6 lợi ích tuyệt vời của yến mạch cho bà bầu

(3.59) - 44 đánh giá

Yến mạch được mệnh danh là “siêu thực phẩm” với sức khỏe. Thế nhưng, ít ai thật sự hiểu rõ những lợi ích của yến mạch cho bà bầu.

Chế độ dinh dưỡng trong thời gian mang thai đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé. Trong số nhiều loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, yến mạch là một trong những loại thực phẩm mà bà bầu nên ưu tiên thêm vào chế độ ăn. Thế nhưng, yến mạch đem đến những lợi ích sức khỏe gì cho bà bầu? Hãy để Chúng tôi bật mí với bạn.

Yến mạch có tốt cho bà bầu không?

Đây là thắc mắc khá phổ biến của nhiều phụ nữ mang thai. Tất nhiên, câu trả là “có”. Các chuyên gia còn khuyên bà bầu nên ưu tiên thêm yến mạch vào chế độ ăn bởi đây là loại thực phẩm có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng quan trọng, cần thiết cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Lợi ích của yến mạch cho bà bầu

Yến mạch có thể đem đến những lợi ích cho sức khỏe của bà bầu như:

1. Giàu năng lượng

Mỗi ngày, phụ nữ mang thai luôn cần một lượng lớn năng lượng. Ngoài ra, trong yến mạch còn có sự hiện diện của carbohydrate phức tạp. Những carbohydrate này sẽ tiêu hóa chậm hơn so với các loại carbohydrate có trong các loại thực phẩm khác. Điều này sẽ giúp giữ lượng đường trong máu luôn ở mức ổn định, ngăn ngừa nguy cơ đái tháo đường và tăng cân mất kiểm soát.

2. Giàu chất xơ

Với những ai đang cảm thấy mệt mỏi với vấn đề táo bón khi mang thai, yến mạch sẽ là một giải pháp giúp bạn cải thiện điều này. Yến mạch có chứa rất nhiều chất xơ, giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa và cải thiện nhu động ruột.

3. Bà bầu ăn yến mạch để bổ sung nhiều khoáng chất thiết yếu

Kali, phốt pho, canxi, selen là những khoáng chất có nhiều trong yến mạch. Mỗi khoáng chất này sẽ đem đến những lợi ích sức khỏe khác nhau. Nhìn chung, bạn sẽ nhận được những lợi ích như tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức khỏe của xương, đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển của bé.

4. Cung cấp nhiều vitamin cần thiết

Yến mạch cho bà bầu không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn đem đến cho bạn một làn da khỏe mạnh. Với sự hiện diện của vitamin B1, ​​E, chất béo và protein, bà bầu ăn nhiều yến mạch sẽ có một làn da khỏe mạnh và gương mặt bừng sáng vì hạnh phúc.

5. Giàu axit folic

Trong số các vitamin và khoáng chất, axit folic là chất dinh dưỡng mà bạn nhất định phải bổ sung trong thời gian mang thai. Axit folic rất cần thiết cho sự phát triển của hệ thần kinh và não bộ của bé. Trong yến mạch có rất nhiều axit folic. Do đó, bạn nên thêm loại thực phẩm này vào chế độ ăn.

6. Giàu chất sắt

Ăn nhiều yến mạch sẽ giúp bà bầu không còn nỗi lo bị thiếu máu bởi một chén yến mạch sẽ đáp ứng khoảng 10% chất sắt mà cơ thể cần mỗi ngày.

Với những lợi ích sức khỏe trên, phụ nữ mang thai nên thêm yến mạch vào chế độ ăn để đảm bảo sức khỏe của bạn và sự phát triển của bé.

Những món ăn ngon được chế biến từ yến mạch mà bạn có thể thử

1. Cháo yến mạch cà rốt

Cháo yến mạch cà rốt là món ăn mới lạ, dễ nấu, giàu dinh dưỡng mà bạn có thể thêm vào những bữa ăn sáng.

Chuẩn bị

  • 30g bột yến mạch
  • 1 củ cà rốt nhỏ
  • 100g thịt heo
  • 1 – 2 cây hành lá
  • Gia vị: nước mắm, hạt tiêu, đường, dầu hào…

Thực hiện

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Yến mạch: Ngâm trong nước khoảng 15 phút để yến mạch mềm.
  • Thịt heo: Rửa sạch, thái lát rồi băm nhuyễn, ướp gia vị vừa ăn.
  • Cà rốt: Rửa sạch, cắt hạt lựu, luộc chín rồi vớt ra xào cho thấm gia vị, sau đó thêm một lượng nước vừa đủ và đun sôi.

Bước 2: Nấu cháo yến mạch cà rốt

  • Cho dầu ăn vào chảo, đợi chảo nóng, bỏ thịt bằm vào xào sơ để dậy mùi thơm.
  • Sau khi cà rốt sôi, cho yến mạch vào, đun sôi thêm 5 phút.
  • Nêm gia vị cho vừa ăn, cho thịt đã xào chín vào, trộn đều và tắt bếp. Bỏ thêm chút hành lá thái nhỏ vào nồi. Múc cháo ra tô và thưởng thức ngay khi còn nóng nhé.

Với hương vị thơm ngon, món ăn từ yến mạch không chỉ giúp kích thích vị giác mà còn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho bà bầu.

2. Sữa chua yến mạch cho bà bầu

Sữa chua yến mạch là một trong những món ăn nhẹ vừa ngon miệng lại vừa tốt cho sức khỏe bà bầu.

Chuẩn bị

  • 1/2 cốc yến mạch đã nấu chín
  • 1/2 cốc sữa chua
  • Các loại trái cây theo mùa cắt hạt lựu

Thực hiện

Cho sữa chua vào ly. Đổ yến mạch vào. Sau đó cho các loại trái cây tươi lên trên.

3. Yến mạch trộn sữa tươi

Đây sẽ là một bữa sáng tuyệt vời cho bà bầu.

Chuẩn bị

  • 40g yến mạch
  • 1 hộp sữa tươi không đường

Thực hiện

Cho yến mạch vào một bát lớn, đổ sữa tươi vào. Đặt vào lò vi sóng quay trong vòng 1 phút. Như vậy bạn đã có ngay một bữa sáng giàu năng lượng.

Tác dụng phụ của việc ăn quá nhiều yến mạch khi mang thai

Mặc dù yến mạch rất tốt cho sức khỏe của mẹ và bé nhưng nếu ăn quá nhiều, bạn sẽ có nguy cơ gặp phải một số vấn đề sau:

  • Gây khó tiêu và tiêu chảy
  • Nếu bị dị ứng với gluten (hay dị ứng lúa mì) và đang mang thai thì bạn cũng có nguy cơ bị dị ứng yến mạch. Do đó, nếu bạn muốn dùng yến mạch, hãy chọn những giải pháp thay thế khác.

Bạn chỉ nên ăn với một chế độ hợp lý, khoảng 3 – 4 lần/tuần và nên ăn nhiều trong những tháng đầu của thai kỳ. Khi mua yến mạch, bạn nên chọn những loại nguyên chất để có thể nhận được trọn vẹn chất dinh dưỡng.

Ngoài ra, để tránh tình trạng yến mạch bị mốc, hư hỏng, bạn chỉ nên mua vừa đủ, khi nào ăn hết hãy mua tiếp. Khi dùng xong, nên bảo quản trong túi hoặc hộp kín, để nơi khô ráo, thoáng khí.

Ngoài dùng yến mạch cho bà bầu, bạn nên chú ý bổ sung những thực phẩm khác vào bữa ăn để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể nhé.

Ngân Phạm/HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Nicotine trong thuốc lá gây nghiện mạnh đến mức nào?

(23)
“Nicotine gây nghiện chẳng kém gì heroin hay cocaine”. Theo một nghiên cứu của ĐH Boston, Hoa Kỳ thì cứ 10 người cai hút thuốc, có từ 6-9 người tái nghiện. ... [xem thêm]

Bé tập bơi: Cần trang bị những gì để không phải lo lắng

(30)
Bơi lội là kỹ năng sống cần thiết với con và là môn thể thao có lợi cho sức khỏe. Do đó, cho bé tập bơi từ sớm nhưng vẫn không quên đảm bảo quy tắc an ... [xem thêm]

Bí quyết giúp bạn dạy trẻ cách xem đồng hồ và đọc giờ nhanh

(61)
Trong quá trình lớn lên, con bạn sẽ bắt đầu tìm hiểu về thế giới xung quanh thông qua việc quan sát và học hỏi từ bố mẹ. Chính trong giai đoạn này, bố ... [xem thêm]

Rong kinh kéo dài: 3 cách kiểm soát tại nhà

(74)
Rong kinh kéo dài có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như thiếu máu nếu không có biện pháp can thiệp y tế kịp thời.Khai niệm rong kinh kéo dài dùng ... [xem thêm]

Lợi ích của việc ghi chép nhật ký ăn uống và hoạt động

(29)
Nhận thức là yếu tố quan trọng giúp tạo ra những thay đổi lâu dài để sống khỏe mạnh hơn. Việc ghi chép lại những hoạt động cũng như việc ăn uống là ... [xem thêm]

9 chức năng của protein quan trọng đối với cơ thể

(38)
Chức năng của protein là gì mà tại sao thành phần dinh dưỡng này luôn được khuyến cáo sử dụng trong các chế độ ăn uống lành mạnh?Protein được cấu tạo ... [xem thêm]

Bệnh não gan ở người cao tuổi: Nguy hiểm cận kề

(33)
Bạn nên tìm hiểu kỹ các dấu hiệu của bệnh gan để sớm nhận ra và có biện pháp điều trị thích hợp. Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất trong cơ thể, có ... [xem thêm]

Điều trị rối loạn lo âu trầm cảm thế nào cho đúng?

(61)
Rối loạn lo âu và trầm cảm là hai chứng bệnh chồng chéo lẫn nhau có các biểu hiện chung như khó chịu, có vấn đề với giấc ngủ, khó tập trung. Rối loạn ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN