DHA và EPA là gì?

(4.16) - 26 đánh giá

Omega-3 là chất dinh dưỡng vô cùng thiết yếu cho cơ thể. Hai loại axit béo phổ biến thuộc nhóm omega-3 là DHA và EPA, chúng được tìm thấy trong các thực phẩm như dầu cá, tinh dầu hạt lanh… Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chúng.

Giải đáp DHA và EPA là gì và vai trò của nó với cơ thể

1. DHA là gì?

DHA − viết tắt của axit docosahexaenoic, là một axit béo thuộc nhóm omega-3. DHA chiếm ¼ cấu tạo phần mỡ ở não. Các nhà khoa học nhận thấy DHA là một phần cấu tạo nên màng các tế bào thần kinh ở não.

DHA chiếm tỷ lệ rất cao trong chất xám của não bộ và trong võng mạc ảnh, do đó nó còn ảnh hưởng đến thị lực ở mắt. DHA tạo ra các tế bào thần kinh nhạy cảm giúp truyền tải thông tin nhanh chóng và chính xác. Axit béo omega-3 hỗ trợ việc hình thành các nơ ron và vận chuyển chất glucose. Đây chính là chất dinh dưỡng chính giúp não hoạt động.

Ngoài ra, DHA cũng rất cần thiết cho sự phát triển của mắt và hệ thần kinh. Thí nghiệm nghiên cứu trên động vật cũng cho thấy hàm lượng DHA cao có trong hệ thần kinh như võng mạc hay não.

Việc thiếu DHA có thể giảm trí thông minh ở trẻ. Một nghiên cứu ở Mỹ theo dõi trẻ nhỏ từ 8−9 tuổi cho thấy, những bé được bú sữa mẹ và được cung cấp đủ lượng DHA có điểm số thông minh cao hơn 8,3 điểm so với những bé được cho uống sữa bò và thiếu DHA.

2. EPA là gì?

EPA là viết tắt của axit eicosapentaenoic, một axit béo omega-3 hay còn được gọi là “chất có tính lọc máu”. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra tác dụng chính của EPA là giúp sản xuất prostaglandin trong máu. Loại prostaglandin này ức chế tạo các tiểu cầu nhằm làm giảm và ngăn ngừa chứng huyết khối. Ngoài ra, nó còn có tác dụng làm giảm cholesterol và triglycerides có trong máu. Thêm nữa, EPA còn có thể làm giảm độ sánh của máu.

EPA làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch. Do đó, EPA rất có ích trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh tim mạch.

Bổ sung DHA và EPA

Bổ sung DHA dài hạn có lợi cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, hiện nay ở nhiều nơi, trẻ em ở nhiều quốc gia trên thế giới đang tiếp nhận DHA ở mức thấp hơn so với khuyến khích.

Khuyến nghị của FAO, WHO (2010):

  • DHA với trẻ em 6 tháng − 24 tháng: 10−12 mg/kg;
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú: 200 mg/ngày.

Các khuyến cáo gần đây về hàm lượng DHA cung cấp hằng ngày của ANSES − Cơ quan an toàn Thực phẩm Pháp (2010):

  • Trẻ em 0 − 6 tháng: 0,32% tổng số axit béo;
  • Trẻ 6 − 12 tháng: 70 mg/ngày;
  • Trẻ từ 1 đến 3 tuổi: 70 mg/ngày;
  • Trẻ em 3 − 9 tuổi: 125 mg/ngày;

Phụ nữ mang thai hoặc đang trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ: 250 mg/ngày.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn DHA và EPA là gì nhằm hỗ trợ tốt trong việc nuôi dưỡng bé cưng của mình phát triển toàn diện nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

3 bài tập giúp giảm đau lưng cực hiệu quả

(61)
Đau lưng là một trong những loại bệnh thường gặp nhất của tình trạng đau cơ. Ngoài các phương pháp điều trị chứng đau lưng như uống thuốc giảm đau, ... [xem thêm]

Con thích đến trường hơn nếu bạn thực hiện 9 điều Hello Bacsi chia sẻ

(30)
Vì sao trẻ không muốn đi học? Đây là câu hỏi khiến nhiều phụ huynh đau đầu. Muốn biết câu trả lời, hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này ... [xem thêm]

Cảnh giác với bệnh rận mu

(64)
Rận mu là những côn trùng nhỏ xíu có khả năng bò từ lông mu của người này sang người khác khi họ quan hệ tình dục. Rận mu cũng có thể bị lây từ quần ... [xem thêm]

Bệnh rối loạn đa nhân cách có thể chữa khỏi không?

(14)
Bệnh rối loạn đa nhân cách (DID) còn được gọi là rối loạn nhận dạng phân ly. Trong “Cẩm nang chẩn đoán và thống kê rối loạn tâm thần” (DSM), căn bệnh ... [xem thêm]

Viêm vùng chậu khi mang thai có an toàn cho thai nhi không?

(87)
Mẹ bầu không nên chủ quan nếu phát hiện tình trạng viêm vùng chậu khi mang thai để tránh ảnh hưởng đến khả năng sinh sản về sau.Viêm vùng chậu là một ... [xem thêm]

Ngủ riêng từ nhỏ có lợi ích như thế nào cho bé?

(77)
Trẻ em sau sinh thường quấy khóc vào ban đêm và nhiều bậc cha mẹ cũng phiền lòng vì điều này. Ngủ không đủ giấc rất dễ khiến các bậc phụ huynh mệt ... [xem thêm]

9 phương pháp giúp giảm căng thẳng sau khi sinh

(32)
Con yêu chào đời hẳn là mang lại nhiều niềm vui cho bố mẹ. Tuy nhiên, đằng sau niềm vui là sự mệt mỏi, lo lắng khi chăm sóc thành viên mới trong gia đình. Vì ... [xem thêm]

9 sự thật bạn nên biết về mặt nạ giấy

(24)
Bạn là tín đồ làm đẹp và rất rành về khoản đắp mặt nạ để chăm sóc da. Thế nhưng, bạn có thực sự biết hết 9 sự thật về mặt nạ giấy chưa?Ngày ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN