4 cách ngăn ngừa nguy cơ mẹ lây nhiễm HIV sang con

(3.56) - 75 đánh giá

Có một số phụ nữ phát hiện mình bị nhiễm HIV và lo sợ căn bệnh này có thể truyền từ mẹ sang con. Tuy nhiên, bạn biết không, các phương pháp điều trị trong suốt quá trình mang thai hoặc cho con bú có thể hạn chế nguy cơ lây nhiễm HIV qua em bé. Những chia sẻ dưới đây có thể giúp các mẹ hiểu rõ hơn về sự lây truyền HIV từ mẹ sang con và những điều mẹ bầu có thể làm để hạn chế nguy cơ lây truyền.

HIV lây truyền từ mẹ sang con như thế nào?

HIV có thể lây truyền từ mẹ sang con qua đường máu trong những tháng cuối của thai kỳ, trong lúc chuyển dạ và khi mẹ vượt cạn. Theo các nghiên cứu, virus HIV có thể tồn tại trong sữa mẹ, vì vậy, việc mẹ cho con bú cũng là nguyên nhân lây nhiễm bệnh.

Mẹ bầu cần biết những gì nếu bị nhiễm HIV?

Nếu mẹ bầu bị nhiễm HIV trong quá trình mang thai, tốt nhất là bạn nên kiểm tra sức khỏe định kỳ qua các buổi hẹn với bác sĩ chuyên khoa và yêu cầu xét nghiệm HIV để biết kết quả chính xác. Nếu kết quả dương tính với HIV, bác sĩ có thể yêu cầu bạn điều trị ngay lập tức. Đến tam cá nguyệt thứ ba của thai kỳ (khoảng tuần 28) bạn sẽ làm lại xét nghiệm một lần nữa.

Nếu trong suốt thời gian mang thai hoặc cho con bú, bạn nghĩ cơ thể có nguy cơ bị nhiễm HIV, bạn có thể sử dụng thuốc chống phơi nhiễm HIV (PEP). PEP có hiệu quả trong vòng 72 giờ kể từ lúc bạn tiếp xúc với HIV và hạn chế nguy cơ lây nhiễm cho bé.

Bạn có thể làm gì để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm HIV sang con?

Nếu kết quả xét nghiệm của bạn dương tính với HIV, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau để hạn chế nguy cơ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con.

Sử dụng thuốc kháng retrovirus

Hiện nay đã có những thông tin rằng có thể chữa khỏi HIV/AIDS. Tuy nhiên phương pháp điều trị vẫn còn trong giai đoạn thử nghiệm, do đó điều trị hiện tại vẫn là sử dụng thuốc kháng retrovirus (ARVs), một loại thuốc có tác dụng ức chế sự nhân lên của virus, do đó duy trì được tải lượng virus thấp nhất trong máu. Các bà mẹ bị nhiễm HIV được khuyến khích nên cho con bú ít nhất đến 12 tháng đầu tiên và nên cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu.

Điều trị HIV sớm

Khi phát hiện mẹ bị nhiễm HIV, nếu bạn có kế hoạch điều trị hợp lý, nguy cơ lây nhiễm HIV cho con có thể giảm xuống dưới 1%. Bạn nên tham vấn bác sĩ và trao đổi với bác sĩ về tình trạng thai sản để nhận được lời khuyên từ bác sĩ. Trong 4 đến 6 tuần đầu sau sinh, bạn nên đưa bé đi điều trị để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm.

Chọn phương pháp sinh con phù hợp

Nếu bạn điều trị một cách chính xác, nó sẽ làm giảm tải lượng HIV trong cơ thể của bạn. Điều này có thể giúp bạn lên kế hoạch cho một ca sinh nở bình thường và nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con trong khi sinh vô cùng thấp.

Nếu bạn không có xét nghiệm tải lượng virus, bạn có thể tiến hành sinh mổ, điều này hạn chế nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con hơn là cách bạn sinh qua ngả âm đạo.

Cho con bú đúng cách

Theo nghiên cứu, nguồn sữa mẹ có thể bị nhiễm HIV. Tuy nhiên, việc có nên cho con bú hay không phụ thuộc vào điều kiện bạn có sẵn. Nếu cho con bú, bạn phải luôn luôn tuân thủ điều trị và cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất 6 tháng. Sử dụng sữa công thức và các thực phẩm khác trước thời gian này làm tăng nguy cơ của nhiễm HIV của bé. Bạn có thể cho bé ăn dặm sau 6 tháng.

Bạn nên cho con xét nghiệm HIV ngay sau khi sinh và nên làm lại một lần nữa vào khoảng 4 đến 6 tuần sau đó. Nếu kết quả không khả quan, bé nên được kiểm tra lần nữa sau 18 tháng hoặc khi bé cai sữa mẹ để kiểm soát tình trạng nhiễm HIV của bé. Bạn nên nói chuyện với bác sĩ và khám theo hẹn để đảm bảo con được điều trị đúng và đầy đủ.

Hiểu rõ những thông tin về HIV sẽ giúp mẹ ngăn ngừa lây nhiễm HIV sang con. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, bạn hãy trực tiếp liên hệ bác sĩ được để hỗ trợ và điều trị cần thiết nhé.

Bạn có thể xem thêm:

  • Điều trị lọc máu có khiến bạn nhiễm HIV/AIDS
  • 6 điều ngộ nhận về HIV/AIDS làm tăng khả năng gây nhiễm
  • Một người thường bị nhiễm HIV/AIDs bằng cách nào?

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Không thể bỏ qua cách làm chả giò giòn ngon khó cưỡng

(26)
Chả giò là một trong những món ăn truyền thống và phổ biến của người Việt Nam. Đây là một món ăn bình dị, rất đặc biệt. Không chỉ phổ biến trong ... [xem thêm]

Bà bầu uống trà kombucha: Dùng sao cho tốt?

(46)
Trà kombucha là một loại thức uống lên men từ trà đen và đường, có vị chua ngọt tự nhiên, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Thức uống này có nhiều ... [xem thêm]

Bà bầu bị chảy máu cam có bất thường không?

(39)
Chảy máu cam là chuyện thường gặp ở các mẹ bầu, đặc biệt là ở giai đoạn từ tháng thứ 4 trở về sau. Khoảng 20% bà bầu bị chảy máu cam, trong khi ở ... [xem thêm]

Bất ngờ với các công dụng của diệp hạ châu

(86)
Diệp hạ châu hay Phyllanthus niruri là một loại thực vật ở các khu vực ven biển. Lá và quả của nó được sử dụng làm thuốc.Thảo dược diệp hạ châu ... [xem thêm]

10 phương thuốc tự nhiên giúp chữa trị u xơ tử cung

(69)
Bạn đang bị những triệu chứng u xơ tử cung hành hạ? Hãy tham khảo và áp dụng ngay những phương thuốc tự nhiên chữa trị u xơ tử cung mà Hello Bacsi giới ... [xem thêm]

Sự thật về ảnh hưởng của quả mít với mẹ bầu

(71)
Trong giai đoạn mang thai, sản phụ cần phải thận trọng với bất kỳ loại thực phẩm nào và quả mít cũng không ngoại lệ. Nhiều người cho rằng ăn mít trong ... [xem thêm]

Ảnh hưởng của u xơ tử cung đến quá trình mang thai và sinh nở

(34)
Ảnh hưởng của u xơ tử cung có thể khiến bạn khó thụ thai hơn so với bình thường cũng như gặp một vài vấn đề trong quá trình mang thai.U xơ tử cung là sự ... [xem thêm]

Những điều bạn cần biết về bệnh hen phế quản dạng ho

(42)
Bạn được bác sĩ chẩn đoán là mắc bệnh hen phế quản dạng ho nhưng không biết bệnh đó là gì? Để hiểu rõ hơn về bệnh này, bạn hãy đọc bài viết của ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN