6 nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị quầng thâm mắt

(3.57) - 72 đánh giá

Rất hiếm gặp tình trạng trẻ sơ sinh bị quầng thâm mắt, song nếu con bạn gặp phải chuyện này, bạn cũng đừng lo ngại. Điều này có nghĩa là trẻ nhà bạn ngủ không đủ giấc hoặc đang ở trong tình trạng mệt mỏi.

Trong một số trường hợp, lý do có thể sẽ đặc biệt hơn. Bài viết này sẽ giúp bạn biết thêm về quầng thâm mắt xuất hiện ở trẻ sơ sinh.

Quầng thâm mắt là gì?

Vùng da quanh mắt bị sạm, tối màu được gọi là quầng thâm mắt, có thể đây chỉ là dấu hiệu của một vài sự cố hoặc dị ứng và rất hiếm khi tình trạng trở nặng. Da xung quanh mí mắt được gọi là vùng da quanh ổ mắt. Lượng melanin sản sinh ra cao hơn bình thường làm xuất hiện quầng thâm mắt được gọi là ‘tăng sắc tố vùng quanh mắt’.

Mắt trẻ xuất hiện quầng thâm biểu hiện điều gì?

Quầng thâm mắt xuất hiện có thể do trẻ thấy mệt mỏi hoặc bị phơi nhiễm chất gây dị ứng hoặc chất kích thích. Ở một số trường hợp hiếm thì quầng thâm xung quanh mắt có thể do xuất hiện khối u của các dây thần kinh, được gọi là bệnh u nang thần kinh. Nếu nhận thấy màu da xung quanh mắt quá tối, bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để khám.

Nguyên nhân xuất hiện quầng thâm mắt

  • Vùng da dưới mắt mỏng hoặc nhạy cảm làm cho mạch máu trở nên tối hơn. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất
  • Một số bé có vùng da mỏng hơn những số khác làm cho quầng thâm mắt dễ nhận thấy hơn
  • Quầng thâm cũng có khả năng di truyền từ gia đình
  • Mệt mỏi cũng là một nguyên nhân phổ biến khác gây ra quầng thâm, do da của trẻ lúc mệt mỏi sẽ nhợt nhạt hơn bình thường, dẫn đến sự xuất hiện của các mạch máu sẫm màu dưới da mắt
  • Trong một số trường hợp hiếm, quầng thâm xảy ra do một số nguyên nhân đặc biệt khác như dị ứng, chàm, nhiễm khuẩn, viêm xoang, nhiễm trùng đường hô hấp hoặc mất nước
  • Quầng thâm gây ra bởi dị ứng hô hấp thường được gọi là viêm mũi dị ứng. Mũi tắc nghẽn rất có khả năng do dị ứng, khi đó các hoạt động tĩnh mạch và lưu lượng máu sẽ bị hạn chế, dẫn đến tĩnh mạch dưới mắt bị sưng. Điều này dẫn đến xuất hiện quầng thâm ở dưới mắt trẻ

Các phương pháp trị quầng thâm mắt

  • Đảm bảo trẻ được ngủ đủ giấc, ăn ngon, hoạt động lành mạnh và tăng cân
  • Nếu dị ứng là thủ phạm thì hãy bảo vệ trẻ khỏi những chất kích thích tiềm ẩn, chẳng hạn phấn hoa, bụi… Bạn nên thường xuyên rửa và giữ sạch đôi mắt bé bằng một chiếc khăn ướt ấm
  • Cắt tỉa móng tay của trẻ để tránh những vết xước ngoài ý muốn trên mặt và mắt

Mời bạn đọc thêm bài 6 thành phần tự nhiên điều trị quầng thâm mắt ở trẻ để có cách chữa trị cho con hiệu quả nhé!

Câu hỏi thường gặp

1. Trẻ sơ sinh có bị quầng thâm mắt do các thói quen ngủ không đúng giờ giấc hoặc sức khỏe kém hay không?

Hoàn toàn ngược lại với giả định của hầu hết các bậc phụ huynh, quầng thâm không phải lúc nào cũng là kết quả của thói quen ngủ không đúng giờ hoặc sức khỏe của trẻ kém.

2. Đôi mắt sưng húp ở trẻ sơ sinh có dẫn đến xuất hiện quầng thâm?

Đôi mắt trẻ bị sưng có thể do khóc trong thời gian dài hoặc tư thế ngủ khó khăn và hầu như không liên quan đến thâm quầng.

3. Quầng thâm có phải do túi dưới mắt?

Túi dưới mắt chỉ là phần chất béo nằm dưới phần da xung quanh mắt của trẻ và không liên quan đến thâm quầng.

4. Thâm quầng mắt có liên quan đến sốt và mọc răng hay không?

Hiện vẫn chưa có bằng chứng cụ thể hoặc nghiên cứu chứng minh việc mọc răng hoặc sốt ở trẻ dẫn đến xuất hiện quầng thâm.

5. Tại sao đôi khi lại có một vài vệt đỏ trong mắt của trẻ?

Mắt của trẻ bị đỏ có thể là kết quả từ một vài nguyên do sau: dị ứng, nhiễm trùng, kích thích hoặc chỉ đơn giản bé dùng tay cọ xát mắt khi mệt. Trẻ sơ sinh thường nhạy cảm với thực phẩm hoặc các hạt trong không khí, khi tiếp xúc sẽ gặp phản ứng dị ứng dẫn đến mắt bị đỏ.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Yoga cho người mới bắt đầu A-Z: Phân loại, bài tập, lưu ý

(88)
Yoga không chỉ là những động tác uốn dẻo hay hít thở thông thường mà còn chứa đựng nhiều giá trị hơn thế. Thông qua bộ môn này, bạn có thể đạt ... [xem thêm]

Vị trí mụn ẩn cảnh báo điều gì về sức khỏe của bạn?

(45)
Vị trí mụn ẩn ở trán hoặc ở những khu vực khác không chỉ thể hiện vấn đề của da mà còn là dấu hiệu của những tình trạng sức khỏe khác. Nhưng chỉ ... [xem thêm]

Làm sao ngăn ngừa rụng tóc ở thời kỳ mãn kinh?

(31)
Rụng tóc ở thời kỳ mãn kinh là tình trạng mà rất nhiều chị em phụ nữ gặp phải. Vậy làm thế nào để phụ nữ khắc phục tình trạng này? Thời kỳ mãn ... [xem thêm]

7 dấu hiệu tâm lý bất ổn khiến bạn dễ gây xung đột

(75)
Biểu hiện phản ứng lại thái quá trong những tình huống có thể xử lý linh hoạt và êm đẹp nhiều khả năng là dấu hiệu cho thấy một tâm lý bất ổn. Bạn ... [xem thêm]

Những điều cần biết về bệnh quai bị ở người lớn

(63)
Chúng ta thường nghĩ bệnh quai bị chỉ xảy ra ở trẻ nhỏ nhưng thực tế, người lớn vẫn có nhiều nguy cơ mắc bệnh nếu chưa được tiêm ngừa. Bệnh quai ... [xem thêm]

Chứng ngủ rũ

(97)
Tìm hiểu chungChứng ngủ rũ là gì?Chứng ngủ rũ là một rối loạn thần kinh ảnh hưởng đến sự kiểm soát giấc ngủ và sự tỉnh táo, là một nguyên nhân có ... [xem thêm]

Ăn uống thoải mái ngày lễ không lo khó tiêu

(74)
Nếu bạn đã từng có cảm giác đầy bụng hoặc chướng bụng sau bữa ăn, rất có thể là bạn đã mắc phải chứng khó tiêu. Đó là tình trạng bạn cảm thấy ... [xem thêm]

12 món tuyệt ngon để tập cho bé ăn bốc

(80)
Ăn bốc là một kỹ năng giúp bé rèn luyện bàn tay khéo léo, thuần thục. Thế nhưng, khi tập cho bé ăn bốc, bạn cần chọn những món vừa hấp dẫn vừa an toàn ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN