4 thang đánh giá sự phát triển của bé

(4.5) - 73 đánh giá

Ngày sinh ra đời chính là khoảnh khắc mà “cuộc đua” của mỗi bé chính thức bắt đầu. Chắc chắn rằng hầu hết cha mẹ sẽ rất thất vọng nếu bé không thể hiện tốt trong “cuộc đua” của mình ngay từ điểm xuất phát. Nếu biểu đồ phát triển của bé thể hiện rằng bé sẽ bắt đầu có sự chuyển mình rõ rệt sau 10 tuần tuổi, tại sao các bé khác lại không đạt mục tiêu này trước khi được 12 tuần? Nếu đa số các bé khác nằm trong xe đẩy có thể nắm được một món đồ vật ở 3 tuần tuổi rưỡi, tại sao con của bạn không thể làm được vào lúc này? Nếu ông bà bé khăng khăng rằng trẻ con thường có thể tự ngồi khi được 5 tháng tuổi, tại sao con bạn vẫn ngã sụp xuống đất khi bé được 6 tháng tuổi?

Bạn nên biết rằng mỗi bé sẽ phát triển với một tốc độ khác nhau. Một vài điểm khác biệt thường có nguyên nhân nằm ở bản chất hơn là do quá trình nuôi dưỡng. Mỗi cá nhân sinh ra dường như đã được “lập trình” để cười, nâng đầu, ngồi và đi những bước đi đầu tiên ở một độ tuổi nhất định. Nghiên cứu cho rằng rất khó để rút ngắn thời gian biểu của sự phát triển ở bé, nhưng quá trình đó có thể làm bị chậm lại bằng nếu bé có chế độ ăn kém dinh dưỡng, thiếu cơ hội hay sự khuyến khích hoặc bố mẹ không khiến bé cảm nhận đủ tình yêu thương và sự quan tâm.

Sự phát triển ở trẻ em thường được chia ra làm 4 khía cạnh khác nhau như sau:

Xã hội

Mức độ sẵn sàng học cách để cười, bập bẹ và phản hồi lại giọng nói và khuôn mặt của người khác sẽ giúp bạn nhận ra bé có phải là một người dễ gần gũi và hòa đồng hay không. Một vài bé bản chất rất e dè, một vài bé khác lại hoà đồng hơn nhưng sự trì hoãn trong khía cạnh này sẽ giúp chúng ta nhận biết liệu bé có bị vấn đề thị lực hay thính giác, hay liên quan đến sự phát triển về mặt trí tuệ hay cảm xúc hay không.

Ngôn ngữ

Một đứa bé có lượng từ vựng lớn ở độ tuổi còn rất nhỏ hay đã biết nói thành cụm hoặc thành câu trước thời điểm thông thường sẽ có khả năng phát triển ngôn ngữ tốt. Tuy vậy, những bé ra hiệu bằng tay hay lẩm bẩm để thể hiện yêu cầu của mình khi đã hai tuổi vẫn sẽ bắt kịp và làm tốt như những bé khác. Việc bé có khả năng ngôn ngữ tốt cỡ nào thường được đánh giá bằng việc bé tiến bộ nhanh hơn thay vì việc bé nói tốt cỡ nào. Những bé hiểu “mọi thứ” nhưng ít khi nói không có nghĩa là các bé sẽ chậm phát triển hơn những bé khác. Sự phát triển chậm ở khía cạnh này sẽ cho thấy những vấn đề về thị lực hay thính giác, vậy nên các bậc phụ huynh cần chú ý đưa bé đến chuyên gia để sớm đánh giá và giải quyết các vấn đề mà bé mắc phải.

Thể chất

Một vài bé rất năng động về mặt thể chất ngay từ khi sinh ra: bé bật dậy và tự ngồi một mình, đứng lên ngồi xuống hay biết đi rất sớm và thường khoẻ mạnh về mặt thể chất hơn những bé khác. Nhưng cũng có những trường hợp phát triển muộn hơn nhưng cuối cùng vẫn rất xuất sắc trên sân banh hay sân tennis. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ cần chú ý phân biệt những bé phát triển thể chất muộn, không gặp trở ngại thể chất hay sức khoẻ trong quá trình phát triển mà chỉ đơn giản là phát triển chậm hơn mà thôi.

Linh hoạt khi sử dụng tay

Sự phối hợp nhịp nhàng giữa mắt và tay, hành động với tới hay nắn bóp một món đồ vật trước độ tuổi tiêu chuẩn sẽ cho thấy rằng bé có năng khiếu với tay của mình. Tuy nhiên, bé phát triển muộn hơn ở khía cạnh này không có nghĩa là bé sẽ kém cỏi hơn sau này.

Những dấu hiệu chỉ ra sự phát triển trí tuệ của bé như sức sáng tạo, óc hài hước, kỹ năng giải quyết vấn đề thường không thể hiện rõ cho tới cuối năm đầu và đầu năm hai. Nhưng cuối cùng, nếu được cha mẹ tạo nhiều cơ hội, sự động viên và sự thúc đẩy, các tài năng thiên bẩm của bé sẽ kết hợp lại và giúp bé phát triển thành người mà bé mong muốn như hoạ sĩ tài năng, thợ máy, nhà đầu tư, thầy giáo, v.v…

Mặc dù các bé phát triển với những tốc độ khác nhau, nhưng nếu không có những cản trở trong môi trường hay thể chất, bạn cần chú ý tới 2 tiêu chuẩn cơ bản sau: Thứ nhất, bé sẽ phát triển từ đầu đến chân. Bé sẽ biết cách nâng đầu dậy trước khi giữ lưng thẳng đứng để tự ngồi và giữ lưng thăng bằng để ngồi trước khi tự đứng trên đôi chân của mình. Thứ hai, bé sẽ phát triển từ trong ra ngoài. Bé sẽ sử dụng cánh tay trước khi sử dụng bàn tay, bàn tay trước ngón tay. Sự phát triển này đi lên theo chiều hướng từ đơn giản đến phức tạp.

Một khía cạnh khác của sự học hỏi của bé nằm ở sự tập trung cao độ để học một kỹ năng nào đó. Bé có thể không hứng thú với việc bập bẹ nói trong khi lại rất thích học cách bật người dậy. Một khi bé lĩnh hội được một kỹ năng nhất định, bé sẽ chuyển sang học hỏi phát triển kỹ năng khác và có thể sẽ quên đi kỹ năng cũ đã học, ít nhất là tạm thời. Cuối cùng, bé sẽ có thể kết hợp tất cả những kỹ năng khác nhau và sử dụng chúng một cách ngẫu nhiên và linh hoạt. Nhưng trong hiện tại, bạn đừng lo lắng nếu bé hay quên những gì vừa mới học hay nhìn bạn một cách “vô hồn” khi được yêu cầu thể hiện một kỹ năng đã học nào đó.

Bất kể tốc độ phát triển của con bạn nằm ở đâu, những thứ bé đạt được ở năm đầu tiên luôn rất đáng nể. Hãy tận hưởng quãng thời gian này và cho bé thấy bạn rất quan tâm và hạnh phúc vì điều đó. Bằng cách chấp nhận quá trình phát triển, hãy cho bé thấy bạn hài lòng với “kế hoạch phát triển” của riêng bé. Bạn cần tránh so sánh con với những đứa bé khác hay với một tiêu chuẩn phát triển nào đó. Biểu đồ phát triển hằng tháng trong sách không phải được in ấn ra nhằm kích thích sự đố kỵ của các bậc cha mẹ khi con họ không phát triển bằng mức tiêu chuẩn được đề ra. Thay vào đó, biểu đồ đó sẽ cho cha mẹ thấy được quá trình phát triển của bé hiện ở mức bình thường để cha mẹ chắc chắn rằng bé không gặp phải bất cứ vấn đề nào cần được hỗ trợ từ cha mẹ và các chuyên gia.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cách đi bộ nhanh giúp bạn tăng cường sức khỏe

(47)
Đi bộ nhanh là bài tập cường độ cao bạn có thể thực hiện tại nhà mà không cần đến phòng tập để sử dụng các thiết bị hỗ trợ. Bài tập với 30 ... [xem thêm]

Giảm đau hiệu quả với 11 loại thực phẩm sau đây

(41)
Những cơn đau thường đem lại cảm giác không dễ chịu chút nào. Bạn cảm thấy chán nản khi phải uống thuốc giảm đau nhanh mỗi khi lên cơn đau đầu, đau dạ ... [xem thêm]

Dạy trẻ sử dụng Internet an toàn để không hối hận vì lơ là việc này

(18)
Cuộc sống ngày càng hối hả và bận rộn khiến nhiều người không còn nhiều thời gian để quan tâm đến việc dạy cho con các giá trị đạo đức. Thật ra, dù ... [xem thêm]

Mẹo khiến việc uống nước thú vị hơn!

(93)
Nhiều loại đồ uống chứa nhiều đường thì lại ít hoặc không có chất dinh dưỡng, còn có những loại nhiều dinh dưỡng thì lại dư chất béo và calo. Sau ... [xem thêm]

Bí quyết giúp bạn chăm sóc sức khỏe xương khớp tuổi 30

(14)
Để làm chậm quá trình loãng xương khi bước vào độ tuổi 30, bạn hãy chú ý chăm sóc sức khỏe xương khớp càng sớm càng tốt nhé!Bộ xương đóng nhiều vai ... [xem thêm]

Hiểu đúng về quấy rối tình dục

(21)
Ở Việt Nam, tuy vẫn chưa có con số cụ thể thống kê về vấn đề quấy rối tình dục, nhưng qua các phương tiện truyền thông đại chúng và các nguồn tin ... [xem thêm]

10 cách hạn chế hấp thu chất béo từ sữa

(54)
Nhóm thực phẩm làm từ sữa bao gồm sữa, sữa chua, pho mát cung cấp canxi, vitamin D, kali, protein và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác cho sức khỏe bạn. Tuy ... [xem thêm]

5 cách chọn trứng gà ngon

(92)
Có nhiều cách chọn trứng gà ngon để bạn tận dụng hết giá trị dinh dưỡng của món ăn phổ biến này.Dù bạn có thể bảo quản trứng gà ở tủ lạnh trong ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN