5 cách đối phó với bệnh lupus ban đỏ hệ thống

(3.82) - 98 đánh giá

Bệnh lupus ban đỏ hệ thống không chỉ gây ra sự mệt mỏi, đau đớn liên tục cho người bệnh mà còn góp phần tạo ra stress và trầm cảm. Đây là những lời khuyên hu ích giúp bn đối phó với bệnh lupus ban đỏ hệ thống nếu chng may mc bnh.

Lupus ban đỏ là vấn đề toàn cầu, hàng năm có hàng triệu người trên thế giới mắc bệnh này nhưng rất ít người biết đến sự tồn tại của nó. Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Trung tâm Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng tại Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân mắc bệnh lupus ban đỏ hệ thống luôn chiếm số lượng đông nhất với 400-500 người mỗi năm, chiếm hơn 1/3 tổng số bệnh nhân điều trị nội trú.

Có 4 loại lupus là lupus ban đỏ bán cấp da, lupus ban đỏ sơ sinh, lupus ban đỏ do thuốc và lupus ban đỏ hệ thống. Trong đó, lupus ban đỏ hệ thống chiếm 70% tổng số bệnh nhân mắc bệnh mắc bệnh lupus.

Khi bị lupus ban đỏ hệ thống, các cơ quan chính trong cơ thể như tim, não, thận và phổi đều bị ảnh hưởng.

Khoảng 10-15 % người bị lupus chết sớm do biến chứng. Tuy nhiên, hiện nay nền y học đã cải tiến rất nhiều nên đa số người bệnh đều có tuổi thọ như người bình thường.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bạn biết gì về bệnh lupus ban đỏ ở trẻ em?

Đây là những gợi ý giúp bạn đối phó với bệnh:

1. Thường xuyên tập thể dục

Có ba lý do chính ca vic bạn nên bắt đầu tập thể dục khi bị lupus ban đỏ hệ thống.

  • Tập thể dục giúp người bệnh trì hoãn, hoặc thậm chí ngăn ngừa biến chứng dẫn đến liệt của người bệnh lupus.
  • Tập thể dục làm giảm mệt mỏi.
  • Tập thể dục giúp cải thiện tâm trạng người bệnh bằng cách giải phóng endorphin (endorphin là hormone tương tác với các thụ thể não, làm giảm độ nhạy cảm với các cơn đau và giảm tỷ lệ trầm cảm).

Bn hãy luôn nói chuyện với chuyên gia chăm sóc sức khỏe trước khi bắt đầu lập kế hoạch tập thể dục. Họ sẽ giúp đánh giá sức mạnh, sự cân bằng và tính linh hoạt của người bệnh để điều chỉnh chương trình tập thể dục phù hợp nhất.

Một chương trình tập thể dục cân bằng đòi hỏi sự vận động của tất cả cơ, từ cơ thân trên và cơ dưới cũng như tất cả cơ chính của cơ thể.

Một số mẹo giúp bạn duy trì tập luyện thể dục mỗi ngày:

Tìm cảm hứng: Hãy suy nghĩ về những thứ truyền cảm hứng để bạn tập thể dục, chẳng hạn như thân hình mơ ước của một vận động viên thể thao, hay những tấm gương khỏi bệnh nhờ tập thể dục.

Đặt mục tiêu: Đặt cho mình những mục tiêu nhỏ để luyện tập thể dục. Khi đạt được mục tiêu đã đề ra, bạn sẽ cảm thấy mãn nguyện và muốn thúc đẩy bản thân thêm nữa.

Lưu giữ nhật ký tập luyện hàng ngày: Bạn nên ghi lại trong sổ tay hay điện thoại di động nhật ký tập luyện mỗi ngày của mình. Việc làm này sẽ giúp bạn dễ dàng theo dõi và thúc đẩy bản thân hơn.

Những hoạt động thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe và bơi lội rất có lợi cho người bị lupus ban đỏ hệ thống. Chúng giúp giảm cứng cơ, cải thiện sức mạnh cơ bắp, giảm căng thẳng, thúc đẩy giấc ngủ và ngăn ngừa loãng xương. Tập thể dục cũng sẽ bảo vệ hệ tim mạch của bạn.

2. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh

Người bệnh lupus ban đỏ hệ thống nên cố gắng duy trì chế độ ăn uống cân bằng và đa dạng, bao gồm nhiều loại trái cây, rau, ngũ cốc cùng một lượng vừa phải thịt, gia cầm và cá.

Ăn thực phẩm giàu omega-3

Acid béo omega-3 giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ và giảm các triệu chứng trầm cảm ở những người bị lupus. Chúng cũng có tác dụng chống viêm trên cơ thể rất tốt. Acid béo omega-3 được tìm thấy nhiều trong các loài cá béo, các loại hạt và ngũ cốc.

Bổ sung vitamin D

Vitamin D đóng vai trò thiết yếu đối với sức khỏe xương và hệ miễn dịch. Vitamin D được hấp thu thông qua vic tiếp xúc với tia cực tím (UV), ăn thực phẩm giàu vitamin D hoặc các loại thực phẩm chức năng.

Một nghiên cứu chỉ ra rằng người bệnh lupus ban đỏ có lượng vitamin D thấp sẽ dễ bị mắc bệnh thận ở giai đoạn cuối hơn.

Do người bệnh lupus cần hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nên lượng vitamin D ở họ cũng rất thấp. Vì vậy, cần bổ sung vi cht này thông qua thực phẩm ăn hàng ngày.

Tránh ăn cỏ linh lăng

Mầm cỏ linh lăng có chứa một loại acid amin có tên L-canavanine. Chúng kích thích hệ thống miễn dịch ở những người bị lupus, làm gia tăng s mệt mỏi, đau cơ, thay đổi chức năng hệ thống miễn dịch và gây ra bệnh thận.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Viêm thận lupus là bệnh gì?

Hạn chế rượu

Mặc dù uống một lượng rượu vừa phải không trực tiếp gây hại cho người bị lupus, nhưng nó lại tương tác với các thuốc điều trị lupus ban đỏ, làm chúng bị giảm tác dụng điều trị hoặc tăng tác dụng phụ.

Bệnh nhân khi sử dụng rượu chung với các thuốc chống viêm không steroid như aspirin, ibuprofen, celecoxib và naproxen sẽ gây ra loét dạ dày. Uống rượu cũng làm giảm hiệu quả của thuốc chống đông máu warfarin và methotrexate.

Giảm lượng muối và chất béo

Các thuốc corticosteroid được kê toa để giúp bệnh nhân lupus giảm viêm, điều chỉnh hệ thống miễn dịch, giảm đau và sưng.

Tác dụng phụ của việc sử dụng corticosteroid bao gồm tăng huyết áp, cholesterol và lipid. Tiêu thụ quá nhiều chất béo và muối cũng góp phần làm trm trng thêm những tình trạng này. Do đó, bạn nên hạn chế chúng trong chế độ ăn uống.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bệnh lupus có thể gây đột quỵ không?

Theo dõi cân nặng

Nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng, béo phì có liên quan đến trầm cảm và gia tăng các triệu chứng bệnh lupus ban đỏ ở phụ nữ. Vì thế, bạn nên cố gắng duy trì chỉ số khối cơ thể (BMI) khỏe mạnh với chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh và hoạt động thể chất thường xuyên.

3. Hạn chế phơi nắng

Da nhạy cảm là tình trạng phổ biến ở những người mắc bệnh lupus ban đỏ hệ thống. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều cũng góp phần gây ra các đợt bùng phát bệnh lupus.

Tia UV sẽ làm cho người bệnh phát ban, mệt mỏi, đau khớp, sốt. Bảo vệ người bệnh lupus ban đỏ khỏi ánh nắng mặt trời bằng những cách sau:

  • Sử dụng kem chống nắng với SPF phổ rộng
  • Bôi kem chống nắng chống cả tia UVA và UVB với chỉ số SPF ít nhất 30 nếu bạn ở ngoài trong thời gian dài
  • Mặc quần áo chống nắng, đội mũ rộng vành và đeo kính râm
  • Tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều

4. Giải phóng căng thẳng

Stress có ảnh hưởng đáng kể đến hệ thống miễn dịch. Nhiều bệnh nhân lupus nhận thấy khi h căng thẳng, các triệu chứng lupus trở nên tồi tệ hơn và dẫn đến bùng phát bệnh. Đó là lý do người bệnh nên học cách giải phóng stress khỏi cơ thể.

Làm dịu căng thẳng bằng thiền: Thiền dạy bạn cách tập trung sự chú ý, tạo cảm giác bình tĩnh và làm giảm cường độ đau.

Hít thở sâu: Hít vào bằng mũi thật sâu, giữ lại trong vòng 5 giây và sau đó thở ra bằng miệng. Lặp lại trong 5 phút mỗi ngày hay thực hiện vào những lúc bạn cảm thấy áp lực sẽ giúp giảm tải nỗi lo âu.

Giao tiếp: Chia sẻ, nói chuyện, tâm sự với người khác giúp bạn bớt căng thẳng hơn.

Cười: Tìm thứ gì đó giúp bạn mỉm cười, như xem phim hài hoặc nói chuyện với một người có khiếu hài hước. Nụ cười giúp giải phóng endorphin, cải thiện tâm trạng của cơ thể.

5. Nghỉ ngơi đầy đủ

Không ngủ đủ gic sẽ làm cho tình trạng viêm của người bệnh trở nên tồi tệ hơn. Đối với những người bị lupus, tình trạng viêm sẽ dẫn đến các triệu chứng đau, tâm trạng chán nản, mệt mỏi.

Các bước sau đây sẽ giúp bạn có gic ng trn vn trong sut 7 tiếng mỗi đêm:

  • Không sử dụng bất kỳ thiết bị nào phát ra ánh sáng xanh như máy tính, máy tính bảng, ti vi và điện thoại thông minh 30 phút trước khi đi ngủ.
  • Giữ phòng ngủ mát mẻ và tối.
  • Nghe tiếng ồn trắng, còn gi là nhc trng, để chặn âm thanh bên ngoài.
  • Nệm, gối và giường phải thoải mái.
  • Hạn chế ngủ trưa quá nhiều, nên ngủ khoảng 30-60 phút mỗi ngày để tránh cản trở chu k ngủ của bạn vào ban đêm.
  • Không bao giờ đi ngủ lúc đói, nhưng nên ngừng ăn và uống khoảng 1-2 giờ trước khi đi ngủ.
  • Caffeine có thể tồn tại trong cơ thể đến 6 tiếng đồng hồ, vì vậy tránh dùng đồ uống và thực phẩm có chứa caffeine sau 3 giờ chiều.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Những điều cần biết về bệnh lupus

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Truy tìm nguyên nhân khiến phân có dịch nhầy khi mang thai

(47)
Khi mang thai, phân có dịch nhầy là điều khá bình thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng này đi kèm với đau bụng dưới hoặc có máu trong phân, bạn nên đi khám ... [xem thêm]

10 bí quyết nấu ăn cực nhanh cho những ai lười vào bếp

(13)
Bí quyết nấu ăn nhanh của bạn là chiên trứng, luộc rau hoặc chế một tô mì chưa tới 5 phút? Nếu chỉ bấy nhiêu món thì bạn sẽ rất nhanh chán. Hãy học ... [xem thêm]

9 bí quyết giúp bạn giữ sức khỏe để làm việc hiệu quả hơn

(14)
Công việc bề bộn có thể khiến bạn quên chú ý giữ sức khỏe để làm việc hiệu quả. Làm sao bạn chăm sóc bản thân ngay cả khi bận rộn với deadline gấp ... [xem thêm]

Tìm hiểu về tử cung và những thay đổi khi mang thai

(13)
Ngoài thay đổi về kích thước, tử cung còn phải chịu những thay đổi gì trong suốt thai kỳ? Việc tử cung đau nhói khi hắt hơi có là hiện tượng bất thường ... [xem thêm]

Bất ngờ những sự thật ít người biết về thủ dâm

(77)
Nhiều người cho rằng thủ dâm sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thậm chí có thể gây vô sinh. Liệu điều đó có phải là sự thật?Hầu hết mọi ... [xem thêm]

3 điều nên và không nên bạn cần lưu ý để có cơ ngực vạm vỡ

(99)
Các bài tập cơ bụng 6 múi luôn là lựa chọn hàng đầu cho những quý ông yêu thể thao, thích phong cách mạnh mẽ và muốn có một ngoại hình vạm vỡ.Bài tập ... [xem thêm]

Khi nào bạn nên nói Không với trẻ?

(80)
Trẻ nhỏ thường nghĩ rằng mình là trung tâm của vũ trụ và mọi người phải có trách nhiệm làm mọi thứ cho chúng. Nếu trẻ cứ có suy nghĩ này thì khi lớn ... [xem thêm]

10 dấu hiệu lạ nhưng bình thường ở trẻ sơ sinh

(23)
Khi thấy những dấu hiệu lạ ở trẻ sơ sinh, nhiều bố mẹ không biết nên rất hoang mang, lo lắng. Tuy nhiên, đó có thể là những điều bình thường ở trẻ sơ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN