Trẻ sơ sinh thích nghe tiếng của bé khác

(4.33) - 83 đánh giá

Biết nói là một cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Tuy nhiên, để trẻ biết nói, bạn hãy là người thầy đầu tiên giúp con phát triển ngôn ngữ.

Những âm thanh đầu tiên của bé trước khi bắt đầu sử dụng ngôn ngữ là tiếng gù gù và những tiếng bập bẹ khi nghe những âm thanh xung quanh. Bạn sẽ nghe được những âm thanh này trong 3 tháng đầu đời, thời điểm mà não bộ phát triển nhanh chóng. Khả năng nói của bé sẽ dần hình thành trong những tháng tiếp theo.

Khi nào bé bắt đầu nói những từ đầu tiên?

Ở giai đoạn 8 – 9 tháng, nếu nghe bé phát ra tiếng “ba” hoặc “ma” thì bạn cũng đừng vội mừng. Lúc này, bé vẫn chưa thực sự hiểu được ý nghĩa của những từ này mà chỉ là phản ứng lại những gì mà bé nghe được xung quanh. Thông thường, bé sẽ nói những từ đầu tiên khi 11 – 14 tháng. Vào thời điểm này, não đã bắt đầu kết nối đối tượng với tên gọi của chúng. Đến tháng thứ 18, bé sẽ đạt được cột mốc phát triển quan trọng của việc học nói và sẽ bắt đầu nói nhiều hơn trước. Lúc này, bạn chỉ có thể giúp bé phát triển đúng tốc độ và khuyến khích bé nói nhiều hơn.

Các cột mốc phát triển ngôn ngữ của bé trước 1 tuổi

Ngoại trừ những từ đầu tiên, còn có rất nhiều mốc phát triển ngôn ngữ quan trọng khác trong năm đầu mà bạn nên biết. Nếu bạn thấy bé bỏ lỡ một số cột mốc phát triển nào đó, hãy đến gặp bác sĩ để tham khảo ý kiến.

3 tháng tuổi

Bé 3 tháng tuổi đã bắt đầu lắng nghe những âm thanh xung quanh. Đó có thể là tiếng nói của bố mẹ hoặc những âm thanh khác trong nhà. Khi lắng nghe, bé sẽ quan sát biểu cảm trên gương mặt bạn và ghi nhớ giọng nói. Đa số các bé thường thích nghe tiếng nói và tiếng nhạc; thường thích tiếng của phụ nữ hơn đàn ông. Cuối giai đoạn này, bé sẽ bắt đầu phát ra những âm thanh đơn giản.

6 tháng tuổi

Khi 6 tháng tuổi, bé sẽ bắt đầu bập bẹ các từ có 2 âm như “baba”, “mama”… nhưng không hiểu ý nghĩa của những từ này. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, bé đã có thể phản ứng lại với ngôn ngữ, giọng điệu và tên của bé.

9 tháng tuổi

Đến 9 tháng, bé có thể hiểu một số từ đơn giản như “tạm biệt”, “không” hoặc gật đầu và bé bắt đầu phát âm ê a kéo dài thành một chuỗi âm thanh có ngữ điệu giống như tiếng nói của người lớn.

1 tuổi

Bé 1 tuổi có thể bắt đầu nói “baba”, “mama” và hiểu được ý nghĩa của những từ này. Thậm chí, bé có thể thực hiện theo một số yêu cầu đơn giản của bạn như đặt đồ chơi xuống, chỉ đầu đẹp, hôn…

Làm thế nào để giúp bé phát triển ngôn ngữ?

Khi bé bắt đầu nói những từ ngữ đầu tiên, bạn nên bắt đầu giúp bé phát triển kỹ năng ngôn ngữ. Để làm được điều đó, bạn cần phải cung cấp cho bé một môi trường có nhiều sự giao tiếp như:

1. Nói chuyện với bé

Hãy trò chuyện với bé nhiều hơn. Đó có thể chỉ là một cuộc trò chuyện đơn giản như bạn và bé cùng đặt tên cho các đồ vật, cùng nhau gọi tên chúng, mô tả những đồ vật quen thuộc hoặc đơn giản hơn, bạn hãy hát ru cho bé ngủ. Điều này sẽ giúp bé hiểu được ý nghĩa của từ ngữ chứ không phải chỉ phát ra một cách vô thức.

2. Đọc truyện cho bé nghe trước khi đi ngủ

Đọc truyện cho bé là cách tốt nhất để giúp bé tiếp xúc với câu, nhân vật và từ vựng mới. Bé sẽ thích thú với giọng nói của người đọc và bắt đầu tìm kiếm các hình ảnh của nhân vật trong mỗi trang sách. Dần dần, khi 3 – 4 tuổi, bé sẽ có thể tự kể lại câu chuyện trong cuốn sách mà bé đã nghe rất nhiều lần.

3. Lắng nghe

Hãy lắng nghe khi bé nói chuyện với bạn và chú ý trả lời vì điều này sẽ giúp bé mạnh dạn nói lên suy nghĩ của mình.

4. Gọi tên đồ vật

Khi bé chỉ vào một vật dụng, bạn hãy gọi tên sự vật đó, chẳng hạn như muỗng, bảng, chén… Bằng cách này, bé sẽ tự xây dựng được vốn từ vựng phong phú cho bản thân.

5. Cho bé nghe nhạc

Âm nhạc là một cách để nâng cao vốn từ vựng của bé. Hãy cho bé nghe những bài hát thiếu nhi như “Con cò bé bé”, “Cháu lên ba”… hoặc hát cho bé những bài hát ru. Điều này sẽ giúp bé tìm hiểu thế giới xung quanh thông qua nhịp điệu và những từ ngữ mà bé nghe được.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Cứ 4 bé thì có 1 bé biết nói muộn và cần được điều trị mới đạt cột mốc phát triển này. Nếu bé 2,5 tuổi mà bé vẫn không biết nói, hãy đưa bé đến bác sĩ nhi khoa vì ở tuổi này, đa số các bé đều đã biết nói. Các triệu chứng cho thấy bé biết nói trễ:

  • 2 tuổi, bé chỉ sử dụng một từ để đặt câu hỏi
  • Bé chỉ nói được những từ có 1 âm tiết
  • Thường xuyên dừng cuộc nói chuyện khi bé cảm thấy bạn không hiểu.

Nếu bạn thấy bé có các triệu chứng này, hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để tham khảo ý kiến.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Phương pháp dạy bé tập nói sớm không còn khó với bố mẹ

(25)
Bố mẹ thường mong muốn con biết nói để dễ dàng giao tiếp với mình. Chúng tôi chia sẻ các phương pháp dạy bé tập nói sớm cho bố mẹ để cùng trò chuyện ... [xem thêm]

Chuyển dạ sinh non và những điều mẹ bầu cần lưu ý

(89)
Ngày nay, chuyển dạ sinh non là một vấn đề không hiếm gặp trong thai kỳ, gây ra hậu quả nghiêm trọng cho thai nhi. Việc cập nhật các kiến thức sinh non là ... [xem thêm]

5 “tuyệt chiêu” giữ cho đôi mắt khỏe đẹp

(53)
Đôi mắt chính là cửa sổ tâm hồn, vì thế đôi mắt cần phải được chăm chút và bảo vệ để luôn sáng ngời sức sống. Chúng tôi sẽ mách bạn 5 bí quyết ... [xem thêm]

Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam

(67)
Kangnam hiện đang là đơn vị làm đẹp uy tín được nhiều người lựa chọn. Nếu đến khám ở Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam lần đầu thì bạn nên tìm hiểu một ... [xem thêm]

Niềng răng cho người lớn, tại sao không?

(22)
Ngày nay niềng răng không chỉ dành cho trẻ em mà cả người lớn cũng rất quan tâm đến biện pháp này để làm cho nụ cười của mình đẹp hơn. Không bao giờ ... [xem thêm]

Cho trẻ bú mẹ khi đã hơn 1 tuổi có lợi hay không?

(55)
Không thể phủ nhận việc cho trẻ bú mẹ trong năm đầu đời rất có lợi, nhưng vẫn có những băn khoăn rằng có nên tiếp tục cho bé bú sữa mẹ khi đã hơn ... [xem thêm]

Bà bầu nên làm gì khi bị quầng thâm dưới mắt?

(75)
Bị quầng thâm dưới mắt là hiện tượng thường gặp ở bà bầu, đặc biệt là trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Mặc dù không gây ảnh hưởng gì đến sức ... [xem thêm]

Theo dõi phân trẻ sơ sinh giúp mẹ nhận biết sức khỏe con yêu

(99)
Bạn nhận thấy những dấu hiệu bất thường trong phân trẻ sơ sinh? Đó có thể là biểu hiện của nhiều tình trạng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN