5 cách giúp bạn xua tan chứng sợ giao tiếp xã hội

(3.54) - 98 đánh giá

Chứng sợ giao tiếp xã hội khiến bạn muốn từ chối tất cả các buổi tụ tập? Thay vì thu mình lại, hãy cùng tìm cách để xua tan cảm giác lạc lõng này nhé!

Chúng ta ai cũng có những nỗi lo riêng. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên lo lắng về việc liệu người khác nghĩ gì về ngoại hình của mình hoặc bạn dành rất nhiều thời gian lo nghĩ không biết người khác có thích mình hay không, có thể bạn đã mắc phải chứng lo âu xã hội hay còn gọi là sợ giao tiếp xã hội rồi đấy! Để giúp bạn, hôm nay, Hello Bacsi sẽ chia sẻ với bạn 5 cách giúp bạn dễ dàng xua tan chứng bệnh tâm lý này để hòa nhập với mọi người hơn.

1. Mời bạn thân đi cùng

Bạn có thể sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn nếu bạn tránh được việc phải tham gia những hoạt động xã hội. Tuy nhiên, bạn có biết điều đó chỉ khiến cho chứng bệnh của bạn ngày càng tệ hơn.

Việc tập làm quen với những hoạt động xã hội có thể sẽ tốn khá nhiều thời gian. Tuy nhiên, nếu bạn càng tương tác với mọi người nhiều thì bạn sẽ càng cảm thấy thoải mái hơn khi đứng giữa đám đông. Một cách rất hữu ích để giúp bạn tập làm quen đó chính là mời một người bạn thân đi cùng đến buổi tụ tập. Nếu như bạn đổi ý không muốn đi thì họ sẽ giúp bạn có thêm nhiều động lực để ra ngoài và mở lòng mình hơn.

2. Tập giao tiếp trước gương

Những người mắc chứng sợ giao tiếp xã hội thường sẽ hoảng loạn về việc không có ai để nói chuyện hoặc quá lo lắng không thể giới thiệu được bản thân và nói chuyện một cách bình thường. Chính vì thế, bạn hãy chuẩn bị sẵn ở nhà một số chủ đề mà bạn cảm thấy thoải mái khi trò chuyện.

Một cách nữa đó chính là tập luyện sẵn một số câu giới thiệu bản thân trước gương hoặc với những người thân của bạn trước khi ra ngoài. Điều này sẽ giúp bạn có thể dễ dàng giới thiệu bản thân hơn, đồng thời giúp bạn có thể kiểm soát được chủ đề mình sẽ nói.

3. Làm quen với người mới

Nếu bạn đi đến một buổi tiệc và chỉ nói chuyện với những người bạn quen biết, bạn sẽ khó có thể cải thiện chứng sợ giao tiếp của mình. Bạn hãy cố gắng đặt một mục tiêu đơn giản, chẳng hạn như giới thiệu bản thân với những người mới gặp lần đầu và nói chuyện với họ trong vòng 5 phút.

Số lượng người mà bạn cần làm quen không cố định, tùy thuộc vào mức độ lo âu của bạn. Tuy nhiên, điều quan trọng là việc đặt ra mục tiêu trước khi bạn đi sẽ giúp bạn tập trung hơn cũng như thoải mái hơn khi bạn nói chuyện. Hãy bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân. Bạn càng giao tiếp với người khác bạn sẽ càng nhận ra được rằng việc tương tác với mọi người không hề khó như bạn từng nghĩ.

4. Đừng uống quá chén

Tiệc tùng và rượu bia là hai thứ luôn đi chung bới nhau. Hơn nữa, việc uống một vài ly sẽ giúp bạn cởi mở, thoải mái hơn. Chính vì thế những người mắc chứng sợ giao tiếp xã hội thường uống khá nhiều.

Tuy nhiên, việc này lại dẫn đến một số vấn đề khác. Để có thể giữ bản thân thoải mái với người lạ, những người mắc chứng lo âu sẽ phải liên tục uống thêm rượu, bia, từ đó dẫn tới việc bạn sẽ cư xử không như lúc tỉnh táo. Ngoài ra, mọi người thường tránh tiếp xúc với những người uống quá chén. Điều này dễ làm bạn lầm tưởng mọi người xa lánh mình khiến cho chứng lo âu của bạn bộc phát.

5. Đợi cơn lo âu qua đi

Hãy ngồi yên và đợi 15 đến 20 phút cho cơn lo âu qua đi. Việc cảm thấy sợ hãi việc giao tiếp sẽ không làm hại đến bạn. Hiểu được điều này rất quan trọng vì bạn có thể sẽ thoải mái hơn khi biết được cơn lo âu sẽ không kéo dài quá lâu.

Nếu bạn mắc chứng lo âu thì cũng đừng lo lắng quá nhé, hãy áp dụng những phương pháp mà Hello Bacsi vừa liệt kê. Chúc bạn sẽ thành công và không còn lo âu nữa!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Dáng đẹp mà không cần tới phòng tập!

(36)
Bạn có thể cảm thấy ngượng ngùng khi tập thể dục tại bàn làm việc. Nhưng việc ngồi yên suốt nhiều giờ trước màn hình máy tính có thể ảnh hưởng ... [xem thêm]

Mách bạn cách chọn lựa và bảo quản sữa đúng cách

(18)
Bạn thường xuyên uống sữa nhưng đã bao giờ bạn tìm hiều về cách bảo quản loại thực phẩm này để chúng đem lại giá trị dinh dưỡng tốt nhất hay chưa? ... [xem thêm]

Tìm hiểu bà bầu tháng thứ 9 nên ăn gì, kiêng gì?

(59)
Mang thai tháng thứ 9 là giai đoạn nhạy cảm của mẹ vì bé yêu sắp sửa chào đời. Do đó, bà bầu tháng thứ 9 cần chú ý hơn đến vấn đề nên ăn gì hoặc ... [xem thêm]

Các loại hạt tốt cho sức khỏe bạn nên ăn thường xuyên

(89)
Đôi khi các món ăn thường ngày vẫn chưa cung cấp cho bạn đầy đủ dưỡng chất đâu. Bạn hãy bổ sung các loại hạt rất tốt cho sức khỏe sau để khỏe ... [xem thêm]

Bạn phát hiện tinh dịch có máu?

(77)
Khi tinh dịch có máu, chắc hẳn đấng mày râu nào cũng sẽ vô cùng lo lắng. Tuy nhiên, đây không hẳn là một dấu hiệu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. ... [xem thêm]

Vô sinh: nguyên nhân và cách điều trị

(23)
Tìm hiểu chungVô sinh là bệnh gì?Bệnh vô sinh hay còn gọi là hiếm muộn, là một thuật ngữ mô tả tình trạng không thể thụ thai ở các cặp vợ chồng, mặc ... [xem thêm]

Đau vùng lưng sau phổi có phải là dấu hiệu ung thư phổi?

(96)
Đau lưng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, một số tình trạng đau lưng có thể liên quan đến bệnh ung thư, chẳng hạn như đau vùng lưng sau phổi ... [xem thêm]

Bệnh ung thư phổi với chế độ dinh dưỡng hợp lý

(14)
Khi nhắc đến ung thư phổi, nguyên nhân thường do hút thuốc lá. Nhưng nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy thực phẩm cũng có thể gia tăng nguy cơ ung thư ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN