Lợi ích và rủi ro khi bà bầu ăn rong biển

(4.26) - 19 đánh giá

Rong biển là loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, tốt cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, bà bầu ăn rong biển chỉ nên ở mức vừa phải, nếu ăn quá nhiều, đôi khi “lợi sẽ biến thành hại”.

Dinh dưỡng luôn là vấn đề được các bà bầu quan tâm hàng đầu. Trong đó, rong biển là một trong những món ăn được nhiều phụ nữ yêu thích. Thế nhưng, liệu bà bầu ăn rong biển được không hoặc có tốt cho em bé không? Hãy cùng Chúng tôi theo dõi những chia sẻ dưới đây để có lời giải đáp cho vấn đề này nhé.

Bà bầu ăn rong biển sẽ có những lợi ích gì?

Rong biển là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe do thành phần có chứa nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin B2, B3, chất xơ, DHA… Bà bầu ăn rong biển ở một mức độ vừa phải sẽ nhận được những lợi ích sau:

  • Ngăn ngừa táo bón: Rong biển rất giàu chất xơ, do đó giúp ngăn ngừa táo bón và các vấn đề về tiêu hóa thường gặp khác trong thai kỳ.
  • Tốt cho sự phát triển của thai nhi: Rong biển rất giàu axit béo omega 3, tốt cho sự phát triển não bộ của trẻ. Ngoài ra, một số nghiên cứu còn chứng minh, rong biển còn có chứa các chất như axit align và axit alginic, giúp ngăn ngừa dị tật thai nhi.
  • Ngăn ngừa bệnh tật: Rong biển rất giàu chất oxy hóa, có thể giúp cơ thể chống lại nhiều căn bệnh như trầm cảm, viêm khớp…
  • Ngăn ngừa các bệnh răng miệng: Vitamin C có trong rong biển rất cần thiết cho sự trao đổi chất của tế bào, thúc đẩy quá trình hình thành collagen, ngăn ngừa tình trạng chảy máu chân răng khi mang thai.
  • Thải độc cơ thể, đẹp da, đẹp tóc: Các vitamin và khoáng chất có trong rong biển có tác dụng điều tiết lưu thông máu, tốt cho các hệ cơ quan và loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể.
  • Rủi ro khi bà bầu ăn rong biển quá nhiều

    Vậy là bạn đã rõ bà bầu ăn rong biển được không. Mặc dù có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng mẹ đừng vì vậy mà ăn quá nhiều để tránh gặp phải những biến chứng không mong muốn có thể gây hại cho bé cưng của bạn.

    Theo các chuyên gia, loại thực phẩm này chứa rất nhiều iốt, nếu mẹ bầu ăn quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp. Mỗi ngày, bạn chỉ nên ăn khoảng 220mg rong biển. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bạn vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thêm rong biển vào chế độ ăn.

    Nhiều người cho rằng phụ nữ đang cho con bú ăn rong biển cũng rất tốt vì khiến sữa mẹ tiết ra nhiều hơn. Tuy nhiên, ăn quá nhiều sẽ làm tăng lượng iốt ở cả mẹ và con, đôi khi có thể gây ra suy giáp ở trẻ nhỏ.

    Thành phần dinh dưỡng của rong biển

    Thành phần dinh dưỡng có trong 10g rong biển:

    • Carbohydrate – 0,9g
    • Chất đạm – 0,3g
    • Vitamin A – 35 IU
    • Vitamin C – 0,3mg
    • Canxi – 14mg
    • Magie – 10,5mg
    • Kali – 4,9mg
    • Phốt pho – 0,1mg
    • Muối sodium – 85,3mg

    Rong biển và các loại rong biển

    Rong biển hay còn gọi là tảo, là những loại thực vật sinh sống dưới biển. Chúng được mệnh danh là “siêu thực phẩm” vì nó có chứa rất nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và được sử dụng như một loại thuốc thảo dược. Ở các nước châu Á, rong biển là món ăn khá phổ biến, được sử dụng ở cả dạng tươi và khô.

    Các nhà khoa học đã chia rong biển thành nhiều loại khác nhau dựa trên sắc tố, cấu trúc tế bào và những đặc điểm khác của chúng. Cụ thể, có các loại như tảo đỏ, tảo nâu và tảo xanh lá.

    Tảo đỏ thường được sử dụng để làm sushi, tảo nâu thường được sử dụng để làm súp và các món hầm, trong khi tảo xanh lá thường được sử dụng để làm salad. Phần lớn các loại rong biển này đều an toàn với bà bầu, tuy nhiên, để chắc chắn, bạn vẫn nên hỏi thêm ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

    Các món ăn ngon từ rong biển mà bà bầu có thể thử

    Rong biển có thể chế biến thành rất nhiều món ngon. Nếu bạn đang thèm món ăn này, vậy hãy thử thực hiện một số công thức chế biến sau nhé:

    1. Salad rong biển wakame

    Rong biển wakame là loại rong biển phổ biến nhất ở Nhật Bản với hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Loại rong biển này thường được sử dụng để chế biến thành rất nhiều món ăn như súp, salad. Salad rong biển wakame là món ăn rất ngon, bổ dưỡng và cũng rất dễ làm.

    Nguyên liệu

    • Rong biển wakame: 30g
    • Hành lá thái mỏng
    • Tỏi băm: 1 thìa cà phê
    • Gừng tươi đập giập: 1 thìa cà phê
    • Đường: 1 thìa cà phê
    • Nước tương: 2 – 3 thìa cà phê
    • Giấm gạo: 2 – 3 thìa cà phê
    • Dầu mè: 2 thìa cà phê
    • Hạt vừng (mè) rang: 1 thìa cà phê
    • Rau mùi tươi cắt nhỏ

    Thực hiện

    • Ngâm rong biển khô trong nước ấm từ 5 – 10 phút, khi rong biển mềm, chắt nước và cắt nhỏ.
    • Lấy một cái tô to, cho rong biển, đường, nước tương, dầu mè, giấm gạo, gừng và tỏi vào trộn đều, sau đó thêm hành lá và rau mùi, rắc thêm vừng và thưởng thức món salad ngon tuyệt.

    2. Canh rong biển hầm sườn non

    Canh rong biển hầm sườn non là một trong những món ăn được bà bầu rất yêu thích.

    Nguyên liệu

    • Rong biển khô (bạn cần chú ý là chọn loại rong biển khô dùng để nấu canh): 45g
    • Sườn non: 150g
    • Đậu hũ non: 1 hộp
    • Rau mùi, cà rốt, nấm hương, hành lá
    • Gia vị: nước mắm, hạt nêm, đường, tiêu, muối…

    Thực hiện

    Sơ chế

    • Ngâm rong biển trong nước lạnh khoảng 30 phút cho mềm, để ráo nước.
    • Sườn non rửa sạch, chặt khúc vừa ăn.
    • Đậu hũ cắt miếng; cà rốt rửa sạch, gọt vỏ, thái lát mỏng.
    • Nấm: cắt bỏ gốc, cắt thành miếng nhỏ, rửa sạch, ngâm nước muối loãng khoảng 10 phút, sau đó vớt ra để ráo. Hành rửa sạch, cắt khúc.

    Nấu canh

    Cho sườn non vào nồi, thêm nước và đun sôi với lửa nhỏ trong 20 phút cho đến khi chín mềm. Sau đó, cho rong biển, cà rốt, nấm, đậu hũ vào nấu trong 2 phút, cho hành lá, nêm gia vị vừa ăn.

    Nhìn chung, bà bầu ăn rong biển ở một mức độ vừa phải có thể nhận được rất nhiều lợi ích. Bạn nên chọn ăn rong biển tươi thay vì các loại rong biển sấy khô bởi các loại rong biển này thường chứa nhiều muối hơn. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho bạn và bé, tốt nhất bạn vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn nhé.

    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Sống khỏe cùng căn bệnh bướu cổ basedow

    (57)
    Thói quen ăn uống và tập thể dục thường xuyên sẽ hỗ trợ sức khỏe tổng thể nhưng không thể thay thế cho các điều trị y tế cho người bị bướu cổ ... [xem thêm]

    Mối liên hệ giữa bệnh hen suyễn, thể chất và tinh thần

    (62)
    Thuốc trị hen suyễn đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các cơn hen. Thế nhưng, bạn đã biết những loại thuốc nào thường được dùng trong điều ... [xem thêm]

    Hãy cẩn thận nếu bị đau đầu khi mang thai!

    (62)
    Đau đầu khi mang thai là tình trạng hết sức phổ biến. Vậy nguyên nhân của triệu chứng này là do đâu? Mẹ bầu nên sử dụng những loại thuốc giảm đau nào ... [xem thêm]

    Viêm dạ dày mạn tính có nguy hiểm không?

    (73)
    Viêm dạ dày mạn tính là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Nó có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu bạn không có biện pháp điều trị kịp ... [xem thêm]

    Trẻ mọc răng, những điều bố mẹ cần biết

    (27)
    Trẻ mọc răng thường khó chịu, quấy phá khiến việc chăm con của bạn càng thêm khó khăn. Tuy nhiên, bạn vẫn có cách giúp con thoải mái hơn nếu hiểu rõ về ... [xem thêm]

    Làm sao để khiến người ấy say nắng bạn?

    (57)
    Bạn phải lòng một ai đó, nhưng lại chẳng biết làm thế nào để người ấy say nắng mình khi cả hai vẫn còn nhiều khoảng cách? Đừng lo lắng vì những bí ... [xem thêm]

    Nhiễu loạn cảm xúc

    (42)
    Tìm hiểu chungChứng nhiễu loạn cảm xúc là gì?Chứng nhiễu loạn cảm xúc (PBA) là một tình trạng đặc trưng bởi các cơn bùng phát cười hoặc khóc không phù ... [xem thêm]

    Bớt hồng cam (bớt cá hồi) ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân do đâu?

    (60)
    Nhiều trẻ vừa sinh ra đời đã xuất hiện một vết bớt màu hồng cam trên da khiến bố mẹ cảm thấy lo lắng. Tuy nhiên, đây là một hiện tượng rất phổ ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN