47 tuần

(4.11) - 89 đánh giá

Hành vi và phát triển

Bé phát triển như thế nào?

Lúc này bé đã có thể tự mình bước đi. Nếu con bạn lúc này vẫn chưa biết đi thì sớm thôi bé sẽ bắt đầu tự bước những bước đầu tiên của mình. Đừng lo lắng nếu vào thời điểm này con bạn vẫn chưa tập đi. Một số em bé hoàn toàn bình thường có thể bắt đầu tập đi cho tới tận khi bé được 17 hay 18 tháng tuổi.

Vào tuần cuối cùng của tháng 12, con bạn có thể có khả năng:

  • Tự đứng vững một mình;
  • Đi vững;
  • Thể hiện rằng bé muốn thứ gì đó bằng những cách khác ngoài việc òa khóc;
  • Chơi bóng (bằng cách lăn bóng lại về phía bạn);
  • Tự uống được nước trong ly;
  • Dùng ngôn ngữ của riêng bé (những lời nói vô nghĩa mà nghe cứ như thể bé đang nói chuyện bằng thứ tiếng bé tự tạo ra vậy);
  • Có phản ứng đối với các yêu cầu đơn giản từ mẹ mà không cần các cử chỉ diễn tả đi kèm (ví dụ như bạn có thể nói: “Đưa cho mẹ nào” mà không cần phải đưa tay ra);
  • Nói được 3 từ hay nhiều hơn ngoài từ “mama” và “baba”.

Mẹ cần làm gì để hỗ trợ cho bé?

Hãy luôn đảm bảo rằng bé luôn được ở trong một môi trường thật sự an toàn để phát triển. Bạn nên tuân theo các hướng dẫn bảo vệ an toàn cho bé và không bao giờ để bé một mình mà không có ai quan sát. Nếu được, hãy lắp camera giám sát trong những địa điểm bé hay chơi trong nhà.

Còn gì vui sướng hơn thời điểm bạn thấy bé chập chững bước đi? Bạn có thể cổ vũ bé tập đi bằng cách đứng hoặc quỳ trước mặt bé, cầm lấy tay của bé. Bạn cũng có thể giữ cả hai tay của bé và dắt bé đi về phía bạn. Giống như hầu hết các đứa trẻ khác, bé sẽ bước những bước thật rộng với cánh tay dang ra hai bên, bàn chân quay ra phía ngoài, bụng hướng về phía trước trong khi mông nhô ra phía sau để giữ thăng bằng.

Sức khỏe và an toàn

Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?

Hầu hết các bác sĩ sẽ không khám sức khỏe định kì cho bé trong tháng này. Đây hóa ra lại là một việc tốt, vì trẻ em ở tuổi này không thích việc phải ngồi yên một chỗ khi đi khám bác sĩ. Những bé hay lo lắng khi gặp người lạ cũng có thể sẽ không thích các bác sĩ, cho dù họ thân thiện thế nào đi nữa. Bạn luôn có thể đưa bé đi khám bác sĩ nếu có bất kỳ thắc mắc nào khẩn cấp mà không thể đợi đến kỳ khám tiếp theo.

Mẹ nên biết thêm những gì?

Bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu luôn là một trong những mối quan tâm của cha mẹ có con nhỏ. Tốt nhất bạn nên trang bị cho mình kiến thức về các triệu chứng của căn bệnh này. Hãy luôn chú ý tới những vết đỏ trên người bé, đặc biệt là khi bạn thấy chúng xuất hiện sau con bạn đã tiếp xúc với một đứa trẻ khác đã mắc bệnh thủy đậu. Thông thường sẽ mất từ 10 đến 21 ngày sau khi tiếp xúc với mầm bệnh thì các triệu chứng mới bắt đầu xuất hiện.

Triệu chứng của thủy đậu

Triệu chứng của thủy đậu bao gồm xuất hiện những nốt mẩn đỏ gây ngứa, sau đó chúng phát triển thành mụn nước có mủ trên nền ban màu hồng rồi trở thành những lớp vỏ khô màu nâu. Những vết ban này đầu tiên xuất hiện trên cơ thể và da đầu bé rồi sau đó sẽ lan ra khắp mặt, cánh tay và chân bé. Con bạn cũng sẽ có vẻ mệt mỏi, không hay đói và bị sốt nhẹ.

Mẹ nên làm gì khi bé bị thủy đậu?

Mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ nếu con bạn bị thủy đậu. Để tránh bị nhiễm trùng và để lại sẹo, hãy giúp vết thương của bé nhanh lành hơn bằng cách cắt ngắn móng tay của bé và giữ đừng để bé cào hay chọc vào các vết thương để gãi ngứa. Mẹ cũng có thể thử cho bé đeo bao tay để hạn chế bé đụng quá mạnh vào vết thương. Mẹ cũng có thể giúp bé giảm ngứa bằng cách cho bé tắm với bột nở hoặc bột yến mạch và thoa kem dưỡng calamine cho bé. Mẹ có thể hạ sốt cho bé bằng acetaminophen nhưng đừng bao giờ dùng đến aspirin.

Hãy cho bé đi khám bác sĩ nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Các triệu chứng của bệnh trở nặng bao gồm:

  • Xuất hiện nhiều vết lở rất lớn;
  • Vết lở bắt đầu xuất hiện trong miệng hoặc mắt bé;
  • Nếu bé bị sốt trong vài ngày liên tục;
  • Da bé bị sưng, đau hoặc rất đỏ.

Mối quan tâm của mẹ

Những điều mẹ cần quan tâm là gì?

Vào tuần cuối cùng của tháng thứ 12, có rất nhiều điều mà bạn có thể quan tâm đến, một trong số đó là việc cai ngậm núm vú nhựa cho bé. Bạn có thể cảm thấy bắt bé phải từ bỏ một thứ bé yêu thích là một việc quá tàn nhẫn, nhưng các chuyên gia lại cho rằng đây là thời điểm tốt để bắt đầu tập cho bé bỏ thói quen ngậm núm vú.

Có hai lý do bạn bên cho bé cai núm vú ngay bây giờ. Thứ nhất, thời gian bé ngậm núm vú giả càng dài thì việc giúp bé cai núm vú sẽ càng trở nên khó khăn. Thứ hai, vì đây là lúc bé bắt đầu phát triển khả năng nói nên con bạn sẽ ít có cơ hội để tập nói nếu trong miệng bé luôn ngậm núm vú.

Lấy đi núm vú giả bé đang ngậm có thể sẽ rất khó khăn, vì thế hãy làm điều đó dần dần: hãy giới hạn thời gian bé được ngậm núm vú vào ban ngày và sau đó tập để bé không cần ngậm vú vào ban đêm nữa. Bạn cũng có thể thử đổi núm vú bé ngậm với một con thú nhồi bông hay đồ chơi để đánh lạc hướng bé.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Lợi ích bất ngờ của óc sáng tạo với sức khỏe con người

(55)
Việc giữ cho tinh thần và cảm xúc của bản thân không bị cuốn theo nhịp sống hối hả, tất bật trong thời đại ngày nay là một điều không dễ dàng. Hầu ... [xem thêm]

Biếng ăn ở người lớn: Trị sớm kẻo bạn thành bộ xương di động!

(60)
Chứng biếng ăn ở người lớn cũng nghiêm trọng không kém ở trẻ nhỏ khi bạn có nguy cơ sút cân và thiếu hụt dinh dưỡng. Liệu có cách nào giúp bạn ăn uống ... [xem thêm]

5 mẹo giúp bạn bền bỉ hơn khi tập luyện marathon

(54)
Tập thể dục đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Những người bị suy thận thường phải phụ thuộc vào gia đình và bạn bè nhiều hơn và có nguy cơ cao mắc ... [xem thêm]

4 cách ngăn ngừa nguy cơ mẹ lây nhiễm HIV sang con

(75)
Có một số phụ nữ phát hiện mình bị nhiễm HIV và lo sợ căn bệnh này có thể truyền từ mẹ sang con. Tuy nhiên, bạn biết không, các phương pháp điều trị ... [xem thêm]

Bệnh tiểu đường: Nên và không nên uống gì?

(41)
“Người bệnh tiểu đường nên uống gì và không nên uống gì?” là câu hỏi mà rất nhiều người muốn tìm hiểu để kiểm soát bệnh lý này tốt hơn.Bệnh ... [xem thêm]

Lợi ích, nguy cơ và thời điểm thích hợp khi cho con ăn cá ngừ

(69)
Bạn có thể cho con ăn cá ngừ vào lúc bé 6 tháng tuổi. Tuy có giá trị dinh dưỡng cao, nhưng bạn cũng nên cẩn trọng khi cho con ăn loại thực phẩm này.Cá là ... [xem thêm]

Làm thế nào để giúp con yêu chuẩn bị trước khi phẫu thuật?

(31)
Việc chuẩn bị trước khi phẫu thuật cho con yêu là hết sức quan trọng vì sẽ liên quan đến tình trạng sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của trẻ về ... [xem thêm]

Trẻ sơ sinh thích nghe tiếng của bé khác

(83)
Biết nói là một cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Tuy nhiên, để trẻ biết nói, bạn hãy là người thầy đầu tiên giúp con phát triển ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN