Thai nhi 34 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ

(4.37) - 20 đánh giá

Thai nhi 34 tuần đồng nghĩa với việc bạn đang bước vào tháng mang thai thứ 8 và em bé cũng đang phát triển khỏe mạnh như dự dịnh.

Nếu mẹ bầu đang thắc mắc liệu thai nhi tuần 34 đã đạt những mốc phát triển như nào và bạn cần chú ý những gì vào thời điểm này thì hãy cùng Chúng tôi qua bài viết sau nhé.

Thai nhi 34 tuần nặng bao nhiêu kg?

Bé lúc này sẽ có kích thước cỡ quả dưa đỏ, nặng khoảng 2,15kg và dài gần 46 cm tính từ đầu đến gót chân.

Sự phát triển của thai nhi 34 tuần tuổi

Đến tuần thai thứ 34, hầu hết các em bé đã sẵn sàng ở vị trí sinh và bác sĩ có thể cho mẹ biết bé sinh ở vị trí đầu hay mông đầu tiên. Lớp nhờn bảo vệ da của thai nhi trong giai đoạn thai 34 tuần sẽ trở nên dày hơn trong khi lông tơ gần như hoàn toàn biến mất.

Nếu đang mang thai một bé trai, thì trong tuần này, tinh hoàn sẽ di chuyển từ bụng xuống bìu. Ngoài ra, móng tay của thiên thần nhỏ cũng bắt đầu dài hơn và chạm đến đầu ngón tay.

Sự thay đổi trên cơ thể của mẹ ở tuần thai thứ 34

Một số vấn đề mà bạn có thể gặp phải ở tuần thai 34 gồm:

1. Cơn gò Braxton-Hicks (cơn gò sinh lý)

Khi bạn gần đến ngày dự sinh, các cơn go Braxton Hicks hay còn được gọi là cơn gò sinh non có nhiều khả năng trở nên mạnh hơn và xảy ra thường xuyên hơn. Mẹ bầu không cần phải quá lo lắng nếu hiện tượng này xảy ra theo chu kỳ không đều và giảm dần khi bạn thay đổi tư thế, nhưng nếu bạn nghi ngờ rằng mình đang gặp phải cơn co thắt chuyển dạ sinh non, hãy đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Mặc dù bác sĩ là người tốt nhất để đánh giá các triệu chứng. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng hãy dành thời gian để tìm hiểu thêm về việc phân biệt giữa co thắt sinh lý với co thắt chuyển dạ để giúp bạn yên tâm hơn.

2. Ngực nở nang

Ngực của bạn khi mang thai tuần 34 có thể trở nên đầy đặn hơn gây ra một số khó chịu vì da bị căng ra và trở nên ngứa. Để khắc phục, mẹ bầu hãy ưu tiên chọn lựa áo ngực có chất liệu thoải mái cũng như sử dụng kem dưỡng ẩm nhé.

3. Đau xương chậu

Thai nhi 34 tuần sẽ dần hạ thấp xuống khung xương chậu để chuẩn bị chào đời. Do vậy, bạn có thể gặp triệu chứng đau xương chậu, khó chịu ở lưng dưới hoặc cảm giác như có gì đó đang đè nặng khu vực bàng quang.

Để giúp giảm đau vùng chậu, bạn hãy cố gắng ngồi hoặc nằm xuống cũng như hạn chế việc đứng quá lâu. Ngoài ra, ngâm mình trong bồn nước ấm cũng có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.

4. Sưng mắt cá chân và bàn chân

Không hiếm phụ nữ bị phù ở mắt cá chân và bàn chân khi mang thai tuần 34. Một cách để giúp giảm sưng là giảm thời gian đứng càng nhiều càng tốt. Ngoài ra, khi ngồi xuống, bạn có thể kê chân lên gối.

5. Táo bón


Mẹ bầu mang thai tuần 34 rất dễ bị táo bón, do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Do vậy, bạn có thể uống nhiều nước, nước ép mận hoặc các loại nước trái cây khác, cũng như ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau, bánh mì nguyên cám và ngũ cốc nguyên hạt.

Những điều mẹ cần lưu ý là gì?

Hơn 85% phụ nữ bước vào phòng sinh với màng nhầy còn nguyên vẹn. Thậm chí nếu mẹ ở trong số 15% tỷ lệ người bị mất lớp màng nhầy trước khi sinh, mẹ sẽ không cần phải lo sợ nước ối sẽ chảy xuống chân.

Trừ khi mẹ đang nằm, nước ối rất ít có khả năng đi ra thành dòng mà chỉ chảy nhỏ giọt chậm rãi vì khi mẹ đang đứng (đứng, đi bộ, thậm chí ngồi) thì đầu của bé sẽ hoạt động như một nút chai và ngăn chặn việc mở tử cung và giữ lại hầu hết nước ối ở bên trong.

Những xét nghiệm nào mẹ cần biết?

Khi chạm mốc thai nhi tuần 34, mẹ có thể sẽ dành hầu hết thời gian tại phòng khám bác sĩ để quan sát sự phát triển của thai nhi vào thời gian này. Những lần khám trong thời gian này sẽ có nhiều điều thú vị hơn, bác sĩ sẽ ước tính kích thước của em bé và thậm chí có thể dự đoán về thời gian mà bé ra đời. Tùy vào cách khám của bác sĩ và yêu cầu của mẹ, mẹ có thể thực hiện các xét nghiệm sau:

  • Đo cân nặng của mẹ (thường tăng chậm lại hoặc dừng)
  • Đo huyết áp của mẹ (có thể hơi cao hơn giai đoạn giữa thai kỳ)
  • Đo đường và đạm trong nước tiểu
  • Kiểm tra bàn tay và chân cho các dấu hiệu giãn tĩnh mạch
  • Tử cung (cổ tử cung của mẹ), bằng cách kiểm tra bên trong, để xem sự lu mờ (mỏng nong dần) và sự giãn nở (mở) tử cung bắt đầu
  • Đo chiều cao của đáy tử cung
  • Đo nhịp tim của thai nhi
  • Đo kích thước của thai nhi bằng cách nắn bụng từ bên ngoài. Qua xét nghiệm này, mẹ có thể biết được tương đối chính xác kích thước, hướng và vị trí của thai nhi.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

5 nguyên nhân viêm phổi mà bạn cần nhận biết

(47)
Để điều trị viêm phổi hiệu quả, điều đầu tiên là bạn cần nhận biết được nguyên nhân viêm phổi. Phát hiện được căn nguyên, bệnh sẽ sớm được ... [xem thêm]

Nghiện rượu

(41)
Tìm hiểu chungNghiện rượu là bệnh gì?Nghiện rượu là tình trạng phụ thuộc và lạm dụng rượu do uống quá nhiều. Khi điều này xảy ra, rượu có thể tác ... [xem thêm]

Nước sạch: Thực trạng ở Việt Nam

(62)
Để khởi đầu một ngày mới năng động, bạn có thể uống nước vào buổi sáng như thói quen của người Nhật để bảo vệ sức khỏe. Vậy thói quen uống ... [xem thêm]

7 phương pháp quá đơn giản để từ bỏ thói quen ngáy ngủ

(21)
Tình trạng ngáy ngủ rất phổ biến ở nam giới, có đến hàng triệu người cũng đang khổ sở vì chuyện này. Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu về các phương thức ... [xem thêm]

7 cách làm dài lông mi tại nhà bạn không thể bỏ lỡ

(17)
Bạn mong muốn có một làn mi dài? Với những phương pháp dưới đây, bạn chắc chắn sẽ ngạc nhiên về hiệu quả mà chúng mang lại nhưng vẫn không tốn quá ... [xem thêm]

Các phương pháp nội soi ung thư vú cho thai phụ

(43)
Tầm soát ung thư vú khi mang thai rất quan trọng trong việc điều trị bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, rất nhiều người hoang mang không biết các phương pháp này có an ... [xem thêm]

7 điều vợ chồng nên trao đổi trước khi có em bé

(98)
Con cái là một trong những vấn đề lớn trong cuộc sống gia đình. Do đó, bạn và chồng không nên bỏ qua các cuộc trao đổi trước khi có em bé để có sự ... [xem thêm]

Viêm gan D là gì?

(32)
Viêm gan D là bệnh gan do virus viêm gan D gây ra. Viêm gan D thường xảy ra theo kiểu đồng nhiễm, có nghĩa là bạn thường sẽ nhiễm viêm gan siêu vi B cùng lúc với ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN