Những hậu quả đáng sợ nếu trẻ nuốt phải kem đánh răng

(3.89) - 87 đánh giá

Trẻ em nên được chăm sóc răng ngay từ khi sinh ra. Người mẹ được khuyên nên vệ sinh miệng cho bé bằng khăn ướt. Ngay khi những chiếc răng bé xinh xuất hiện, bước đầu trẻ cần được làm quen với kem đánh răng không chứa flo, dần dần chuyển sang kem đánh răng chứa flo khi trẻ đã sẵn sàng. Tuy nhiên, khi sử dụng kem đánh răng cho trẻ, phụ huynh cần trang bị kiến thức về các thành phần nào an toàn cho trẻ khi lỡ bị nuốt phải.

Những thành phần nguy hiểm cần tránh

Có ba thành phần chính bên trong kem đánh răng bạn nên làm quen, vì những thành phần này có thể ảnh hưởng đến sự lựa chọn kem đánh răng cho con bạn:

  • Sorbitol là thành phần giữ kem đánh răng ở thế lỏng vừa phải. Tuy nhiên, nó có thể gây tiêu chảy ở trẻ em nếu nuốt quá nhiều;
  • Sodium lauryl sulfate tạo bọt kem đánh răng, nhưng nó cũng có thể gây tiêu chảy;
  • Florua có lẽ là thành phần quen thuộc vì luôn được quảng cáo, tuy nhiên cũng có thể gây độc, trường hợp tệ nhất có thể dẫn đến tử vong ở trẻ nhỏ.

Chọn kem đánh răng cho trẻ dưới 3 tuổi

Với trẻ quá nhỏ và chưa thể kiểm soát việc nuốt kem, mẹ nên chọn loại kem không chứa flo là tốt nhất. Đây là loại kem được sản xuất chuyên dành cho việc tập đánh răng của các bé. Thật dễ thương nhỉ!

Tuy an toàn, nhưng hãy cố tập cho trẻ hiểu rằng nuốt phải kem là một chuyện rất nguy hiểm. Đồng thời, cũng cho trẻ biết việc giữ vệ sinh răng miệng là quan trọng. Đó mới là mục đích chính của loại kem đánh răng này đấy!

Trẻ 6 tuổi có thể dùng kem đánh răng có flo

Trẻ em nên bắt đầu đánh răng với kem đánh răng có flo từ 3 tuổi, nếu bác sĩ nhi khoa hoặc nha sĩ của bạn phê duyệt. Ngay cả khi kem đánh răng có flo là an toàn cho con của bạn, bố mẹ vẫn nên tiếp tục để mắt và giúp đỡ hoạt động đánh răng của trẻ.

Ngoài chuyện không được nuốt, hãy hướng dẫn trẻ cách đánh răng đúng, không tổn thương lợi và làm sạch tất cả các bề mặt răng bạn nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

8 dấu hiệu cho thấy bạn đã sẵn sàng để tìm lại tình yêu

(59)
Sau những tổn thương của một mối quan hệ, chúng ta thường cảm thấy bất an nếu trái tim bắt đầu loạn nhịp bởi một ai đó khác… Vậy làm sao để biết ... [xem thêm]

7 phương pháp tự nhiên giúp bạn xua đuổi côn trùng

(83)
Các loại côn trùng như kiến, gián, nhện, rệp… có thể bám đầy thức ăn, làm tổn thương da với vết cắn và nhiều tác hại khác cho sức khỏe. Nếu không ... [xem thêm]

Những nguyên nhân gây mất ngủ mà phụ nữ nên biết (P1)

(58)
Mất ngủ trở thành một nỗi ám ảnh của phụ nữ, khiến họ luôn cảm thấy mệt mỏi, tâm trạng thất thường, dễ nổi nóng, cáu gắt. Vậy nguyên nhân mất ... [xem thêm]

6 bệnh da liễu và những nguy cơ đáng sợ

(56)
Các bệnh da liễu và những nguy cơ sức khỏe không chỉ ảnh hưởng đến làn da mà còn có thể gây ra nhiều bệnh nghiêm trọng hơn bạn nghĩ. Nếu bạn không ... [xem thêm]

Thời điểm lý tưởng để mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh

(91)
Mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh là phương pháp can thiệp khi bệnh tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống người bệnh, chẳng hạn như làm xuất hiện ... [xem thêm]

Nguyên nhân gây mụn ở từng vị trí và cách khắc phục

(34)
Khi bụi bẩn, dầu thừa, và các tế bào chết lấp vào các lỗ chân lông, các vi khuẩn sống trong tuyến dầu có môi trường thuận lợi để sinh sôi là nguyên ... [xem thêm]

Các cách phòng tránh lây nhiễm HIV cực hiệu quả

(15)
HIV là căn bệnh mang “án tử” cho người mắc phải. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, dưới đây là các cách phổ biến phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS.Nếu bạn đang ... [xem thêm]

5 chấn thương đầu gối khi đá bóng phổ biến nhất hiện nay

(34)
Bất kỳ bộ môn thể thao nào cũng tiềm ẩn nguy cơ gặp chấn thương. Hiển nhiên, chơi đá bóng cũng không phải là ngoại lệ. Trong đó, chấn thương đầu gối ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN