Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng: Đừng vội đổ lỗi cho tuổi tác

(3.99) - 93 đánh giá

Tại Việt Nam, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là bệnh lý thường gặp ở nhiều đối tượng. Chứng bệnh này đã mang lại nhiều phiền toái cho người bệnh trong cuộc sống hằng ngày. Vậy biểu hiện đặc trưng của chứng bệnh này là gì? Cách điều trị như thế nào? Hãy tham khảo bài viết sau đây để có thêm những thông tin cần thiết bạn nhé!

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là bệnh lý gì?

Đĩa đệm đóng vai trò như những “miếng lót”, hấp thụ xung động (lực ma sát khi bạn di chuyển) để bảo vệ đốt sống. Đĩa đệm nằm ở khe giữa 2 cột sống có lớp vỏ sợi bọc nhân nhầy. Nhờ tính đàn hồi, đĩa đệm được xem là bộ phận giảm xóc, bảo vệ cột sống khỏi các chấn thương.

Theo thời gian, đĩa đệm mất đi độ đàn hồi, nhân nhầy có tác dụng bôi trơn bị khô, vòng sụn bên ngoài bị xơ hoá hoặc rạn nứt và bị rách. Chỉ cần có tác động mạnh, nhân nhầy sẽ thoát vị ra ngoài qua vị trí rách đó, đồng thời chui vào cột sống, chèn ép dây thần kinh, tạo ra những cơn đau vùng cột sống.

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng đặc trưng với những cơn đau kéo dài dai dẳng, âm ỉ ở vùng lưng dưới, kéo dài xuống cả vùng mông và chân. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc cúi gập người và hạn chế vận động ở cột sống.

Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

  • Đau nhức lưng khi khom cúi người
  • Những cơn đau âm ỉ khi đứng hoặc nằm sấp quá lâu
  • Đau nhức ngang thắt lưng, lan xuống cả vùng mông
  • Cảm giác khó chịu như kim châm khi vận động mạnh.

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Tìm hiểu rõ vấn đề này giúp bạn phòng tránh bệnh một cách hiệu quả.

  • Lao động nặng, đặc biệt là những công việc phải mang vác vật quá sức
  • Chấn thương hoặc tiền sử phẫu thuật ở vùng cột sống
  • Thói quen ngồi làm việc, học tập, chơi thể thao sai tư thế
  • Yếu tố di truyền từ bố mẹ về những khiếm khuyết ở cột sống hay các bệnh lý như vẹo cột sống, gai cột sống, gù lưng…
  • Quá trình lão hóa.

Nhân tố nào làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh?

Hầu hết chúng ta đều nghĩ rằng, chỉ có những người tuổi cao thì mới bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng do ảnh hưởng của quá trình lão hóa. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn còn rất nhiều yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.

Nhân tố khách quan, không thể thay đổi bao gồm:

  • Nam giới
  • Người cao tuổi
  • Người từng có tiền sử chấn thương lưng, thoát vị đĩa đệm hay phẫu thuật ở lưng.

Nhân tố chủ quan, có thể thay đổi:

  • Những nghề nghiệp và hoạt động phải ngồi nhiều, mang vác vật nặng, khom và xoay hông nhiều
  • Thói quen lười vận động và ít khi luyện tập thể dục thường xuyên
  • Hút thuốc lá: Nicotine và các độc tố khác có trong khói thuốc lá tấn công và làm hao mòn chất dinh dưỡng có trong đĩa đệm. Đồng thời, hút thuốc cũng làm gia tăng nhạy cảm đau.
  • Thừa cân, béo phì: Mỡ thừa, đặc biệt là ở vùng bụng, làm gia tăng áp lực lên vùng thắt lưng. Thừa cân cũng khiến các cơ yếu và kém dẻo dai hơn. Điều này có khả năng dẫn đến đau lưng.

Làm sao để ngăn ngừa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng?

Những thói quen đơn giản sau sẽ giúp bạn đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh:

  • Giữ cân nặng ở mức lý tưởng giúp giảm thiểu áp lực đè lên lưng dưới
  • Luyện tập thể dục đều đặn
  • Bỏ hút thuốc lá
  • Giữ tư tế đúng khi đi đứng (giữ tai, vai và hông thẳng hàng)
  • Bảo vệ lưng khi ngồi bằng cách đặt một chiếc gối nhỏ giữa lưng và ghế
  • Giữ đúng tư thế khi ngủ.

Đau lưng dưới có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau bên cạnh bệnh thoái hóa đĩa đệm cột sống thắt lưng. Nếu cơn đau trở nặng, bạn nên tìm đến các bác sĩ chuyên khoa trị liệu thần cột sống để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị dứt điểm. Sử dụng thuốc giảm đau chỉ mang đến tác dụng nhất thời nhưng không giúp trị tận gốc bệnh. Các nhà trị liệu sẽ giúp bạn xây dựng phác đồ điều trị phù hợp mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Định nghĩa và nguyên nhân gây nên nhiễm trùng đường tiết niệu

(13)
Bạn biết không, phụ nữ thường gặp tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu cao hơn so với nam giới, gây đau và bỏng rát khi đi tiểu.Bạn đang thắc mắc ... [xem thêm]

10 bí quyết giúp bạn ăn rau củ quả nhiều hơn

(98)
Thực phẩm xanh rất quan trọng cho cơ thể vì chúng cung cấp các vitamin, chất khoáng và phần lớn trong số chúng chứa rất ít calo. Để thêm rau củ quả vào bữa ... [xem thêm]

Những hậu quả đáng sợ của phẫu thuật thẩm mỹ

(69)
Phẫu thuật thẩm mỹ nếu thành công sẽ giúp bạn tự tin và tỏa sáng. Ngược lại, nếu kết quả không như mong đợi sẽ khiến bạn gặp các vấn đề về tâm ... [xem thêm]

10 bệnh mùa hè bạn nên cẩn thận

(64)
Thời tiết nắng nóng là cơ hội thích hợp cho các loại virus, vi khuẩn gây bệnh mùa hè phát triển. Vậy những bệnh bạn cần đề phòng trong mùa nóng bức này ... [xem thêm]

6 việc con phải biết làm trước khi bước qua tuổi 13

(57)
Ngày nay, có nhiều trẻ nhỏ rất phung phí tiền bạc của bố mẹ bằng cách mè nheo để bố mẹ mua những món đồ chơi cho mình. Do đó, nếu bạn không dạy con ... [xem thêm]

Lợi ích của tảo xoắn đối với bệnh nhân ung thư gan

(21)
Bệnh nhân ung thư gan thường có sức khỏe yếu vì cơ thể suy nhược nặng và gan không thể thực hiện chức năng lọc bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Do đó, tăng ... [xem thêm]

Những bài tập về khớp thái dương-hàm làm giảm đau

(41)
Hẳn là trong sinh hoạt hằng ngày, hầu như bạn sẽ chẳng bao giờ để ý đến “khớp thái dương – hàm” của mình dù trên thực tế bạn sử dụng chúng rất ... [xem thêm]

Ưu và nhược điểm của tẩy sỏi trong gan và túi mật

(30)
Tẩy sỏi trong gan và túi mật là phương pháp được rất nhiều người áp dụng hiện nay. Tuy nhiên, tính hiệu quả và an toàn của các phương pháp này với ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN