6 cách đơn giản trị hoàn toàn nứt nẻ gót chân

(3.91) - 77 đánh giá

Nứt nẻ gót chân là một trong những vấn đề về chân thường gặp trong cuộc sống, đặc biệt là vào mùa đông, khi mà khí hậu hanh khô khiến da khô, thiếu độ ẩm.

Vấn đề nứt nẻ gót chân nếu nhẹ chỉ gây khó chịu và phiền toái cho hầu hết mọi người, nhưng nếu gặp những triệu chứng hay hiện tượng nghiêm trọng hơn như vết nứt sâu hoặc chảy máu, nó có thể gây đau đớn hoặc thậm chí nhiễm trùng. Ngoài hiện tượng da khô, da dày cộm lên thì vấn đề nứt nẻ gót chân còn kèm theo các triệu chứng như tấy đỏ, ngứa, viêm nhiễm và lột da.

Một số nguyên nhân gây nên tình trạng nứt nẻ gót chân là do ảnh hưởng của không khí khô, thiếu độ ẩm, cách chăm sóc chân chưa phù hợp. Ngoài ra còn do chế độ ăn không lành mạnh, tác động của sự lão hóa, mang sai giày và đứng liên tục trong một thời gian dài. Những bệnh lý như eczema, bệnh vẩy nến, mắt cá và chai chân, tiểu đường và bệnh tuyến giáp cũng gây ra vấn đề nứt gót chân.

Bạn nên dùng các biện pháp phòng ngừa để ngăn ngừa các vết nứt trở nên sâu hơn, gây ra đau đớn và chảy máu.

Hãy gặp bác sĩ nếu vấn đề vẫn kéo dài, đặc biệt là nếu bạn có những vết thương hở trên bàn chân hoặc bị tiểu đường.

Bạn có thể thực hiện những biện pháp điều trị nứt gót chân ngay tại nhà bằng những cách sau:

1. Dầu thực vật

Rất nhiều loại dầu thực vật có tác dụng điều trị và ngăn chặn vấn đề nứt gót chân. Dầu ô liu, dầu mè, dầu dừa hoặc các loại dầu thực vật hydro hóa khác đều có tác dụng tương tự giúp giảm thiểu tình trạng nứt gót chân. Để có kết quả tốt nhất, bạn nên thực hiện phương pháp này trước khi đi ngủ để đảm bảo có đủ thời gian cho dầu thấm hoàn toàn vào da của bạn nhé.

Bạn có thể thực hiện theo các bước sau:

  • Đầu tiên, bạn ngâm chân bằng nước xà phòng và chà chân bằng đá pumice;
  • Rửa sạch chân và sau đó cẩn thận lau khô chân;
  • Thoa đều bất kỳ loại dầu thực vật nào mà bạn thích lên toàn bộ gót chân và lòng bàn chân của bạn;
  • Mang một đôi tất (vớ) sạch và để qua đêm trong khi bạn ngủ. Sáng hôm sau, bạn sẽ thấy kết quả rõ rệt khi gót chân của bạn đã trở nên mềm hơn;
  • Lặp lại điều này trong một vài ngày cho đến khi các vết nứt ở gót chân của bạn đã biến mất hoàn toàn.

2. Bột gạo

Bạn nên tẩy tế bào chết 2–3 lần mỗi tuần để giúp loại bỏ da chết và những lớp da khô sần khỏi gót chân nhé. Sử dụng dụng cụ vật lý như đá pumice ướt hoặc một mảnh giấy nhám chất lượng sẽ giúp bạn dễ dàng loại bỏ tế bào chết một cách triệt để. Bạn cũng có thể sử dụng kem tẩy tế bào chết cho chân.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tẩy tế bào chết dưới vòi hoa sen hoặc sau khi ngâm chân trong bồn nước ấm 10 phút. Tẩy tế bào da chết trên bàn chân và gót chân sẽ giúp loại bỏ lớp da chết, từ đó giúp ngăn ngừa da bị nứt và khô. Bột gạo là một trong những nguyên liệu thiên nhiên được sử dụng như một loại tẩy tế bào chết mà bạn hoàn toàn có thể tự làm tại nhà, vì bột gạo rất dễ tìm và rẻ, nhưng công dụng mà nó mang lại làm bạn bất ngờ đấy.

  • Để làm hỗn hợp tẩy da chết, bạn trộn một nắm bột gạo với một muỗng mật ong và giấm táo. Khuấy đều cho đến khi hỗn hợp đặc và sánh lại. Nếu tình trạng nứt nẻ gót chân nghiêm trọng, bạn nên cho thêm một thìa dầu ô liu hoặc dầu hạnh nhân vào hỗn hợp;
  • Sau khi ngâm chân trong nước ấm khoảng 10 phút, bạn nhẹ nhàng thoa hỗn hợp lên cả bàn chân và chà xát để lấy đi những lớp da chết;
  • Lặp lại điều này một vài lần mỗi tuần cho đến khi bạn hài lòng với kết quả mà nó mang lại.

3. Đinh hương Ấn Độ

Đinh hương Ấn Độ, còn được gọi là lá liềm hoặc cây neem, là phương thuốc hiệu quả cho những trường hợp nứt nẻ gót chân, đặc biệt là khi chúng trở nên ngứa rát và nhiễm trùng. Neem có tác dụng làm dịu làn da khô, da kích thích và có khả năng chống lại nhiễm trùng nhờ đặc tính chống nấm của nó.

  • Bạn nghiền một nắm lá đinh hương Ấn Độ cho đến khi đặc lại, sau đó bạn cho thêm ba muỗng tinh bột nghệ vào và trộn thật đều;
  • Thoa hỗn hợp lên vết nứt và giữ nó trong nửa giờ;
  • Cuối cùng, bạn rửa chân bằng nước ấm và lau khô bằng khăn sạch.

4. Chanh

Axit trong chanh rất hiệu quả trong việc làm mềm da khô và nứt nẻ.

  • Bạn ngâm chân từ 10 đến 15 phút trong nước ấm có pha một ít nước cốt chanh. Nên tránh sử dụng nước nóng nhé vì nó sẽ khiến bàn chân của bạn khô hơn đấy;
  • Sau đó bạn nhẹ nhàng chà xát gót chân nứt nẻ bằng đá pumice;
  • Cuối cùng, bạn rửa chân lại bằng nước ấm và lau khô bằng khăn.

5. Nước hoa hồng và glycerin

Sự kết hợp của glycerin và nước hoa hồng giúp cho việc điều trị nứt nẻ gót chân tại nhà trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Glycerin có tác dụng làm mềm da, đó là lý do tại sao nó được sử dụng rộng rãi trong mỹ phẩm. Nước hoa hồng bổ sung thêm vitamin A, B3, C, D và E cũng như các chất chống oxy hoá, chống viêm và sát trùng.

Bạn chỉ cần trộn đều lượng glycerin + nước hoa hồng với nhau rồi chà xát vào gót và bàn chân hàng ngày trước khi đi ngủ vào ban đêm. Sau một thời gian, bạn sẽ thấy những thay đổi rõ rệt.

6. Sáp paraffin

Trong trường hợp tình trạng nứt gót chân của bạn thực sự nghiêm trọng và gây đau đớn, sáp paraffin sẽ là một lựa chọn hỗ trợ điều trị nhanh chóng nhất. Sáp paraffin hoạt động như một chất làm mềm tự nhiên có tác dụng xoa dịu và làm mềm da.

  • Đầu tiên, bạn làm tan chảy một khối sáp paraffin trong nồi hơi và trộn với hai muỗng canh dầu mù tạt hoặc dầu dừa;
  • Để nguội cho đến khi có một lớp mỏng hình thành ở trên. Kế đến, bạn nhúng chân vào hỗn hợp, chờ 5 đến 10 giây và nhúng một lần nữa. Làm điều này một vài lần hoặc cho đến khi chân bạn được phủ một vài lớp sáp;
  • Bạn bọc đôi chân bằng một túi nhựa và giữ nó trong 30 phút trước khi tháo và bóc vỏ sáp khỏi da;
  • Lặp lại việc điều trị này một hoặc hai lần một tuần bạn nhé.

Lưu ý: Đảm bảo rằng bạn không nhúng chân vào hỗn hợp sáp paraffin khi nó còn nóng. Chú ý không sử dụng phương pháp điều trị này nếu bạn bị tiểu đường hoặc có lưu thông máu không tốt.

Bạn có ngạc nhiên với những phương pháp tuy rất đơn giản nhưng lại hết sức hiệu quả này không? Nếu áp dụng những phương pháp này thường xuyên, đảm bảo bạn sẽ không còn phải lo ngại về những đau đớn hay thẩm mỹ do nứt chân gây ra. Chúng tôi rất vui nếu có thể giúp bạn nhanh chóng giải quyết nỗi lo ấy.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Chức năng của các cơ quan nội tạng: Kiến thức hữu ích cần dạy trẻ ngay

(85)
Các cơ quan nội tạng trong cơ thể con người luôn ẩn chứa nhiều điều thú vị. Với trẻ nhỏ, đây chắc chắn sẽ là một đề tài khoa học đem đến nhiều ... [xem thêm]

Đi tìm nguyên nhân gây bệnh ù tai và cách chữa trị hiệu quả

(87)
Việc tai bị ù, có âm thanh lạ phát ra từ trong tai cả ngày lẫn đêm làm ảnh hưởng đến thính lực khiến bạn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, thậm chí là ... [xem thêm]

7 cách làm mặt nạ đu đủ giúp trắng da, trị thâm nám

(79)
Đu đủ với nguồn dinh dưỡng phong phú cùng các vitamin và khoáng chất dồi dào giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể và duy trì sức khỏe tốt. ... [xem thêm]

6 dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị stress nặng

(20)
Stress dường như đã trở thành vấn đề không thể tránh khỏi trong đời sống xã hội hiện nay. Nếu nhận biết sớm dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang bị stress ... [xem thêm]

Tiểu đường loại 2 ảnh hưởng tới cân nặng thế nào?

(15)
Người mắc bệnh tiểu đường loại 2 thường cảm thấy khó khăn khi kiểm soát cân nặng. Tình trạng thừa cân hay béo phì lại khiến bệnh nghiêm trọng hơn.Bạn ... [xem thêm]

5 thủ phạm khiến bạn mãi không giảm được cân

(35)
Nhiều người thắc mắc tại sao dù đã tập luyện vô cùng cật lực mà mãi chẳng giảm được kí lô nào. Đó là bởi họ đang theo những phương pháp ăn uống ... [xem thêm]

Phương Pháp Hỗ Trợ Sinh Con Trai Theo Ý Muốn Hiệu Quả

(97)
Việc sinh con theo ý muốn là một nhu cầu xuất phát từ thực tế với nhiều lý do. Đó có thể là văn hóa, sở thích cá nhân chỉ muốn sinh con trai hoặc con gái, ... [xem thêm]

12 mẹo giúp mẹ bầu khỏe mạnh và kiểm soát đái tháo đường thai kỳ

(22)
Nếu không kiểm soát đái tháo đường thai kỳ tốt thì có nguy cơ xảy ra nhiều biến cố bất lợi cho cả mẹ và con. Tuy nhiên, nếu người mẹ kiểm soát lượng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN