Nghiến răng khi ngủ có phải là bệnh?

(4.17) - 57 đánh giá

Nghiến răng là tình trạng ghì và siết chặt, ép hai hàm răng lại với nhau tạo âm thanh ken két. Nếu bạn mắc chứng nghiến răng, bạn có thể vô thức nghiến răng vào ban ngày, hoặc nghiến răng khi ngủ.

Nghiến răng khi ngủ được coi là một trong những rối loạn có liên quan đến giấc ngủ. Những người nghiến răng khi ngủ có nhiều khả năng mắc phải các chứng rối loạn giấc ngủ, chẳng hạn như ngáy và ngưng thở khi ngủ.

Chứng nghiến răng dạng nhẹ có thể không cần điều trị. Tuy nhiên, ở một số người, bệnh nghiến răng có thể thường xuyên và nghiêm trọng dẫn đến rối loạn xương hàm, đau đầu, tổn hại răng và các vấn đề khác.

Bạn có thể bị nghiến răng khi ngủ và có thể không nhận thức được bạn mắc chứng này cho đến khi xuất hiện các biến chứng, vì vậy, bạn cần phải biết các dấu hiệu và triệu chứng của nghiến răng và nên đi khám nha khoa định kỳ để sớm phát hiện nếu bạn mắc phải tình trạng này.

Dấu hiệu của tật nghiến răng là gì?

Những dấu hiệu và triệu chứng của nghiến răng có thể bao gồm:

  • Nghiến hoặc cắn chặt răng, có thể gây ra tiếng ken két hoặc âm thanh đủ lớn để đánh thức người ngủ cạnh bạn;
  • Răng bị bào mòn, phẳng dẹt hoặc bị nứt vỡ hoặc lung lay;
  • Men răng bị mòn, để lộ phần bên trong;
  • Tăng nhạy cảm răng;
  • Đau hàm và mặt;
  • Cơ hàm mỏi hoặc căng cứng;
  • Cảm thấy đau tai (mặc dù tai bạn không có bệnh);
  • Đau đầu âm ỉ ở thái dương;
  • Đau khi nhai ở hàm trong;
  • Có vết lõm trên lưỡi.

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc nha sĩ.

Bạn nên làm gì nếu có tật nghiến răng khi ngủ?

Bạn có thể áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà để điều trị chứng nghiến răng, như:

  • Giảm căng thẳng. Nghe nhạc, tắm nước ấm hoặc tập thể dục có thể giúp bạn thư giãn làm giảm nguy cơ nghiến răng.
  • Tránh uống các chất kích thích vào buổi tối. Không uống cà phê hoặc trà có chứa caffeine sau bữa tối, tránh uống rượu và hút thuốc vào buổi tối vì chúng có thể khiến tình tràng nghiến răng thêm trầm trọng.
  • Tập thói quen ngủ lành mạnh. Cố gắng ngủ vào buổi tối thật đủ giấc cũng là phương pháp điều trị rối loạn giấc ngủ, từ đó giảm nguy cơ nghiến răng.
  • Hãy nói chuyện với người ngủ cạnh bạn. Hỏi người ngủ cạnh bạn những dấu hiệu nghiến răng khi ngủ của bạn để bạn có thể kịp thời thông báo cho bác sĩ điều trị.
  • Khám răng định kỳ. Khám răng là cách tốt nhất để xác định bệnh nghiến răng. Nha sĩ có thể phát hiện các dấu hiệu bệnh nghiến răng trong miệng và hàm của bạn.

Khi nào bạn cần gặp nha sĩ?

Bạn nên gặp bác sĩ hoặc nha sĩ nếu:

  • Răng bị mòn, hư hỏng hoặc nhạy cảm;
  • Đau xương hàm, mặt hoặc tai;
  • Bị phàn nàn vì nghiến rằng và gây tiếng ồn khi ngủ;
  • Bạn bị chứng khóa hàm, không thể đóng hoặc mở hàm hoàn toàn.

Nếu bạn nhân thấy con mình có các dấu hiệu nghiến răng, hãy báo với nha sĩ khi bạn đưa trẻ đi khám nha khoa.

Làm thế nào để phòng ngừa tật nghiến răng khi ngủ?

Nghiến răng có thể được ngăn chặn bằng cách dùng miếng bảo vệ răng miệng. Miếng bảo vệ miệng – được chỉ định bởi nha sĩ – có thể nằm vừa vặn trong răng của bạn để ngăn chặn nghiến răng. Giảm căng thẳng và có lối sống lành mạnh như tránh sử dụng rượu và caffeine cũng đóng góp đáng kể trong việc điều trị và phòng ngừa nghiến răng.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đề nghị nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được có giải đáp tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bệnh vảy nến là gì và cách điều trị thế nào?

(58)
Vảy nến (hay vẩy nến) có tính chất tự miễn và hiện nay vẫn chưa có cách chữa bệnh vảy nến khỏi hoàn toàn, nhưng chúng ta có thể kiểm soát các đợt tái ... [xem thêm]

Bật mí 5 trò chơi vui nhộn giúp bạn luyện con viết chữ

(85)
Khoảng 2 tuổi, trẻ em sẽ bắt đầu thấy hứng thú trong việc học bảng chữ cái. Tuy nhiên, hãy biến việc học thành những trò chơi vui nhộn, con yêu sẽ thích ... [xem thêm]

Bé bị nổi mẩn đỏ: Nguyên nhân và cách chữa trị tận gốc

(85)
Mẹ khi biết nguyên nhân khiến bé bị nổi mẩn đỏ sẽ có cách chữa trị và phòng ngừa để con tránh được những kích ứng da gây khó chịu, làm ảnh hưởng ... [xem thêm]

Phân biệt giữa vật lý trị liệu và trị liệu cơ năng

(84)
Rất nhiều bệnh nhân cơ xương khớp hay đột quỵ, chấn thương đã tìm đến vật lý trị liệu và nhận thấy những hiệu quả bất ngờ. Vậy vật lý trị ... [xem thêm]

8 thực phẩm bổ sung protein cho người sau điều trị ung thư

(100)
Protein đóng vai trò quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch. Do đó, vấn đề protein cho người sau điều trị ung thư luôn được nhiều người quan tâm. Bên ... [xem thêm]

Siêu âm cân nặng thai nhi có chính xác không?

(58)
Để ước tính cân nặng của thai nhi, các bác sĩ sản khoa thường dùng phương pháp siêu âm. Nhiều mẹ bầu luôn băn khoăn về việc tại sao phải xác định cân ... [xem thêm]

[Hỏi đáp bác sĩ] Rối loạn thần kinh tim có chữa được không?

(77)
Rối loạn thần kinh tim không phải là bệnh tim mà về bản chất đây là rối loạn lo âu. Rối loạn thần kinh tim có chữa được không là câu hỏi không quá khó ... [xem thêm]

7 cách làm đẹp với bã cà phê bạn có thể thực hiện tại nhà

(19)
Bạn có thể tẩy da chết, đắp mặt nạ, dưỡng da và ủ tóc với bã cà phê sau khi đã thưởng thức hương vị thơm ngon của loại nước uống quyến rũ này. ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN