4 loại mùi cơ thể báo động tình trạng sức khỏe

(3.57) - 13 đánh giá

Mỗi loại mùi cơ thể là đặc trưng riêng của mỗi người. Bạn khó phân biệt được mùi của mọi người vì chúng thường được loại bỏ bằng những mỹ phẩm khử mùi khác nhau. Tuy nhiên, ít ai biết rằng một số mùi cơ thể là triệu chứng của những căn bệnh hết sức nguy hiểm mà bạn có thể dựa vào chúng để phát hiện kịp thời.

Khi đổ mồ hôi do luyện tập hay ăn tỏi, cá,… thì cơ thể bạn sẽ toát ra những mùi hôi. Một lọ thuốc khử mùi, kem đánh răng hay thậm chí dùng nước rửa sẽ giúp bạn khử đi những mùi khó chịu trên cơ thể. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, điều này không hề đơn giản như vậy.

Nguyên nhân do đó là mùi đặc trưng của cơ thể nên bạn không thể nào loại bỏ một cách triệt để được. Trên thực tế, một vài loại mùi cơ thể còn là triệu chứng của những căn bệnh hết sức nguy hiểm. Vậy những loại mùi cơ thể nào mà bạn cần lưu ý?

Hơi thở có mùi trái cây là triệu chứng của bệnh tiểu đường

  • Theo các bác sĩ y khoa tại trung tâm bệnh tiểu đường Joslin ở Boston, loại mùi cơ thể này có thể là biến chứng của loại bệnh tiểu đường được gọi là diabetic ketoacidosis (DKA) – nhiễm ketone axit tiểu đường – xảy ra do lượng insulin trong cơ thể quá thấp hoặc quá nhiều đường trong máu. Có thể những người mắc tiểu đường loại 1 thường sẽ xuất hiện mùi này rõ rệt hơn so với người mắc tiểu đường loại 2.
  • Khi cơ thể không thể tạo ra đủ năng lượng cần thiết để duy trì hoạt động bình thường của các cơ quan trong cơ thể, nó sẽ bắt đầu phá vỡ các axit béo để tạo ra năng lượng. Điều này khiến cho các chất hóa học thuộc nhóm axit được gọi là ketone hình thành trong máu. Một trong số đó là acetone (thành phần tương tự như thuốc tẩy sơn móng tay) tạo ra “mùi trái cây” trong hơi thở của bạn.
  • Biến chứng DKA thường xảy ra đi kèm với các triệu chứng khác của bệnh tiểu đường như mệt mỏi, tầm nhìn bị mờ, giảm cân bất thường,… Trong hầu hết các trường hợp, mọi người đều xem nhẹ các triệu chứng này nên thường trì hoãn quá trình chẩn đoán và điều trị.
  • Vì vậy, nếu phát hiện hơi thở có mùi trái cây đi kèm với mệt mỏi, khô miệng, khó thở hoặc đau bụng thì bạn hãy đi khám sớm nhất có thể. Bạn cũng có thể đề nghị bác sĩ kiểm tra ketone trong máu trong quá trình khám.

Mùi chân thối là triệu chứng của bệnh nấm da chân

  • Nếu phát hiện vùng da quanh ngón chân bị khô, có vảy, đỏ và bỏng rộp thì nhiều khả năng bạn đang bị nấm da chân.
  • Chân của bạn cũng có thể tỏa ra mùi hôi do sự hiện diện của các vi khuẩn và nấm khiến cho da và các ngón chân bị ăn mòn. Khi đó, nếu bạn gãi chân rồi chạm tay vào các vùng khác trên cơ thể thì loại nấm ăn da này sẽ lan truyền vào các vị trí như nách hay vòm họng.
  • Nếu có loại mùi cơ thể này kết hợp với các triệu chứng bệnh nấm da chân, bạn có thể tự chữa tại nhà bằng cách sử dụng một số loại thuốc dạng xịt như Lotrimin hoặc Tinactin. Nếu sau hai tuần, bệnh vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn hãy đến gặp bác sĩ. Trường hợp không được điều trị sớm, bệnh có thể biến chứng sang các dạng khác nguy hiểm hơn như viêm tế bào.

Phân có mùi hôi là dấu hiệu của chứng kháng lactose

Khi ruột non không tạo ra đủ enzyme lactose thì nó sẽ không thể tiêu hóa lactose − một loại đường có trong các sản phẩm từ sữa. Lúc này, lactose sẽ bị đẩy trực tiếp vào ruột già thay vì qua máu. Khi đó, các khuẩn ruột sẽ lên men lactose, khiến cho phân có mùi hôi thối.

Nước tiểu có mùi khai nồng là triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu:

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể khiến cho nước tiểu có mùi hăng, nồng. Điều này xảy ra sau khi vi khuẩn (chủ yếu là E.coli) xâm nhập vào đường tiết niệu và niệu đạo. Sau đó, số lượng vi khuẩn sẽ tăng nhanh chóng trong bàng quang gây ra nhiễm trùng.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu phổ biến ở phụ nữ hơn đàn ông bởi vì niệu đạo của phụ nữ ngắn hơn. Thế nên, nếu bạn nhận thấy loại mùi cơ thể này kết hợp nước tiểu có vấn đề thì hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra kỹ lưỡng bạn nhé.

Hơi thở có mùi khó chịu là dấu hiệu của chứng ngưng thở khi ngủ

  • Nếu hơi thở vào buổi sáng liên tục có mùi hôi, thậm chí ngay cả khi bạn đánh răng thường xuyên, thì nhiều khả năng bạn đang đối mặt với chứng ngưng thở khi ngủ − một hiện tượng rối loạn xảy ra do hơi thở thi thoảng bị dừng khi bạn đang ngủ.
  • Ngưng thử khi ngủ có thể dẫn tới triệu chứng ngủ ngáy do bạn thở bằng miệng trong suốt cả đêm, dẫn đến môi bị khô và hơi thở có mùi vào buổi sáng.
  • Một lưu ý nữa là chứng này có thể khiến vi khuẩn có cơ hội sản sinh nhiều hơn, Khi vi khuẩn đạt tới một số lượng nhất định, chúng có thể sản xuất ra khí sulfu dioxit khiến hơi thở có mùi trứng thối.

Một số mùi hôi trên cơ thể có thể là dấu hiệu chứng tỏ bạn đang mắc một căn bệnh nào đó. Vì vậy, hãy đi khám ngay lập tức nếu gặp những vấn đề về mùi hôi như trên bạn nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Phát ban ở trẻ em: Bố mẹ đừng phát hoảng

(88)
Đột nhiên trên làn da của bé nhà bạn nổi những nốt ban hồng hoặc đỏ, ngứa nên làm con gãi liên tục, thậm chí kêu khóc. Phát ban ở trẻ đa phần chúng ... [xem thêm]

Nước uống tốt cho sức khỏe: Đừng vội tin những lời quảng cáo!

(54)
Nước chiếm đến 70% trọng lượng cơ thể người, thế nên các nhà sản xuất sẽ thu được khá nhiều lợi nhuận khi khai thác thị trường màu mỡ này. Trước ... [xem thêm]

Kẹo dẻo vitamin cho bé: Liệu có lợi bất cập hại?

(75)
Gần đây kẹo dẻo vitamin cho bé nổi lên như một hiện tượng và được các mẹ khá tin dùng. Tuy nhiên, những viên vitamin “kẹo gấu” đáng yêu đó có thực ... [xem thêm]

Bài tập luyện thể lực trong 10 phút

(50)
Hình: Bài tập luyện thể lực. Bạn có ít thời gian? Bạn không thích tập thể dục? Bạn quá mệt mỏi để tập sau khi làm việc? Bài tập luyện thể lực 10 ... [xem thêm]

Những biện pháp phòng tránh bỏng cho trẻ

(95)
Cơ thể của trẻ em còn rất mỏng manh nên dễ bị tổn thương do các tác nhân bên ngoài, đặc biệt là nhiệt độ. Nhiệt độ có thể gây nên các vết bỏng ... [xem thêm]

Hiến máu nhân đạo: Những điều quan trọng cần biết

(95)
Ngày 7/4 mỗi năm, mọi người lại cùng chung tay hiến máu nhân đạo. Tuy nhiên, bạn cần trang bị những kiến thức nào trước khi hiến máu?Hiến máu nhân đạo ... [xem thêm]

Thai nhi 35 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ

(99)
Giai đoạn phát triển của thai nhiThai nhi phát triển như thế nào?Bé lúc này có kích thước cỡ một quả dưa hấu, nặng khoảng 2,38kg và dài khoảng 46 cm. Với ... [xem thêm]

Ngứa nướu răng: Phòng ngừa sớm để tránh bệnh nha chu!

(82)
Tình trạng ngứa nướu răng có thể là dấu hiệu cho thấy nướu đang bị viêm, chấn thương hay có mảng bám. Vậy liệu có cách nào giúp bạn điều trị và ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN