7 biểu hiện ung thư máu giúp bạn nhận biết sớm

(4) - 60 đánh giá

Ung thư máu là một trong những căn bệnh ác tính nguy hiểm và có nguy cơ gây tử vong rất cao. Nếu bạn nhận biết sớm biểu hiện ung thư máu, bác sĩ sẽ dễ chẩn đoán, điều trị và giúp bạn vượt qua căn bệnh nguy hiểm này.

Ung thư máu (blood cancer), ung thư bạch cầu hay bệnh bạch cầu là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất hiện nay. Ung thư máu xảy ra khi các tế bào bạch cầu bắt đầu phân chia và nhân lên với một tốc độ nhanh bất thường. Thông thường, bạch cầu làm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể, nhưng khi tăng lên đột biến, các tế bào bạch cầu bắt đầu tấn công hồng cầu, khiến hồng cầu bị phá hủy dần. Khi tế bào hồng cầu bị tiêu diệt sẽ gây thiếu máu, lâu dần dẫn đến tử vong.

Dưới đây là 7 dấu hiệu điển hình nhất của bệnh ung thư máu mà bạn nên lưu ý sớm để tìm cách chữa trị kịp thời.

1. Biểu hiện ung thư máu qua màu da

Nếu cơ thể phát triển ung thư máu cấp tính, lượng hồng cầu trong máu sẽ bị thiếu hụt nghiêm trọng. Khi các tế bào hồng cầu trở nên ít hơn bình thường (tình trạng thiếu máu), da sẽ mất đi vẻ hồng hào và khỏe mạnh. Màu da bạn khi đó sẽ nhợt nhạt hơn vài tông so với sắc da bình thường, nên nếu thấy có bất kỳ sự thay đổi màu da nào, bạn cần lưu ý hơn.

2. Biểu hiện ung thư máu qua sự mệt mỏi

Một trong những biểu hiện đặc trưng của bệnh ung thư máu chính là mệt mỏi. Công việc nhiều áp lực hàng ngày dẫn đến sự mệt mỏi, kiệt sức không phải là điều gì bất thường. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý hơn đến sức khỏe khi có cảm giác mệt mỏi, thiếu năng lượng thường xuyên. Nếu thấy khó khăn trong việc hoàn thành những công việc hàng ngày, mất ngủ liên tục,… thì đó có thể là một trong những dấu hiệu ung thư máu bạn không nên bỏ qua.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Những điều bạn nên biết về ung thư máu

3. Biểu hiện ung thư máu qua vết bầm tím

Sự phân chia quá nhanh các tế bào ung thư cũng có thể gây tổn thương cho các mạch máu và các tế bào tiểu cầu cần thiết cho quá trình đông máu. Khi máu không thể đông, các vết bầm tím sẽ xuất hiện nhiều hơn.

Nếu bạn thấy có những vết bầm tím bất thường trên cơ thể, hãy đến bác sĩ để nói rõ về tình trạng bệnh. Điều quan trọng là cần chẩn đoán tình trạng chảy máu bên trong sớm trước khi có những biến chứng nghiêm trọng, có thể dẫn đến tử vong.

4. Biểu hiện ung thư máu qua sự chảy máu

Ngoài các vết bầm tím, sự thiếu hụt của tiểu cầu còn có khả năng dẫn đến tình trạng chảy máu nhiều và chảy máu bất thường. Một số người có thể bị chảy máu nướu hay chảy máu mũi thường xuyên khi đang bước vào thời kỳ bệnh ung thư máu. Ngoài ra, nếu lưu ý thì bạn cũng sẽ thấy một vết cắt nhỏ cũng sẽ mất nhiều thời gian để lành lại hơn bình thường.

5. Biểu hiện ung thư máu qua rối loạn nhịp tim

Ung thư máu có thể là nguyên nhân gây ra rối loạn nhịp tim, mặc dù bạn vẫn hoạt động nhẹ nhàng không gắng sức. Tim của bạn phải cố để làm việc gấp đôi bình thường để bù đắp lại sự thiếu hụt các tế bào hồng cầu. Mặc dù rối loạn nhịp tim thường liên quan đến các bệnh về tim mạch nhưng bạn vẫn không nên bỏ qua biểu hiện này của ung thư máu.

6. Biểu hiệu ung thư máu qua tần suất bị bệnh

Các tế bào tủy xương còn ức chế sự hình thành các tế bào máu trắng, chống lại nhiễm trùng. Kết quả là nếu bạn bị ung thư máu, cơ thể sẽ bị bệnh thường xuyên hơn và khi mắc bệnh thì cũng lâu khỏi hơn. Cơn cảm cúm thông thường chỉ 5 ngày có thể sẽ kéo dài đến 2 tuần chưa khỏi. Bạn cũng sẽ bắt đầu bị sốt nhiều hơn và có vẻ như lúc nào cũng như đang bị bệnh.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: 15 dấu hiệu ung thư bạn không thể bỏ qua

7. Biểu hiện ung thư máu qua mồ hôi ban đêm

Tình trạng đổ mồ hôi bất thường rất phổ biến ở những người mắc bệnh bạch cầu cấp tính. Biểu hiện đổ mồ hôi nhiều, nhất là vào ban đêm là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh nguy hiểm. Nếu còn đi kèm với các triệu chứng như sưng hạch, sốt, sụt cân… thì bạn nên đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể.

Nhiều biểu hiện ung thư máu khá giống với nhiều căn bệnh khác nên đôi khi bạn có thể bỏ qua. Nếu thấy từ hai hay nhiều hơn các dấu hiệu cùng lúc xảy ra, bạn không nên chủ quan mà hãy sớm đến bác sĩ để được chẩn đoán bệnh và chữa trị kịp thời.

Tuyết Trinh | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Những thông tin cần biết về ung thư phổi giai đoạn 3

(15)
Ung thư phổi giai đoạn 3 dùng để chỉ ung thư phổi không tế bào nhỏ đã tiến triển đến giai đoạn thứ 3. Ở giai đoạn này, người ta phân chia ung thư phổi ... [xem thêm]

Tiêu đen và những lợi ích sức khỏe nó mang lại cho bạn

(34)
Tác dụngTiêu trắng dùng để làm gì?Hạt tiêu trắng có ở các nước châu Á nhiệt đới. Tiêu đen và tiêu trắng đều đến từ cùng một cây, nhưng quy trình ... [xem thêm]

Mách nhỏ mẹ cách vệ sinh nhà cửa đón tết

(75)
Dụng cụ nhà bếp khi được làm sạch bằng các dung dịch tẩy rửa hóa chất không những dễ khiến da tay bạn bị khô mà còn có thể gây hại sức khỏe nếu ... [xem thêm]

9 cách phạt con mà không làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ

(68)
Theo thống kê ở Mỹ, hầu hết bố mẹ đều tin rằng mình đang nuôi dạy con cái đúng cách. Thực tế, nhiều bố mẹ không thể kiểm soát cảm xúc của mình và ... [xem thêm]

Thuốc 7 màu trị bệnh gì?

(92)
Tại Việt Nam, thuốc 7 màu là tên gọi thân thuộc của kem bôi Silkron. Lý do thuốc có tên gọi như vậy là do bao bì của thuốc có 7 màu sắc khác nhau. Vậy thuốc ... [xem thêm]

10 bài tập đơn giản giúp đầu óc bạn luôn minh mẫn

(87)
Não cá vàng khiến bạn hết quên cái này đến nhớ nhầm cái kia? Để tránh tình trạng khiến những người xung quanh phải lắc đầu hay chính bạn mệt mỏi vì ... [xem thêm]

Giải đáp thắc mắc về bệnh bạch tạng sống được bao lâu

(39)
Bệnh bạch tạng sống được bao lâu? Bệnh bạch tạng có nguy hiểm không? Bên cạnh nỗi lo lắng khi mắc phải căn bệnh hiếm gặp, người bệnh còn muốn biết ... [xem thêm]

Hút thuốc và quan hệ bằng miệng: Hiểm họa khôn lường!

(55)
Bạn có sở thích quan hệ tình dục bằng đường miệng hay không? Và bạn có thường xuyên hút thuốc lá không? Nếu có cả hai thói quen hút thuốc là và quan hệ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN