Cập nhập thông tin điều trị ung thư phổi tế bào nhỏ năm 2018

(4.43) - 15 đánh giá

Tìm hiểu về ung thư phổi tế bào nhỏ

Bệnh ung thư phổi tế bào nhỏ là gì?

Ung thư phổi là tình trạng khi các tế bào phổi bắt đầu phát triển nhanh chóng không kiểm soát được. Ung thư có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của phổi.

Có hai loại ung thư phổi. Ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC), đôi khi được gọi là ung thư biểu mô tế bào nhỏ, gây ra khoảng 10–15% tất cả các bệnh ung thư phổi. Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ (NSCLC) gây ra các bệnh ung thư phổi còn lại.

Ung thư phổi tế bào nhỏ có 2 dạng:

  • Ung thư biểu mô tế bào nhỏ
  • Ung thư biểu mô tế bào nhỏ kết hợp

Các tế bào trong 2 dạng ung thư này đều phát triển và lây lan theo nhiều cách khác nhau. Tên của các ung thư này được đặt theo hình dạng của tế bào ung thư được quan sát dưới kính hiển vi.

Sự khác nhau giữa ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không phải tế bào nhỏ gồm:

  • Ung thư phổi tế bào nhỏ phát triển nhanh chóng
  • Ung thư phổi tế bào nhỏ lây lan nhanh
  • Ung thư phổi tế bào nhỏ đáp ứng tốt với hóa trị (sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư) và xạ trị (sử dụng tia X liều cao hoặc tia năng lượng cao khác để tiêu diệt tế bào ung thư).
  • Ung thư phổi tế bào nhỏ thường liên quan đến hội chứng cận ung thư.

Triệu chứng ung thư phổi tế bào nhỏ

Những dấu hiệu và triệu chứng ung thư phổi tế bào nhỏ là gì?

Ung thư phổi tế bào nhỏ thường không có triệu chứng, có nghĩa là bệnh không gây ra triệu chứng. Một khi các triệu chứng xuất hiện, có nghĩa là ung thư đã xâm chiếm các bộ phận khác của cơ thể. Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng thường tăng lên khi ung thư càng phát triển và lây lan. Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Chất nhầy có máu ở phổi
  • Khó thở
  • Thở khò khè
  • Đau ngực hoặc khó chịu
  • Ho dai dẳng hoặc khàn khàn
  • Chán ăn
  • Giảm cân
  • Mệt mỏi
  • Sưng mặt

Gặp bác sĩ ngay nếu bạn gặp phải bất kỳ triệu chứng nào trong số này. Mặc dù các triệu chứng có thể không phải ung thư phổi tế bào nhỏ, nhưng bạn cần phát hiện ngay bất cứ tình trạng sức khỏe nào để điều trị kịp thời.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây ung thư phổi tế bào nhỏ

Những nguyên nhân nào gây ung thư phổi tế bào nhỏ?

Nguyên nhân gây ra bệnh này gồm:

  • Hút thuốc lá. Đây là nguyên nhân phổ biến gây ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không phải tế bào nhỏ. Tuy nhiên, ung thư phổi tế bào nhỏ thường liên quan đến nguyên nhân này hơn.
  • Hút thuốc lá thụ động. Hút thuốc lá thụ động cũng là nguyên nhân chính gây ung thư phổi. Những người tiếp xúc với khói thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh tăng khoảng 30%.
  • Tiếp xúc với radon.
  • Tiếp xúc với amiang.

Chẩn đoán và điều trị ung thư phổi tế bào nhỏ

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán ung thư phổi tế bào nhỏ?

Các triệu chứng của bệnh thường không xuất hiện cho đến khi ung thư đã tiến triển đến giai đoạn nặng hơn. Tuy nhiên, bệnh đôi khi được phát hiện sớm trong khi xét nghiệm chẩn đoán cho một tình trạng y tế khác. Một số xét nghiệm có thể phát hiện ung thư phổi tế bào nhỏ như:

  • X-quang ngực
  • CT scan
  • MRI
  • Soi phế quản
  • Cấy đờm: được sử dụng để phân tích dịch ở phổi khi bạn ho

Bệnh cũng có thể được phát hiện trong một cuộc kiểm tra tầm soát ung thư phổi. Bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm tầm soát nếu bạn có nguy cơ cao bị ung thư phổi và bạn:

  • Từ 55–75 tuổi
  • Có sức khỏe khá tốt
  • Hút hơn 30 gói thuốc lá mỗi năm
  • Hiện đang hút thuốc hoặc bỏ hút thuốc trong 15 năm qua

Nếu nghi ngờ ung thư phổi tế bào nhỏ, bác sĩ sẽ cho bạn thực hiện nhiều xét nghiệm trước khi chẩn đoán, bao gồm:

  • Xét nghiệm máu toàn phần (CBC) để đánh giá sức khỏe tổng thể
  • Sinh thiết phổi
  • Chụp X-quang ngực
  • Quan sát đờm dưới kính hiển vi để kiểm tra các tế bào phổi bất thường
  • Chụp CT hoặc MRI để kiểm tra khối u ở các phần khác của cơ thể
  • Khám xương để kiểm tra ung thư xương

Xác định giai đoạn ung thư

Sau khi xác định chẩn đoán ung thư phổi tế bào nhỏ, bác sĩ sẽ xác định giai đoạn ung thư. Ung thư phổi tế bào nhỏ thường được chia thành hai giai đoạn:

  • Giai đoạn hạn chế: ung thư bị giới hạn ở một bên ngực. Các hạch bạch huyết cũng có thể bị ảnh hưởng.
  • Giai đoạn mở rộng: ung thư đã lan sang phía bên kia của ngực. Ung thư đã xâm chiếm các hạch bạch huyết cũng như các bộ phận khác của cơ thể.

Nếu các tế bào ung thư được tìm thấy trong dịch xung quanh phổi, ung thư đã ở giai đoạn mở rộng. Ở giai đoạn này, ung thư không thể chữa được.

Những phương pháp nào dùng để điều trị ung thư phổi tế bào nhỏ?

Phát hiện và điều trị bệnh kịp thời là rất quan trọng để bệnh nhanh khỏi. Tuy nhiên, khi ung thư đã ở giai đoạn nặng, không thể điều trị bệnh được nữa. Lúc này, bác sĩ sẽ giúp giảm các triệu chứng của bệnh.

Phẫu thuật

Phẫu thuật chỉ được thực hiện khi chỉ có một khối u và ung thư chưa lây lan. Tuy nhiên, phần lớn các ca ung thư phổi tế bào nhỏ khi phát hiện đã lây lan đến các bộ phận khác. Do đó, phẫu thuật thường không hiệu quả.

Nếu lựa chọn phẫu thuật, bác sĩ có thể lựa chọn các loại phẫu thuật sau đây:

  • Phẫu thuật cắt bỏ phổi, liên quan đến việc loại bỏ toàn bộ phổi
  • Cắt bỏ thùy
  • Segmentectomy: loại bỏ một đoạn của thùy phổi
  • Tạo hình khí phế quản

Tất cả các ca phẫu thuật này được thực hiện bằng cách gây mê toàn thân. Cắt bỏ thùy là phẫu thuật lý tưởng cho những người bị ung thư phổi tế bào nhỏ nếu nó có thể được thực hiện.

Mặc dù phẫu thuật có thể có hiệu quả trong điều trị bệnh, kết quả phụ thuộc phần lớn vào tình trạng sức khỏe tổng thể của bạn trước khi thực hiện thủ thuật. Phẫu thuật cũng mang một số rủi ro, chẳng hạn như chảy máu nặng, nhiễm trùng và viêm phổi.

Nếu phẫu thuật thành công, thời gian hồi phục có thể mất vài tuần đến vài tháng. Bạn có thể hạn chế hoạt động trong ít nhất 1 tháng.

Hóa trị

Hóa trị là phương pháp dùng thuốc trị liệu tích cực nhằm tấn công các tế bào ung thư. Các loại thuốc này có thể được uống hoặc tiêm qua tĩnh mạch. Chúng đi qua dòng máu để tiêu diệt các tế bào ung thư trong các cơ quan ở xa.

Mặc dù hóa trị đã có hiệu quả trong việc tiêu diệt các tế bào ung thư, nhưng nó có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn. Bao gồm:

  • Tiêu chảy
  • Mệt mỏi
  • Buồn nôn
  • Ói mửa
  • Rụng tóc nhiều
  • Chán ăn
  • Khô miệng
  • Lở miệng
  • Đau do tổn thương thần kinh

Bạn nên cân nhắc những tác dụng phụ này trước khi quyết định thực hiện hóa trị. Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn cần thêm hướng dẫn.

Xạ trị

Phương pháp xạ trị sử dụng chùm tia bức xạ tập trung để tiêu diệt tế bào ung thư. Loại xạ trị phổ biến nhất là bức xạ tia ngoài.

Xạ trị có thể được kết hợp với hóa trị liệu để giảm đau và các triệu chứng khác. Mặc dù có một số tác dụng phụ liên quan đến xạ trị, nhưng hầu hết các triệu chứng biến mất trong vòng 2 tháng điều trị.

Chế độ sinh hoạt cho người bị ung thư phổi tế bào nhỏ

Những biện pháp giúp bạn sống chung với bệnh ung thư phổi tế bào nhỏ

Bên cạnh đau buồn và lo lắng, những người bị ung thư phổi tế bào nhỏ phải trải qua một thời gian dài điều trị và hồi phục.

Những người đã được chẩn đoán mắc bệnh có thể đối phó với tình trạng của họ theo nhiều cách khác nhau. Điều quan trọng là bạn cần thích nghi và lạc quan. Dưới đây là một số biện pháp giúp bạn thích nghi với bệnh:

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:
Đăng bởi Phongbenh24h.com - Cập nhật - Ngày đăng - Nguồn: Hello Bác sĩ

Bài viết liên quan

7 bài tập giúp giảm đau nhức khớp tay

(44)
Đau nhức khớp tay được xem là trở ngại lớn đối với hầu hết người bệnh. Ngoài việc dùng thuốc, thực hiện các động tác đơn giản tại nhà cũng giúp ... [xem thêm]

Bạn có biết sự khác nhau giữa chứng đãng trí và bệnh Alzheimer?

(69)
Nhiều người lầm tưởng chứng đãng trí giống với bệnh Alzheimer. Thật ra chúng hoàn toàn khác nhau. Vậy hai bệnh này khác nhau thế nào và làm sao để bạn ... [xem thêm]

Thực phẩm bạn nên kiêng khi đến ngày “đèn đỏ”

(47)
Trong những ngày hành kinh, hormone trong cơ thể có nhiều biến động gây ra cảm giác khó chịu như đau bụng, chóng mặt, đau đầu… “Không nên ăn gì khi có ... [xem thêm]

Những điều bạn cần biết về mổ nội soi sỏi mật

(41)
Bạn cần sớm phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ khi sỏi quá lớn và thường xuyên gây biến chứng như đau viêm, sốt, ứ mật… Thay vì quá lo lắng mổ ... [xem thêm]

Metformin: Thuốc chống tiểu đường

(75)
Metformin là thuốc uống chống tăng đường huyết thuộc nhóm biguanid. Đây là loại thuốc được sử dụng nhiều hiện nay. Metformin không có tác dụng để kích ... [xem thêm]

Nhựa cây máu rồng: Liều thuốc quý chữa bệnh từ ngàn năm

(81)
Nhựa cây máu rồng đã được sử dụng cách đây hàng ngàn năm nhờ khả năng giúp chữa loét, kháng khuẩn, thậm chí ngăn ngừa ung thư. Đây là một loại thuốc ... [xem thêm]

5 câu hỏi thường gặp cho thai phụ sau khi điều trị ung thư vú

(74)
Chăm sóc bản thân sau khi phẫu thuật ung thư vú là điều rất quan trọng. Dinh dưỡng và tập thể dục sẽ giúp bạn lấy lại sức khỏe sau phẫu thuật. Cùng tìm ... [xem thêm]

Bị ngứa lông mu vùng kín: Nguyên nhân và cách khắc phục

(31)
Lông mu tại vùng kín có tác dụng bảo vệ, ngăn chặn các yếu tố từ bên ngoài tác động vào bộ phận sinh dục. Đồng thời, nó còn giúp giảm sự ma sát của ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN