Làm thế nào để giúp con yêu chuẩn bị trước khi phẫu thuật?

(4.06) - 31 đánh giá

Việc chuẩn bị trước khi phẫu thuật cho con yêu là hết sức quan trọng vì sẽ liên quan đến tình trạng sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của trẻ về sau.

Trong một số tình huống như trẻ bị viêm ruột thừa, bệnh tim… cần phải phẫu thuật để cứu sống trẻ. Chắc hẳn bố mẹ nào cũng lo lắng khi bác sĩ chỉ định con áp dụng phương pháp điều trị này. Vậy cách tốt nhất để trấn an tinh thần của cả bố mẹ và con cái là tìm hiểu những việc sắp xảy ra để chuẩn bị tâm lý trước.

Bố mẹ nên chuẩn bị những gì?

Không phải chỉ có con mà bố mẹ, những người luôn bên cạnh con trước và sau khi phẫu thuật, cũng cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Dưới đây là một số câu hỏi căn bản mà bạn nên xem xét trước khi đưa con đi phẫu thuật:

  • Tại sao con lại cần phương pháp trị liệu này?
  • Có thể trì hoãn phẫu thuật đến khi con lớn hơn không?
  • Phẫu thuật sẽ diễn ra bao lâu?
  • Con sẽ phải ở lại bệnh viện đến khi nào sau khi phẫu thuật?
  • Bề ngoài của bé sẽ thay đổi như thế nào? Có sẹo, sưng tấy hoặc thay đổi hình dáng vĩnh viễn?
  • Làm thế nào để kiểm soát cơn đau sau khi phẫu thuật (gây tê cục bộ, gây tê toàn thân hay sử dụng thuốc giảm đau)?
  • Chăm sóc trẻ ở nhà ra sao và trong bao lâu?

Hãy chắc chắn rằng bạn đã nắm rõ tất cả khoảng chi phí cần thanh toán cho việc điều trị và các chi phí phát sinh, các điều khoản nếu sử dụng bảo hiểm y tế. Thêm vào đó, bạn nên thường xuyên kiểm tra giờ và ngày nhập viện để chuẩn bị cho cuộc phẫu thuật tốt nhất. Đây cũng là lúc bạn cần làm theo các chỉ dẫn ăn uống của bác sĩ, chẳng hạn như:

  • Không được ăn trước khi phẫu thuật từ 8 – 12 giờ
  • Không uống sữa công thức trước khi vào phòng phẫu thuật khoảng 6 giờ
  • Cho con uống nước lọc hoặc sữa mẹ lần cuối vào 4 giờ trước khi tiến hành phẫu thuật
  • Có thể dùng nước trong (nước lọc, nước ép táo…) 2 giờ trước khi bạn đưa trẻ đến bệnh viện.

Bên cạnh việc chăm sóc con yêu, bạn cũng nên dành cho mình chút thời gian ngắn để nghỉ ngơi. Đây có thể là giai đoạn rất căng thẳng. Do đó, bạn có thể nhờ người thân trông con hộ để nghỉ ngơi và cũng đừng quên ăn uống đầy đủ để có thể lực và tinh thần tốt mới có thể chăm sóc con.

Cuối cùng, việc sắp xếp mọi thứ rõ ràng sẽ giúp bạn tránh những căng thẳng không cần thiết. Làm một bộ hồ sơ với đầy đủ thông tin sức khỏe của trẻ và ghi lại những hướng dẫn của bác sĩ trong ngày phẫu thuật. Bằng cách này, bạn sẽ không rơi vào tình trạng bối rối khi chưa biết liều lượng thuốc con cần uống hoặc khi bác sĩ cần tìm hiểu về tiền sử bệnh của trẻ.

Giúp con yêu sẵn sàng cho cuộc phẫu thuật

Trẻ dưới 3 tuổi sẽ khó hiểu những lời giải thích của người lớn về việc sắp phẫu thuật. Tuy nhiên, bạn vẫn nói cho con biết chuyện gì sắp xảy ra theo ngôn ngữ tích cực như:

  • “Đầu tiên, chúng ta sẽ chơi”: Thông thường, trẻ nhỏ sẽ được đưa đến khu vực giải trí trước khi phẫu thuật. Vì thế, bạn hãy giả vờ đang dẫn bé đi chơi.
  • “Y tá đến rồi”: Một y tá sẽ tới để kiểm tra các chức năng cơ thể của con. Để không gây hoảng sợ cho bé, bố mẹ hãy cùng tham gia quá trình này.
  • “Bác sĩ ơi”: Bạn nên đem theo thú nhồi bông mà con yêu thích và nhập vai trò chơi bác sĩ nhằm tập cho bé làm quen với những tình huống khi bác sĩ thật xuất hiện.
  • “Thuốc này không đắng”: Trong một số trường hợp, bé cần được gây tê và phải dùng 1 loại thuốc dưới dạng lỏng để cơ thể thư giãn trước tiên. Nếu điều đó xảy ra, hãy giả vờ nói với bé rằng thuốc này rất ngon và sẽ giúp con mau chóng khỏi bệnh.
  • “Bố/mẹ sẽ ở cùng với con nhé”: Hãy hỏi xem người thân có được vào phòng phẫu thuật không. Nếu có, trẻ sẽ an tâm hơn khi được bố/mẹ ở bên cạnh cho đến lúc bé chìm vào giấc ngủ do tác dụng của thuốc mê.
  • “Đừng quên tình yêu của con nhé”: Trẻ có thể mang theo một đồ chơi, gối hoặc chăn yêu thích của mình vào phòng mổ. Y tá sẽ trả lại chúng cho bạn trong quá trình phẫu thuật. Tuy nhiên, trong lúc bối rối này, món đồ chơi có thể bị lạc. Do đó, bạn hãy cất kỹ để sau khi phẫu thuật và con tỉnh lại, bạn đưa cho con.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Herpes sinh dục (Mụn giộp sinh dục)

(36)
Định nghĩaHerpes sinh dục (mụn giộp sinh dục) là bệnh gì?Herpes sinh dục, hay mụn giộp sinh dục, là một loại bệnh phổ biến lây truyền qua đường tình dục ... [xem thêm]

Điểm danh 10 loại thực phẩm tốt cho gan

(37)
Gan là cơ quan rất quan trọng trong cơ thể. Vì vậy, bạn cần bảo vệ để giúp cơ quan này hoạt động hiệu quả hơn. Sử dụng các loại thực phẩm tốt cho gan ... [xem thêm]

Thuốc dị ứng, thuốc nhỏ dị ứng cho người lớn và trẻ em

(53)
Dị ứng là phản ứng của cơ thể với các chất xung quanh. Đây là cách nói ngắn gọn của dị ứng với các phân tử trong không khí như phấn hoa, bụi, lông ... [xem thêm]

10 bí quyết giúp bạn ăn rau củ quả nhiều hơn

(98)
Thực phẩm xanh rất quan trọng cho cơ thể vì chúng cung cấp các vitamin, chất khoáng và phần lớn trong số chúng chứa rất ít calo. Để thêm rau củ quả vào bữa ... [xem thêm]

Tư thế chim bồ câu trong yoga cho người ngồi nhiều

(79)
Bạn có thể thử sức với những tư thế đòi hỏi độ dẻo dai cao hơn như tư thế chim bồ câu trong yoga khi đã dần quen với bộ môn này. Đây là tư thế có ... [xem thêm]

Lợi ích của ngủ không cần gối đối với bé yêu và cả nhà

(25)
Ngủ không cần gối là một thói quen tốt không những cho sức khỏe trẻ nhỏ mà cả ở người lớn và phòng ngừa được một số tình trạng nhất định.Từ ... [xem thêm]

Xơ vữa động mạch là gì?

(95)
Bệnh xơ vữa động mạch có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như đau tim, đột quỵ và các bệnh tim mạch khác. Tuy nhiên, chúng ta có thể phòng ... [xem thêm]

Dạy con đánh răng không khó như bạn nghĩ!

(28)
Thật bất ngờ khi có đến 40% trẻ bị sâu răng trước khi vào mẫu giáo. Đây là một tỷ lệ khá cao, gấp 5 lần bệnh hen suyễn và 7 lần bệnh dị ứng theo ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN