Bạn đã biết gì về hội chứng Alagille chưa?

(4.36) - 90 đánh giá

Hội chứng Alagille là một bệnh rối loạn di truyền. Những người mắc bệnh này thường có số lượng ống dẫn mật trong gan ít hơn so với người bình thường.

Hội chứng Alagille là một rối loạn di truyền tương tự như những bệnh gan kéo dài xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, một số đặc điểm bất thường ở hệ thống cơ quan trong cơ thể tạo nên sự khác biệt giữa hội chứng này với các bệnh liên quan đến gan cũng như đường mật.

Trẻ mắc hội chứng Alagille thường mắc bệnh gan liên quan đến vấn đề tổn thương nghiêm trọng của ống mật trong những năm đầu đời. Điều này dẫn đến sự tích tụ mật gây tổn thương cho tế bào gan. Những mô sẹo có thể xuất hiện ở khoảng 20–30% trẻ mắc bệnh và dẫn đến tình trạng xơ gan.

Triệu chứng hội chứng Alagille

Các dấu hiệu thông thường của hội chứng Alagille bao gồm:

  • Vàng da
  • Nhợt nhạt
  • Phân lỏng
  • Trẻ chậm phát triển trong ba tháng đầu đời

Sau đó, tình trạng vàng da sẽ kéo dài. Các hiện tượng như ngứa, mỡ trong da, tăng trưởng kém hay còi cọc chắc chắn sẽ xuất hiện trong những tháng năm đầu tiên của trẻ. Thông thường, bệnh ổn định ở độ tuổi từ 4–10, kèm theo là các triệu chứng được cải thiện đáng kể.

Các đặc điểm khác của hội chứng Alagille

Những đặc điểm của hội chứng Alagille sẽ giúp bác sĩ dễ dàng đưa ra chẩn đoán, bao gồm các bất thường ở hệ tim mạch, cột sống, mắt và thận.

Việc các mạch máu giữa tim và phổi (động mạch phổi) thu hẹp dẫn đến tim phải hoạt động nhiều hơn. Tuy nhiên, trường hợp này hiếm khi ảnh hưởng đến chức năng tim. Hình dạng của các đốt của cột sống có thể trông giống như cánh bướm trên bản chụp X-quang, nhưng hầu như không gây ra bất kỳ vấn đề nào về thần kinh.

Hơn 90% trẻ em mắc hội chứng Alagille có tình trạng bất thường về mắt. Bác sĩ sẽ phải kiểm tra võng mạc để sớm phát hiện triệu chứng, đồng thời ngăn chặn nguy cơ xảy ra bất kỳ khuyết tật thị giác nào. Ngoài ra, một số trẻ em bị dị tật thận có thể dẫn đến những thay đổi nhỏ trong chức năng của cơ quan bài tiết này.

Nhiều bác sĩ tin rằng những trẻ nhỏ mắc hội chứng Alagille đều có biểu hiện trên khuôn mặt đặc biệt rõ ràng. Từ đó, họ sẽ có cơ sở để dễ dàng chẩn đoán. Các đặc điểm bao gồm: trán rộng và nhô ra (trán dô), mắt sâu, mũi thẳng và cằm nhọn.

Hội chứng Alagille có đặc tính di truyền. Nếu bố mẹ mắc bệnh, nguy cơ phát triển hội chứng ở trẻ lên đến 50%.

Người lớn hoặc trẻ nhỏ bị ảnh hưởng có thể có toàn bộ hoặc một số đặc điểm của chúng. Thông thường, cha hoặc mẹ, chị gái hoặc em gái của người mắc bệnh cũng sẽ có những đặc điểm tương tự như đốt sống hình cánh bướm. Tuy nhiên, chức năng gan và thận vẫn hoàn toàn bình thường.

Phương pháp điều trị

Việc điều trị hội chứng Alagille dựa trên những cố gắng tăng lưu lượng mật từ gan, duy trì sự tăng trưởng cũng như phát triển bình thường ở trẻ, đồng thời ngăn ngừa hoặc khắc phục bất kỳ sự thiếu hụt đặc biệt nào về dinh dưỡng. Bởi vì khi hội chứng Alagille diễn ra, dòng mật chảy từ gan vào ruột rất chậm, nên trẻ chắc chắn sẽ bị suy dinh dưỡng. Tuy nhiên, điều này có thể được giải quyết vì bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc dùng để tăng lưu lượng mật cho trẻ nhỏ, bao gồm axit ursodeoxycholic.

Tương tự, các triệu chứng của ứ mật trong máu và da có thể được giảm bớt. Các loại thuốc khác cũng thường được sử dụng để làm giảm các triệu chứng ngứa như Benadryl, Atarax. Nồng độ cholesterol trong máu cao cũng được xử lý với các loại thuốc gia tăng lưu lượng mật. Mức cholesterol tăng cao có thể dẫn đến sự lắng đọng cholesterol ở da, thể hiện qua những vết màu vàng trên da đầu gối, khuỷu tay, lòng bàn tay, mí mắt và các bề mặt khác thường bị cọ xát. Giảm hàm lượng cholesterol trong máu sẽ hỗ trợ việc cải thiện mức cholesterol ở da.

Triển vọng

Tuổi thọ của trẻ mắc hội chứng Alagille không thể ước tính trước. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, điều này phụ thuộc vào một số yếu tố, chẳng hạn như:

  • Mức độ nghiêm trọng của tình trạng xơ gan
  • Các vấn đề về tim và phổi do hẹp mao mạch
  • Sự hiện diện của những vấn đề hệ lụy từ suy dinh dưỡng

Bạn không cần phải lo lắng quá về vấn đề này, vì người mắc hội chứng Alagille vẫn có thể sống bình thường.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Sẹo thủy đậu: Cách điều trị và phòng tránh

(92)
Thủy đậu do một loại virus rất dễ lây lan có tên varicella zoster gây ra. Nếu không chích ngừa đầy đủ, hầu hết mọi người sẽ “trải nghiệm” thủy đậu ... [xem thêm]

3 dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị quấy rối tình dục công sở

(85)
Bạn nghĩ rằng công sở là chốn nghiêm túc? Hãy cẩn thận với những dấu hiệu quấy rối tình dục công sở để tránh rơi vào bẫy của các yêu râu xanh đội ... [xem thêm]

Cứng khớp ngón tay: Xử nhanh kẻo hại!

(54)
Cứng khớp ngón tay dẫn đến hạn chế khả năng vận động ở rất nhiều người, đặc biệt là những bệnh nhân lớn tuổi. Điều trị bệnh kịp thời giúp ... [xem thêm]

Giúp mẹ bầu đối phó cơn mất trí nhớ thoáng qua

(60)
Bạn có thể đã nghe nhiều về hội chứng mất trí nhớ hoặc hay quên khi mang thai. Vậy điều này có thật không? Và nếu có, bạn nên làm gì?Vì sao mẹ bầu dễ ... [xem thêm]

4 nguyên tắc dinh dưỡng “vàng” để tăng cường sức khỏe đại tràng

(97)
Ung thư đại tràng là một loại ung thư đường tiêu hóa khá phổ biến ở Việt Nam. Dù nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao nhưng đây cũng là căn bệnh có tiên ... [xem thêm]

Bổ sung ngay lá tía tô vào thực đơn bởi những lợi ích tuyệt vời sau đây

(44)
Lá tía tô không chỉ là nguyên liệu phục vụ bữa ăn của chúng ta mà còn là vị thuốc rất tốt đối với sức khỏe. Không những thế, lá tía tô còn là ... [xem thêm]

Hen phế quản mãn tính và COPD: Đừng nhầm lẫn

(70)
Hen phế quản mãn tính thường bị nhầm lẫn với bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) song về bản chất, đây là 2 bệnh hoàn toàn khác nhau.CPOD là thuật ngữ ... [xem thêm]

Thiếu sót lớn nếu không làm các xét nghiệm khi mang thai

(53)
Các xét nghiệm khi mang thai rất cần thiết để phát hiện kịp thời những nguy cơ có thể xảy ra với mẹ và bé. Mẹ bầu nên nhớ các xét nghiệm khi mang thai sau ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN