầu thẻ khách hàng để tiết kiệm chi phí khi mua sắm tại các cửa hàng bạn ghé thăm thường xuyên. Với các mặt hàng đắt tiền nhất trong danh sách mua sắm, chẳng hạn như thịt và hải sản, hãy săn lùng những đợt hạ giá hay khuyến mãi đặc biệt.

3. So sánh và đối chiếu

Xác định các “đơn giá” được dán trên kệ ngaybên dưới các sản phẩm. Nó sẽ giúp bạn có thể so sánh các thương hiệu khác nhau và những mặt hàng kích thước khác nhau của cùng một thương hiệu, và từ đó xác định được mặt hàng nào tiết kiệm hơn.

4. Mua với số lượng lớn

Mua thực phẩm với số lượng lớn hầu như luôn luôn rẻ hơn. Bạn nên mua những gói thịt gà, thịt bò, cá số lượng nhiều hoặc các túi khoai tây và rau đông lạnh loại lớn. Trước khi mua sắm, hãy nhớ kiểm tra xem bạn có đủ không gian để chứa những thực phẩm này trong tủ đông hay không.

5. Mua thực phẩm theo mùa

Mua trái cây và rau quả theo mùa có thể hạ thấp chi phí và mà vẫn đảm bảo cóđược những mặt hàng tươi ngon! Nếu bạn không định dùng chúng ngay, hãy mua những loại rau củ hoặc trái cây cần thời gian để chín.

6. Tự chế biến thức ăn

Thực phẩm tiện lợi như bữa tối đông lạnh, rau củ cắt sẵn, gạo ăn liền, bột yến mạch, bột yến mạch thô sẽ tốn kém chi phí hơn nếu bạn tự làm và chế biến. Hãy dành thời gian để chuẩn bị món ăn cho chính mình, điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm một khoản lớn đấy!

7. Tiết kiệm ví tiền

Một số thực phẩm nhất định có giá thành thấp trong suốt cả năm. Đậu là thực phẩm giàu protein mà ít tốn kém. Đối với rau củ, hãy mua cà rốt, rau xanh, hoặc khoai tây. Đối với các loại trái cây, táo và chuối là sự lựa chọn tốt.

8. Nấu một lần ăn cả tuần

Chuẩn bị một lượng lớn các công thức nấu ăn yêu thích vào ngày nghỉ (tăng gấp đôi hoặc gấp ba công thức). Đặt những món đã nấu vào ngăn đá để lưu trữ. Sử dụng chúng trong suốt cả tuần và bạn sẽ không phải chi tiền mua thêm thức ăn.

9. Hãy để sức sáng tạo của bạn vươn xa

Không bao giờ có thức ăn thừa – chỉ có thức ăn không được làm mới đúng cách thôi. Vậy nên, đây chính là lúc phát huy khả năng sáng tạo không biên giới của chính bản thân.. Ví dụ, hãy xào món gà với các rau củ quả khác, biến chúng thành một điểm nhấn trong món xà lách, hoặc làm món gỏi gà. Hãy nhớ rằng, vứt bỏ thức ăn chính là vứt đi đồng tiền của chính bạn!

10. Đi ăn ở ngoài

Muốn đổi gió bằng một bữa ăn ngoài, nhưng bạn lại ngại phải vung tiền quá mức? Vậy thì hãy tiết kiệm tiền bằng việc đi ăn trước giờ cao điểm để được khuyến mãi, đi ra ngoài ăn trưa thay vì ăn tối, hoặc tìm kiếm những chương trình “Mua 2 tính 1”. Mang theo nước uống thay vì gọi đồ uống tại quán Những điều này có thể giúp bạn tiết kiệm một khoản chi phí lớn.

10 bí quyết trên đây không phải là những điều quá xa lạ, nhưng vẫn cứu cánh cho bạn khỏi việc vung tiền quá trán trong khoản ăn uống. Dù làm gì đi nữa, hãy luôn nhớ như in 3 mẹo chính trong số 10 điều trên đây: lên danh sách trước khi mua sắm, mua thực phẩm ở mức giá tốt nhất và chuẩn bị các bữa ăn giới hạn trong ngân sách. Chúc các bạn thành công!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

10 cách giúp giảm mức hormone cortisol trong cơ thể

(11)
Hormone cortisol đóng vai trò thiết yếu trong việc đối phó với tình trạng căng thẳng. Tuy nhiên, nếu nhóm nội tiết tố này tích lũy quá nhiều trong cơ thể, ... [xem thêm]

Tìm hiểu về bệnh bướu basedow ở trẻ em

(88)
Bệnh basedow là một rối loạn tự miễn gây ra cường giáp, khiến tuyến giáp hoạt động quá mức và xuất hiện bướu cổ, có thể xảy ra ở cả trẻ em. Các ... [xem thêm]

Giúp đỡ người bị loạn nhận thức sau đột quỵ

(76)
Nếu bạn của bạn bị nhiễm HIV, họ sẽ cảm thấy lo lắng, chán nản, cô lập và sợ hãi vô cùng. Là bạn bè, bạn có thể giúp họ sống lạc quan hơn bằng ... [xem thêm]

Bạn nên làm gì khi chồng bị rối loạn cương dương?

(93)
Rối loạn cương dương ở người trẻ đang ngày càng phổ biến, đừng lo lắng mà hãy bình tĩnh cùng chồng vượt qua nếu anh ấy có dấu hiệu mắc bệnh nhé. ... [xem thêm]

6 câu hỏi thường gặp về chứng thiếu máu ở trẻ em

(23)
Thiếu máu ở trẻ em là tình trạng cơ thể trẻ thiếu đi lượng hồng cầu cần thiết. Nếu không được điều trị đúng hướng, bệnh sẽ ảnh hưởng lâu dài ... [xem thêm]

Bệnh giang mai

(39)
Các triệu chứng giang mai khi được phát hiện sớm có thể được điều trị dễ dàng qua từng giai đoạn. Tuy vậy, nếu để chậm trễ sẽ gây nhiều biến ... [xem thêm]

Bổ sung sắt cho con không cần thuốc

(31)
Một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng là điều không thể thiếu cho sự phát triển của trẻ em. Tuy vậy, nhiều bố mẹ lại ít quan tâm đến nguy cơ thiếu máu ... [xem thêm]

Thực phẩm cho người đái tháo đường típ 2 nên và không nên ăn

(72)
Nếu có chế độ ăn uống đúng đắn, người mắc đái tháo đường có thể giữ đường huyết ở mức ổn định. Vậy thực phẩm cho người đái tháo đường ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN