4 nguyên nhân khiến bạn bị đau đầu khi có kinh

(4.21) - 41 đánh giá

Bạn có thể cảm thấy lo lắng khi thường xuyên bị đau đầu trong thời gian hành kinh mà không hiểu lý do vì sao. Vậy những nguyên nhân khiến bạn bị đau đầu khi có kinh là gì?

Chứng đau đầu khi có kinh thường là do nhiều nguyên nhân khác nhau khiến bạn cảm thấy trán mình như có một sợi vải buộc chặt. Bạn cũng có thể bị đau đầu sau kỳ kinh nguyệt do mất máu hoặc giảm nồng độ chất sắt.

Trong số các nguyên nhân khiến bạn đau đầu khi có kinh thì đau đầu và đau nửa đầu do thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ hành kinh là phổ biến. Tuy nguyên nhân gây ra chứng đau đầu và đau nửa đầu khi có kinh là giống nhau nhưng các triệu chứng của chúng là khác nhau.

Bạn hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân khiến bạn đau đầu khi hành kinh để có cách điều trị hợp lý nhé.

1. Thiếu máu do thiếu sắt gây đau đầu khi có kinh

Thiếu máu do thiếu sắt trong thời kỳ hành kinh có thể khiến bạn bị đau nửa đầu, đau đầu và có xu hướng nặng lên. Tình trạng này làm cho nồng độ oxy trong máu thấp gây tổn hại năng lượng mà não bạn có thể sử dụng và làm bạn kiệt sức cả về tinh thần lẫn thể chất.

Tình trạng thiếu máu thiếu sắt do mất máu kinh nguyệt cấp tính cũng có thể gây ra chứng đau nửa đầu kinh nguyệt, thường xảy ra ở gần cuối chu kỳ kinh nguyệt. Một số người đã đặt tên cho chứng đau này là một loại đau nửa đầu mới.

Chứng đau nửa đầu kinh nguyệt có thể là một sự kết hợp của các yếu tố như suy giảm estrogen, thiếu máu do thiếu sắt và nồng độ serotonin thay đổi.

Sự suy giảm nồng độ estrogen được cho là gây ra chứng đau nửa đầu ngay trước hoặc trong những ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt. Trong khi đó, thiếu máu do thiếu sắt là tác nhân tiềm ẩn của chứng đau nửa đầu xảy ra trong vài ngày cuối của chu kỳ kinh nguyệt.

Thiếu máu do thiếu sắt khá nguy hiểm. Vì thế, bạn nên đến gặp bác sĩ để làm các xét nghiệm khi thấy mình mệt mỏi, chóng mặt, da nhợt nhạt, khó thở… Bạn cũng nên cung cấp cho cơ thể đủ chất sắt qua các thực phẩm giàu dinh dưỡng hoặc những loại thuốc bổ sung sắt giúp giảm tình trạng thiếu máu.

2. Hội chứng tiền kinh nguyệt

Hội chứng tiền kinh nguyệt cũng có thể khiến bạn bị đau đầu do sự suy giảm estrogen và progesterone xảy ra trước khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt.

Một yếu tố khác cũng có thể khiến bạn bị đau đầu trước kỳ kinh nguyệt do sự suy giảm serotonin trong não làm các mạch máu co lại khiến bạn bị đau đầu.

Trước chu kỳ kinh nguyệt, nồng độ estrogen giảm làm cho mức độ serotonin giảm gây ra các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt. Nếu mức serotonin của bạn giảm trong chu kỳ kinh nguyệt, bạn sẽ dễ bị đau đầu khi có kinh hơn.

Ngoài đau đầu, các triệu chứng của tiền kinh nguyệt cũng có thể khiến bạn thèm ăn, bầu vú mềm và sưng, hay quên, rối loạn giấc ngủ, đau cơ, lo lắng, căng thẳng, phiền muộn…

3. Đau đầu khi có kinh do estrogen và progesterone

Sự thay đổi nồng độ hormone có thể khiến bạn bị đau đầu trước, trong và sau chu kỳ kinh nguyệt của mình. Những hormone này là estrogen và progesterone điều chỉnh nhiều chức năng của cơ thể bạn.

Estrogen là hormone sinh dục nữ. Hormone này đi qua dòng máu truyền thông điệp đến các bộ phận khác nhau của cơ thể. Nồng độ estrogen tăng giữa chu kỳ kinh nguyệt của bạn để kích hoạt sự giải phóng trứng. Progesterone là một hormone quan trọng khác. Mức độ tăng của hormone này giúp cho việc cấy trứng vào tử cung.

Sau khi trứng rụng (trứng được phóng ra khỏi buồng trứng) thì nồng độ hormone suy giảm. Mức estrogen và progesterone sẽ giảm xuống mức thấp nhất ngay trước kỳ kinh của bạn khiến cho bạn dễ bị đau đầu.

4. Chứng đau nửa đầu kinh nguyệt

Đau đầu do nội tiết tố và đau nửa đầu kinh nguyệt đều gây ra bởi sự thay đổi hormone nhưng hai loại này có sự khác biệt liên quan đến mức độ nghiêm trọng của các cơn đau đầu.

• Đau đầu do nội tiết tố: Chứng đau đầu do nội tiết tố có thể từ nhẹ đến trung bình và gây đau nhức hoặc đau nhói. Cơn đau đầu khi có kinh gây phiền toái và khó chịu nhưng không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hàng ngày của bạn.

• Đau nửa đầu kinh nguyệt: Cơn đau nửa đầu kinh nguyệt có thể khiến cơ thể bạn bị suy nhược. Theo Tổ chức nghiên cứu về nhức đầu của Mỹ (National Headache Foundation), chứng đau nửa đầu kinh nguyệt làm ảnh hưởng đến khoảng 60% phụ nữ.

Chứng đau nửa đầu kinh nguyệt có thể khiến bạn bị đau nhói nghiêm trọng bắt đầu từ ở một bên trán và di chuyển sang bên còn lại. Cơn đau thường khiến bạn gặp khó khăn trong việc mở mắt, làm việc hoặc thậm chí là suy nghĩ. Các triệu chứng thường đi kèm với cơn đau là buồn nôn, nôn, nhạy cảm với âm thanh, nhạy cảm với ánh sáng.

Nếu bạn thường xuyên trải qua các cơn đau nửa đầu, bạn có thể dễ bị đau nửa đầu kinh nguyệt. Chứng đau nửa đầu kinh nguyệt khác với chứng đau nửa đầu thông thường ở chỗ là bạn sẽ dễ bị choáng váng hay chóng mặt.

Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu thấy chứng đau đầu và đau nửa đầu trong thời kỳ hành kinh xảy ra thường xuyên. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của cơn đau đầu mà bác sĩ sẽ kê toa thuốc hoặc áp dụng liệu pháp hormone để bạn giảm các triệu chứng đau đầu.

Bạn cũng nên đi khám bác sĩ khi thấy đau đầu kèm với các triệu chứng như rối loạn tâm thần, co giật, hoa mắt, tê liệt hoặc gặp khó khăn khi nói chuyện. Những triệu chứng này có thể không liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn mà là do các tình trạng sức khỏe nghiêm trọng khác.

Bên cạnh việc chữa trị cơn đau đầu khi có kinh theo chỉ định của bác sĩ thì bạn cũng nên kết hợp những phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh tại nhà để nhanh chóng khỏe mạnh hơn. Một số phương pháp điều trị bệnh tại nhà là tập luyện nhẹ nhàng, chườm lạnh, nghỉ ngơi đầy đủ, bổ sung caffeine, massage thư giãn, châm cứu, bổ sung vitamin… Bạn hãy luôn để ý đến sức khỏe của bản thân để có tinh thần luôn thoải mái và lạc quan nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

8 cách tự nhiên giúp bạn cân bằng nội tiết tố

(96)
Bạn có nhận thấy sự thay đổi trong cân nặng, cảm giác thèm ăn và tâm trạng của mình khi bị rối loạn nội tiết tố? Hãy tìm cách cân bằng nội tiết tố ... [xem thêm]

Tác dụng của sáp dưỡng ẩm Vaseline và lưu ý khi sử dụng

(33)
Sáp dưỡng ẩm Vaseline là loại sáp dầu khoáng thường được sử dụng như một chất làm mềm da và làm dịu vết bỏng. Tác dụng của vaseline là không thể ... [xem thêm]

Mãn kinh sớm: Bạn cần làm gì để vượt qua?

(80)
Phụ nữ mãn kinh sớm thường có nhiều nguy cơ mắc bệnh tim mạch, Parkinson, Alzheimer, rối loạn tâm thần, loãng xương… Vì vậy, bạn nên tìm cách ngăn ngừa ... [xem thêm]

Tại sao bạn chảy máu khi quan hệ?

(91)
Hầu hết phụ nữ bị chảy máu sau khi quan hệ đều cảm thấy rất lo lắng và bất an về sức khỏe của mình. Hello Bacsi sẽ giải đáp thắc mắc này để giải ... [xem thêm]

U xơ nang tuyến vú

(93)
Tìm hiểu chungU xơ nang tuyến vú là bệnh gì?Xơ nang tuyến vú hay còn gọi là u xơ nang tuyến vú, là một trong những dạng tổn thương lành tính thường gặp ở ... [xem thêm]

Viêm tuyến giáp Hashimoto

(91)
Tìm hiểu chungViêm tuyến giáp Hashimoto là bệnh gì?Viêm tuyến giáp Hashimoto là tình trạng hệ thống miễn dịch tấn công tuyến giáp, một tuyến nhỏ tại các cơ ... [xem thêm]

5 cách giúp bạn giảm mệt mỏi khi hành kinh

(14)
Giai đoạn tiền kinh nguyệt và hành kinh có thể khiến mức năng lượng giảm mạnh, dẫn đến cảm giác mệt mỏi uể oải cả ngày dài. Để giảm cảm giác mệt ... [xem thêm]

Chưa quan hệ tình dục có cần xét nghiệm tế bào cổ tử cung (Pap)?

(63)
Chắc hẳn sẽ có nhiều bạn nữ thắc mắc chưa quan hệ có bị ung thư cổ tử cung không. Để hiểu rõ nguy cơ và cách chủ động phòng ngừa căn bệnh này, cách ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN