Đột quỵ thường đến như một cú sốc, đột ngột và không lường trước được. Đột quỵ có thể làm thay đổi cuộc sống của người bệnh sau đó và thậm chỉ là cả người thân. Đột quỵ có thể “tấn công” sức khỏe bạn một cách ngẫu nhiên. Tuy nhiên, các yếu tố sau đã được chứng minh có thể làm tăng nguy cơ mắc đột quỵ.
1. Đột quỵ nhỏ và cơn nhồi máu não thoáng qua
Cơn nhồi máu não thoáng qua (TIA) là đột quỵ có thể phục hồi, thường gọi là đột quỵ nhỏ.
Đây là yếu tố nguy cơ lớn nhất có thể gây ra đột quỵ và là lời cảnh báo rằng bạn cần phải kiểm tra sức khỏe và có những sự thay đổi để đảm bảo không bị đột quỵ về sau.
2. Tiền sử gia đình về đột quỵ
Nếu bạn có thành viên gia đình từng bị đột quỵ, bạn có thể tăng nguy cơ đột quỵ do nếp sống, thói quen hoặc các yếu tố nguy cơ đột quỵ di truyền. Hãy đảm bảo là bạn báo với bác sĩ về tiền sử đột quỵ của gia đình.
3. Tiểu đường
Tiểu đường gây ra bệnh lý trong lớp lót thành các mạch máu trong cơ thể, bao gồm cả tim và não, làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch máu não, dẫn đến đột quỵ.
4. Tăng huyết áp
Huyết áp cao có thể gây ra bệnh về mạch máu tiến triển chậm trong cơ thể, bao gồm cả bệnh tim và não. Bệnh về mạch máu có thể thành huyết tắc hoặc nguy cơ huyết tắc trong khắp cơ thể. Điều này có thể dẫn đến sự phát triển của những mạch máu khiếm khuyết, mang hình dạng bất thường có thể bị vỡ nếu nó bị tác động bởi một sự thay đổi huyết áp lớn.
5. Cholesterol cao
Cholesterol cao có thể hủy hoại lớp áo trong của các mạch máu khắp cơ thể, bao gồm cả tim và não. Cholesterol có xu hướng hình thành và gây ra xơ cứng các mạch máu, làm tăng nguy cơ máu bị đóng cục trong mạch máu, cản trở việc cung cấp máu lên não.
6. Bệnh về mạch máu não
Bệnh về mạch máu não là tình trạng mạch máu cung cấp vận chuyển máu lên não bị hủy hoại.
7. Bệnh động mạch vành
Bệnh động mạch vành là khi mạch máu của tim bị tổn thương. Nó có thể hình thành những cục máu có thể di chuyển và kẹt lại tại mạch máu của não.
8. Bệnh van tim
Bệnh van tim có thể gây ra sự thay đổi trong dòng máu đi suốt cơ thể, làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông.
9. Nhồi máu cơ tim
Nhồi máu cơ tim là kết quả của việc thiếu máu lên não đột ngột. Sau khi phục hồi từ nhồi máu cơ tim, một số người có thể bị loạn nhịp tim hoặc suy tim.
10. Loạn nhịp tim
Loạn nhịp tim là khi tim đập không bình thường, làm tăng xác suất hình thành cục máu đông có thể đi vào não, làm tắc nghẽn các mạch máu trong não.
11. Suy tim
Cơ tim trở nên yếu đi, gây khó khăn trong việc bơm máu hiệu quả.
12. Bệnh động mạch cảnh
Mạch máu ở cổ gọi là động mạch cảnh. Nếu động mạch cảnh co hẹp lại hoặc bất thường, nó có thể làm máu đóng cục và di chuyển gây tắc nghẽn mạch máu não.
13. Bệnh tim bẩm sinh
Bệnh tim bẩm sinh có khi mới sinh cso thể gây ra rất nhiều vấn đề, bao gồm đột quỵ.
14. Nhiễm trùng/Viêm tim
Viêm nhiễm tại tim thường không phổ biến, nhưng nó có thể gây ra huyết khối, suy tim, và làm lan truyền sự nhiễm trùng hoặc viêm gây ảnh hưởng đến não.
15. Rối loạn xuất huyết
Khi xuất huyết bất thường, nó có thể dẫn đến mạch máu bị vỡ hoặc mạch máu trong não bị xuất huyết.
16. Rối loạn đông máu
Khi máu đông lại bất thường, nó có thể dẫn đến tạo những cục máu đông, được hình thành trong mạch máu não, hoặc những nơi khác trong cơ thể, di chuyển và làm tắc nghẽn tại não.
17. Mang thai
Với một số phụ nữ, mang thai làm tăng nguy cơ đông máu. Ngoài ra, một số các yếu tố nguy cơ liên quan đến đột quỵ khi mang thai bao gồm: tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh van tim, rối loạn tăng đông, bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh lupus, lạm dụng thuốc lá và các chất khác, và chứng đau nửa đầu
18. Thiếu máu hông cầu hình liềm
Thiếu máu hông cầu hình liềm gây ảnh hưởng đến đông máu và có thể gây đông máu vì do những tế bào hồng cầu có dạng hình liềm.
19. Bệnh tự miễn dịch
Một số rối loạn tự miễn dịch, như lupus, có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ bởi làm tăng khả năng mắc bệnh về mạch máu và hình thành cục máu đông.
20. Nhiễm trùng nghiêm trọng
Nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến việc hình thành cục máu đông, sự mất nước hoặc suy tim.
21. Phình mạch máu
Phình mạch máu là khi mạch máu có hình dạng bất thường, bệnh có thể xuất hiện từ khi lọt lòng. Mạch máu có thể rách khi huyết áp thay đổi quá mức hoặc do bệnh nặng.
22. Béo phì
Béo phì được thể hiện như một yếu tố nguy cơ đột quỵ, bệnh tim, cholesterol cao và tiểu đường.
23. Lối sống ít vận động
Thiếu vận động cơ thể thường xuyên có thể làm tăng béo phì, cholesterol cao, và tăng huyết áp, những bệnh về tim mạch.
24. AVM (Arteriovenous malformation – bệnh dị dạng động tĩnh mạch)
Dị dạng động tĩnh mạch là khi mạch máu bất thường có thể bị vỡ, gây ra đột quỵ xuất huyết, hoặc huyết khối gây ra đột quỵ nhồi máu não.
25. HIV
HIV và AIDS có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, viêm hoặc ung thư, tất cả đều làm tăng nguy cơ đột quỵ của bạn.
26. Biện pháp tránh thai
Các biện pháp tránh thai có thể làm tăng nguy cơ tạo cục máu đông, đặc biệt là với những người hút thuốc.
27. Căng thẳng
Căng thẳng gắn liền với việc tăng nguy cơ bị đột quỵ do ảnh hưởng đến sự lưu thông máu, huyết áp và nội tiết tố khắp cơ thể.
28. Hút thuốc
Hút thuốc gây ra những tổn thương nghiêm trọng đến lớp trong của mạch máu não đi khắp cơ thể.
29. Thuốc gây nghiện/Thuốc nguy hiểm
Thuốc phiện/Thuốc nguy hiểm đặc biệt là thuốc gây kích thích mạnh như cocain và methamphetamine. Chúng có thể gây ra sự co thắt đột ngột các mạch máu cung cấp lên não, gây gián đoạn nguồn cung cấp máu.
30. Ung thư
Ung thư làm tăng khả năng đột quỵ và tăng nguy cơ nhiễm trùng, viêm và tụ máu, là những yếu tố có thể dẫn đến một cơn đột quỵ.