Thai nhi 35 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ

(4) - 99 đánh giá

Giai đoạn phát triển của thai nhi

Thai nhi phát triển như thế nào?

Bé lúc này có kích thước cỡ một quả dưa hấu, nặng khoảng 2,38kg và dài khoảng 46 cm. Với kích thước này, sẽ không còn chỗ trong tử cung cho bé chuyển động. Vì thế, bé sẽ ít giẫy đạp hơn, nhưng nếu có thì sẽ đạp rất mạnh.

Chất béo đang được hình thành khắp cơ thể của bé, đặc biệt là xung quanh vai. Nếu bé ở vị trí đầu sinh trước, đầu của thai nhi sẽ nằm dựa trên xương mu của mẹ để chuẩn bị cho việc chuyển dạ.

Sự thay đổi trên cơ thể

Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào?

Trước đây, tử cung của mẹ được xương chậu bảo vệ hoàn toàn thì trong thời kỳ này lại lớn lên đến phần dưới khung xương sườn. Nếu mẹ có thể nhìn thấy bên trong tử cung, mẹ sẽ thấy rằng bé chiếm nhiều thể tích hơn so với phần nước ối. Việc tử cung phình to sẽ chèn ép lên các cơ quan nội tạng khác, đó là lý do tại sao mẹ sẽ phải đi tiểu thường xuyên hơn và có thể đối mặt với chứng ợ nóng và đau dạ dày. Nếu mẹ không phải vật lộn với những điều khó chịu này thì mẹ là một trong số ít những phụ nữ rất may mắn khi mang thai.

Những điều mẹ cần lưu ý là gì?

Đã bao giờ mẹ tự hỏi tại sao trẻ khóc nhiều khi chúng được sinh ra? Đó là bởi vì bé đã khóc ngay từ khi còn bên trong rồi. Điều này là sự thật. Theo các nhà nghiên cứu, bào thai ở ba tháng cuối thai kỳ đã có các hành động khóc: run cằm, mở miệng, hít sâu và thở ra, giật mình trước một tiếng ồn lớn và rung động ở gần bụng của mẹ. Phản xạ này phát triển từ sớm ngay cả ở những trẻ sinh non, vì vậy sẽ không quá ngạc nhiên khi các bé hoàn thiện kỹ năng này rất lâu trước khi ra đời.

Gặp bác sĩ

Mẹ nên nói gì với bác sĩ?

Dù sắp tới ngày sinh nhưng một số bé vẫn sẽ tiếp tục phát triển đều đặn cho đến tháng thứ mười. Nếu trường hợp này xảy ra, có thể bé quyết định ở với mẹ lâu hơn một chút. Mẹ nên hỏi bác sĩ những điều nên chuẩn bị khi trẻ sinh muộn. Tất nhiên, sẽ tốt hơn nếu bé quyết định rời khỏi tử cung đúng thời điểm mà không cần sự thúc đẩy nào.

Những xét nghiệm nào mẹ cần biết?

Mẹ sẽ dành hầu hết thời gian tại phòng khám bác sĩ trong tháng này. Những lần khám trong thời gian này sẽ có nhiều điều thú vị hơn – bác sĩ sẽ ước tính kích thước của em bé và thậm chí có thể dự đoán về thời gian mà bé ra đời. Tùy vào cách khám của bác sĩ và yêu cầu của mẹ, mẹ có thể thực hiện các xét nghiệm sau:

  • Đo cân nặng của mẹ (thường tăng chậm lại hoặc dừng)
  • Đo huyết áp của mẹ (có thể hơi cao hơn giai đoạn giữa thai kỳ)
  • Đo đường và đạm trong nước tiểu
  • Kiểm tra bàn tay và chân cho các dấu hiệu giãn tĩnh mạch
  • Kiểm tra tử cung (cổ tử cung của mẹ) để xem sự lu mờ (mỏng nong dần) và sự giãn nở (mở) tử cung bắt đầu
  • Đo chiều cao của đáy tử cung
  • Đo nhịp tim của thai nhi
  • Đo kích thước của thai nhi bằng cách nắn bụng từ bên ngoài. Qua xét nghiệm này, mẹ có thể biết được tương đối chính xác kích thước, hướng và vị trí của thai nhi.

Nếu có câu hỏi hoặc vấn đề nào mẹ muốn thảo luận, đặc biệt là những điều liên quan đến chuyển dạ và sinh nở, chẳng hạn như tần số và thời gian kéo dài của các cơn co thắt giả trước khi chuyển dạ và các triệu chứng khác mà mẹ đã trải qua, đặc biệt là những triệu chứng không bình thường.

Sức khỏe và an toàn

Mẹ cần biết những gì để đảm bảo an toàn trong thai kỳ?

Sử dụng chăn điện

Chăn điện là một món đồ rất tiện lợi và hoàn toàn an toàn cho bà mẹ. Tuy nhiên, mẹ cần chú ý chỉ để nhiệt độ vừa đủ ấm nhưng không quá cao để không bị bỏng hoặc làm tăng nhiệt độ cơ thể, điều này có thể gây nguy hiểm cho sự phát triển của bé.

Tư thế ngủ

Vào những tháng đầu của thai kỳ, mẹ có thể giữ thói quen nằm ngửa vì trọng lượng em bé chưa lớn lắm. Nhưng vào khoảng ba tháng giữa trong thai kỳ, khi bé phát triển và nặng hơn, mẹ nên chọn một tư thế ngủ khác.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Nguy hiểm khi bị chảy máu động mạch

(48)
Khi động mạch bị đứt, máu phun mạnh và chảy thành tia khi mạch đập được gọi là chảy máu động mạch. Đây là loại chảy máu nguy hiểm nhất bởi nó có ... [xem thêm]

Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Viện Huyết học Truyền máu Trung ương

(38)
Viện Huyết học Truyền máu Trung ương chính thức thành lập vào năm 2004 với tiền thân thuộc Bệnh viện Bạch Mai (thành lập năm 1984). Viện Huyết học Truyền ... [xem thêm]

Bạn đã biết tự yêu thương bản thân mình chưa?

(84)
Một trong những sức mạnh để có được hạnh phúc chính là việc yêu thương bản thân mình. Bài viết sẽ giúp bạn kiểm tra xem bạn đã yêu bản thân hay chưa, ... [xem thêm]

Cách sử dụng trà túi lọc chăm sóc cho đôi mắt sáng khỏe

(75)
Tận dụng bã túi trà lọc sau khi uống để đắp lên mắt cũng một trong những cách sử dụng trà túi lọc hiệu quả, không chỉ giúp mắt sáng khỏe mà còn giúp ... [xem thêm]

Nốt ruồi gây ung thư, tại sao?

(94)
Khi quan sát làn da của mình, đôi khi bạn thấy một nốt nhỏ hình tròn, màu tối, nhô lên hoặc không, bề mặt trơn láng, nốt này được gọi là nốt ruồi. Nốt ... [xem thêm]

Vì sao bạn không thể giữ thai sau thụ tinh ống nghiệm?

(37)
Trong thai kỳ, có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến việc mẹ bầu không thể giữ thai sau thụ tinh ống nghiệm thành công. May mắn là có các biện pháp giúp ngăn ... [xem thêm]

6 sai lầm của đàn ông trong hôn nhân

(71)
Trong cuộc sống, đôi khi những sai lầm nhỏ mà nếu bạn không tinh tế nhận ra thì đó cũng là nguyên nhân khiến cho cuộc hôn nhân của bạn tan vỡ đó. Đừng lo ... [xem thêm]

Bí quyết sớm có thai: Tránh và Nên ăn gì?

(70)
Để tăng cường khả năng mang thai, ngoài các yếu tố như chất lượng tinh trùng, chất lượng trứng, xác định ngày rụng trứng, v.v… thì một chế độ dinh ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN