5 sự thật về tình trạng đau xương cùng không rõ nguyên do

(4.11) - 56 đánh giá

Đau xương cùng khiến cho việc đứng hoặc ngồi của bạn đều trở nên khó khăn. Vậy đặc điểm của tình trạng này là gì?

Nếu bạn là phụ nữ ngoài 50 hay đã và đang trải qua thời kỳ cho con bú, tình trạng đau xương cụt có nguy cơ cao xảy ra. Dưới đây là 5 sự thật về bệnh mà không phải ai cũng biết.

1. Đau xương cùng là gì?

Xương cùng là phần dưới cùng của xương sống nối dài xương cụt. Đau xương cùng dẫn đến những cơn đau dai dẳng và khó chịu, ảnh hưởng đến cả vùng lưng dưới và vùng mông khi ngồi.

2. Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ gây đau xương cùng?

Nứt xương chậu được xem là nguyên nhân gây nên cơn đau này. Khi bệnh diễn tiến, nó có thể lan sang cả vùng xương cùng và khiến cơn đau ở đây trở nặng.

Nứt xương chậu xảy ra khi mật độ xương ở đây giảm, khiến xương trở nên yếu, vì vậy không thể nào nâng đỡ trọng lượng cơ thể. Đối với phụ nữ lớn tuổi, thai phụ hay các bà mẹ thời kỳ cho con bú, nguy cơ gặp phải tình trạng này càng cao do gặp phải tình trạng loãng xương.

Các nhân tố khác cũng góp phần làm tăng nguy cơ nứt xương chậu bao gồm:

  • Hệ quả của liệu pháp xạ trị tại vùng xương chậu
  • Tác dụng phụ của việc sử dụng thuốc steroid trong điều trị bệnh;
  • Viêm khớp dạng thấp
  • Các chứng rối loạn ăn uống
  • Bệnh lý về gan
  • Bệnh loãng xương
  • Bệnh Paget xương (Viêm xương biến dạng)
  • Hệ quả sau quá trình phẫu thuật.

3. Dấu hiệu của đau xương cùng là gì?

Các dấu hiệu và triệu chứng nhận biết đau xương cùng bao gồm:

  • Đau ở vùng mông
  • Đau lưng dưới
  • Đau ở một hoặc cả 2 bên xương chậu
  • Cảm giác thốn và khó chịu ở chân khi di chuyển
  • Gặp khó khăn khi đi lại.

Cơn đau sẽ trở nặng khi người bệnh ngồi, đứng, nằm ngủ, đi lại hoặc leo trèo lên xuống.

4. Làm sao để chẩn đoán tình trạng đau xương cùng?

Ban đầu, bác sĩ sẽ tiến hàng khám lâm sàng cho bệnh nhân, đồng thời tiến hành những kiểm tra cụ thể khác ở vùng xương chậu. Sau đó, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân làm xét nghiệm hình ảnh bằng phương pháp chụp cộng hưởng từ (MRI) để nhìn thấy rõ hình ảnh trực quan của bệnh.

Mặc dù nứt xương chậu không phải là tình trạng nguy cấp nhưng việc chẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp ngăn chặn những biến chứng xấu xảy ra như tình trạng tổn thương nghiêm trọng.

Khi nhận thấy những dấu hiệu của đau xương cụt, bạn cần đi khám bác sĩ ngay.

5. Cách điều trị đau xương cùng là gì?

Thông thường, để đối phó với tình trạng đau xương cùng, bệnh nhân không cần đến phẫu thuật mà chỉ cần nghỉ ngơi đúng cách, dùng các hoạt chất giảm đau hiệu quả như hoạt chất meloxicam, naproxen… trong nhóm thuốc kháng viêm không steroid (còn gọi là NSAIDs) và thực hiện những vận động thích hợp.

Nhằm hỗ trợ cho cấu trúc xương, nịt bụng y khoa cũng có thể giúp ích cho bạn trong trường hợp này. Bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên cho bạn, đặc biệt, bạn nên thực hành những bài vận động dưới nước như bơi lội nhằm giúp cơ thể hồi phục dần.

Đối với những bệnh nhân trải qua cơn đau nặng, bác sĩ cần tiến hành thủ thuật tạo hình xương cùng. Ở liệu pháp này, bác sĩ sẽ nhỏ một dạng keo y khoa chuyên dụng vào xương cùng để hàn gắn lại vết nứt.

Nếu vết nứt gây đau xương cùng liên quan tới tình trạng loãng xương hoặc mật độ xương kém, bệnh nhân cần bổ sung canxi, vitamin D và liệu pháp hormone để hỗ trợ sự hình thành và tổng hợp xương.

Đau xương cùng liên quan mật thiết tới nhiều tình trạng bệnh lý khác. Vì thế, bạn cần thăm khám bác sĩ ngay để hạn chế cơn đau hoành hành và bảo vệ sức khỏe bản thân nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bà bầu nằm nghiêng bên phải có sao không?

(23)
Bà bầu nằm nghiêng bên phải có sao không là thắc mắc chung của rất nhiều phụ nữ mang thai. Nhìn chung, ở những tháng đầu, bà bầu nằm nghiêng bên phải sẽ ... [xem thêm]

Các dấu hiệu chấn thương ở tay bạn không thể bỏ qua

(53)
Chấn thương tay là một tình trạng phổ biến, vì vậy nhiều người thường bỏ qua hoặc xem thường chấn thương. Tuy nhiên, nếu không hiểu rõ các dấu hiệu ... [xem thêm]

Quan hệ xong bị ngứa vùng kín: “Nỗi niềm” không của riêng ai

(52)
Quan hệ xong bị ngứa là vấn đề tế nhị của cả 2 giới. Tình trạng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Điều quan trọng là bạn cần xác ... [xem thêm]

4 mẹo giúp mẹ bầu kiểm soát cơn thèm ăn

(96)
Một vài chuyên gia tin rằng những cơn thèm ăn khi mang thai chính là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang mắc phải tình trạng sức khỏe nhất định nào đó. ... [xem thêm]

Trị vẩy nến: nên bôi và uống gì?

(98)
Điều trị vẩy nến thường đòi hỏi phải sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, bao gồm thay đổi lối sống, dinh dưỡng và thuốc men. Kế hoạch điều trị ... [xem thêm]

Chiến đấu chống lại dị ứng vào mùa thu

(49)
Sốt cỏ khô, còn gọi là viêm mũi dị ứng hay dị ứng phấn hoa. Triệu chứng của bệnh thường theo mùa, có nghĩa vào mùa lượng phấn hoa càng nhiều thì bạn ... [xem thêm]

Phân biệt suy giãn tĩnh mạch với tĩnh mạch mạng nhện

(45)
Bệnh suy giãn tĩnh mạch là những tĩnh mạch có màu xanh, đỏ hay hồng đỏ trở nên lớn hơn, thường có hình dây, dạng xoắn và phình ra. Chúng có thể sưng và ... [xem thêm]

Dạy con chia sẻ không đúng cách sẽ gây hậu quả xấu cho con

(41)
Dạy con biết chia sẻ để hình thành nhân cách tốt của con sau này. Thế nhưng, nếu áp dụng không đúng cách, bạn sẽ gây ra hậu quả xấu cho con.Trong những năm ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN